Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn

bàn tỉnh Quảng Ninh

Theo Báo cáo số 7711/BC-TBMT ngày 20/12/2018 về kết quả công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường, tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như sau:

a) Tình hình giao đất, cho thuê đất, gia hạn sử dụng đất, thu hồi đất

Các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất được giải quyết kịp thời qua Trung tâm Hành chính công tỉnh, đúng thời gian giải quyết; Sở đã phối hợp với các địa phương tham mưu kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục dự án thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và danh mục các dự án nhà nước thu hồi đất trình Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua để đảm bảo giải quyết các thủ tục cho các dự án đầu tư.

Năm 2020, đã trình thuê đất cho 160 tổ chức kinh tế với diện tích 1.566,38 ha, giao đất cho 60 tổ chức kinh tế với diện tích 384,61 ha, thu hồi đất của 48 tổ chức kinh tế với diện tích 2908,11 ha (trong đó thu hồi do vi

phạm pháp luật đất đai 08 dự án với diện tích là 86,99 ha), gia hạn cho 35 tổ chức kinh tế với diện tích 790,08 ha.

Toàn tỉnh có 2.928 tổ chức kinh tế sử dụng đất đang sử dụng diện tích đất là 296.330 ha chiếm 47,96% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tỷ lệ sử dụng đúng mục đích được giao, thuê là 94,8%. Trường hợp tổ chức kinh tế sử dụng đất để cho thuê trái phép, cho mượn hoặc chuyển nhượng trái pháp luật chiếm tỷ lệ 2,9%

b) Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế

Quảng Ninh có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý, cấp GCNQSDĐ đối với loại đất này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Trước những khó khăn, vướng mắc trên, UBND tỉnh giao cho Sở TN&MT, Sở NN&PTNT rà soát và kiên quyết xử lý, thu hồi diện tích đất rừng mà các doanh nghiệp đã được giao nhận nhưng sử dụng không hiệu quả, giao cho các hộ dân có nhu cầu thật sự để sản xuất, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng từ đất rừng. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, đề nghị các đơn vị này rà soát diện tích đất đang quản lý sử dụng. Qua đó, lập hồ sơ điều chỉnh ranh giới giao đất và GCNQSDĐ đã cấp theo đúng diện tích thực tế đang quản lý. Bởi diện tích đất lâm nghiệp của tổ chức kinh tế chưa được cấp GCNQSDĐ là 86.554,16ha, tập trung chủ yếu là đất của 11 đơn vị đang sử dụng đất là các ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp, các tổ chức kinh tế được giao quản lý đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về giao đất giao rừng theo Thông tư 07/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang đôn đốc đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ đo vẽ hiện trạng quản lý sử dụng đất, cắm mốc ranh giới đối với các tổ chức kinh tế này để phục vụ công tác giao đất và cấp

GCNQSDĐ. Nhờ những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đất lâm nghiệp, đến hết 30-9 tỷ lệ cấp giấy đất lâm nghiệp đã đạt 87,49%, hoàn thành tiến độ theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ninh, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tỉnh Quảng Ninh đã có 1.951 tổ chức kinh tế được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 87 % số tổ chức kinh tế cần cấp giấy, số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là 2.556 giấy và diện tích đã cấp là 102.325 ha, đạt 85,02% diện tích cần cấp giấy. Riêng năm 2020, số hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là 326 hồ sơ tương ứng với 2030 giấy chứng nhận cấp cho các tổ chức kinh tế.

c) Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại tố cáo được quan tâm thực hiện thường xuyên, qua công tác tiếp công dân tích cực phổ biến pháp luật để người dân hiểu cơ chế chính sách qua đó, người dân rút đơn khiếu nại. Trong năm 2020, Sở đã tiếp 05 lượt công dân với tổng số 41 người; tiếp nhận và xử lý 195 đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu về lĩnh vực đất đai. Trong đó, đã hướng dẫn chuyển đơn 110 trường hợp, giải quyết xong 63 đơn, vận động rút đơn khiếu nại 09 trường hợp, số đơn còn lại đang trong giai đoạn giải quyết.

Công tác thanh tra, kiểm tra: Trên cơ sở Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Tỉnh và thực hiện chủ đề công tác năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 100 doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật, đất đai, môi trường, khoáng sản và đã ban hành 56 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 5,06 tỷ đồng. Ngoài ra tổ chức kinh tế thanh tra hành chính về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với Ủy ban nhân dân phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.

Thời gian gần đây, mô hình thủ tục hành chính công (TTHCC) của tỉnh Quảng Ninh thu hút nhiều đơn vị trong cả nước tới tham quan, học tập kinh nghiệm. Đây được xem là tín hiệu tích cực trong việc xây dựng một nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Kể từ khi được Chính phủ đồng ý cho thí điểm thành lập trung tâm hành chính công tỉnh và tỉnh Quảng Ninh đã chủ động đưa vào hoạt động 14 trung tâm hành chính công cấp huyện đến nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Quảng Ninh đã thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch của cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng công khai các thủ tục hành chính công, các dự án, quy hoạch; đổi mới quy trình, thủ tục giao dịch trong giải quyết công việc với công dân và doanh nghiệp.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi: Nghiên cứu trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.

- Thời gian: Thống kê, đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế sử dụng đất từ năm 2015 đến 2020.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 06 năm 2020 - tháng 06 năm 2021.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý và hiện trạng sử dụng đất phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long

Nội dung 2. Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long

Nội dung 3: Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long

Nội dung 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra thu thập thông tin thứ cấp về công tác quản lý đất đai như: số liệu về giao đất, thuê đất của các tổ chức kinh tế tại phòng Quy hoạch kế hoạch và Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Số liệu về xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thu thập tại phòng Đo đạc Bản đồ - Quy hoạch Kế hoạch thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.

- Số liệu về tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại phòng Quy hoạch Kế hoạch thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.

- Số liệu về Đăng ký đất đai, thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm và định kỳ, số liệu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế thu thập tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.

- Số liệu về Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai thu thập tại phòng Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra bằng bảng hỏi

Số lượng mẫu chọn để điều tra, phỏng vấn:

+ Đối với cán bộ: điều tra 10 cán bộ làm công tác chuyên môn bao gồm: địa chính phường (3 người), cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (3 người), Văn phòng Đăng ký đất đai (2 người); Cán bộ làm việc ở Chi cục quản lý đất đai (2 người),

+ Đối với người dân: điều tra 60 người trên địa bàn phường Bãi Cháy + Đối với tổ chức kinh tế: Điều tra 30 tổ chức kinh tế trên địa bàn

phường Bãi Cháy từ năm 2015 đến năm 2020 trên cơ sở kết quả giao đất, thuê đất cho các tổ chức do Sở Tài nguyên và môi trường và Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố quản lý.

2.3.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Áp dụng phương pháp so sánh này để đánh giá việc áp dụng các chính sách về quản lý đất đai cho các tổ chức kinh tế cũng như tác động của chính sách quản lý của Nhà nước đến việc quản lý, sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế những mặt đã làm được và mặt chưa làm được.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích, xử lý, tính toán và tiến hành so sánh từ đó đưa ra, làm rõ các vấn đề trong thực trạng của địa phương. Các số liệu trong báo cáo được xử lý với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính Microsft Office Excel, Microsft Office Words,...

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Phường Bãi Cháy nằm ở phía Tây thành phố Hạ Long có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp phường Giếng Đáy và xã Lê Lợi. - Phía Nam giáp vịnh Hạ Long.

- Phía Đông giáp phường Hồng Gai, phường Cao Xanh, phường Yết Kiêu.

- Phía Tây giáp phường Hùng Thắng.

3.1.1.2. Địa hình: Phường Bãi Cháy mang đặc trưng của địa hình vùng đồi núi ven biển với các dải đất bằng đan xen vào đó là những khu đồi thấp. Địa hình phường chạy dài từ phía Bắc xuống phía Nam phường Bãi Cháy.

3.1.1.3. Khí hậu: Khí hậu của phường Bãi Cháy mang đặc trưng khí hậu vùng ven biển, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 22,90C, giao động từ 16,70C đến 28,60C, mùa hè nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới 38,80C, mùa đông nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống tới 50C. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ đạt 15-20% lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 84%, cao nhất có tháng đạt 90%, thấp nhất chỉ đạt 67%.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Phường Bãi Cháy là giải đất hẹp với tổng diện tích 1782.74ha gồm các loại đất:

- Đất bằng: Là địa bàn phân bố các khu dân cư, đất này có sự phân tầng rõ rệt thể hiện sự khác nhau giữa các lớp đất bồi tụ.

- Đất đồi núi chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, xám vàng, trên xa thạch lẫn cuội kết, thành phần cơ giới thịt nặng, nằm giải rác trên các khu đồi cao.

3.1.1.5. Tài nguyên Du lịch

Bãi Cháy là một trong 20 Phường của TP. Hạ Long bên cạnh một kỳ quan nổi tiếng thế giới Vịnh Hạ Long đã 2 lần vinh dự được UNESCO công nhận danh hiệu di sản thế giới có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mỹ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên Vịnh có nhiều đảo đá, hang động, bãi tắm cảnh quan kỳ vĩ thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Là phường trung tâm không sát với Vịnh nhưng phường lại có lợi thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật với các loại hình dịch vụ đa dạng như cung cấp hàng tiêu dùng, dịch vụ nhà hàng khách sạn…

Ngoài ra, phường Bãi Cháy là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đặc biệt là truyền thống cách mạng của công nhân nghề mỏ. Là địa phương nằm trong quần thể vịnh Hạ Long được thiên nhiên ưu đãi một cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng. Với những lợi thế đó người dân Bãi Cháy đã xây dựng nên một truyền thống văn hiến, một nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Thành quả lao động qua các thế hệ đã để lại nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng quý giá.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

Bãi Cháy nằm trong vùng có lượng mưa lớn trung bình 2016 mm/ năm. Do địa hình dốc ra phía Vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc vào các mùa trong năm. Về mùa khô nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

Tầng nước ngầm có trữ lượng không nhiều, có thể khai thác nước ngầm bằng cách khoan giếng ngầm có độ sâu từ 100 đến 120m. Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong phường chủ yếu là nguồn nước cung cấp của thành

phố Hạ Long tuy nhiên một số khu vực vẫn còn tình trạng thiếu nước vào mùa khô. Đây là vấn đề rất quan trọng cần quan tâm bảo đảm đời sống sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế của nhân dân trong phường.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh của tỉnh, thành phố và sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn phường đặc biệt là các ngành dịch vụ, du lịch và công nghiệp chiếm ưu thế.

Bảng 3.1: Tình hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) 1, Tổng giá trị sản lượng 864.172,7 100,00 976.515,1 100 1.125.921,9 100,00 112.342,4 113,00 149.406,8 115,30 Nông nghiệp 71.726,3 8,30 64.840,6 6,64 62.713,9 5,57 -6.885,7 90,40 -2.126,7 96,72 Công nghiệp - TTCN 286.386,8 33,14 330.257,4 33,82 386.303,8 34,31 43.870,6 115,32 56.046,4 116,97 Dịch vụ thương mại 506.059,6 58,56 581.417,1 59,54 676.904,3 60,12 75.357,5 114,89 95.487,2 116,42 GDP 1.899.645,1 1.922.515,6 1.925.014,4 22.870,5 101,20 2.498,8 100,13 Dân số 25581 25596 25602 15 100,06 6 100,02 GDP bình quân/người 74,26 75,11 75,19 0,85 101,14 0,08 100,11

Tổng giá trị sản lượng năm 2019 đạt 976.515,1 triệu đồng tăng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 2020 (Trang 26)