3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý và hiện trạng sử dụng đất phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long
Nội dung 2. Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long
Nội dung 3: Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long
Nội dung 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra thu thập thông tin thứ cấp về công tác quản lý đất đai như: số liệu về giao đất, thuê đất của các tổ chức kinh tế tại phòng Quy hoạch kế hoạch và Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Số liệu về xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thu thập tại phòng Đo đạc Bản đồ - Quy hoạch Kế hoạch thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.
- Số liệu về tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại phòng Quy hoạch Kế hoạch thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.
- Số liệu về Đăng ký đất đai, thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm và định kỳ, số liệu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế thu thập tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.
- Số liệu về Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai thu thập tại phòng Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra bằng bảng hỏi
Số lượng mẫu chọn để điều tra, phỏng vấn:
+ Đối với cán bộ: điều tra 10 cán bộ làm công tác chuyên môn bao gồm: địa chính phường (3 người), cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (3 người), Văn phòng Đăng ký đất đai (2 người); Cán bộ làm việc ở Chi cục quản lý đất đai (2 người),
+ Đối với người dân: điều tra 60 người trên địa bàn phường Bãi Cháy + Đối với tổ chức kinh tế: Điều tra 30 tổ chức kinh tế trên địa bàn
phường Bãi Cháy từ năm 2015 đến năm 2020 trên cơ sở kết quả giao đất, thuê đất cho các tổ chức do Sở Tài nguyên và môi trường và Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố quản lý.
2.3.3. Phương pháp thống kê, so sánh
Áp dụng phương pháp so sánh này để đánh giá việc áp dụng các chính sách về quản lý đất đai cho các tổ chức kinh tế cũng như tác động của chính sách quản lý của Nhà nước đến việc quản lý, sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế những mặt đã làm được và mặt chưa làm được.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích, xử lý, tính toán và tiến hành so sánh từ đó đưa ra, làm rõ các vấn đề trong thực trạng của địa phương. Các số liệu trong báo cáo được xử lý với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính Microsft Office Excel, Microsft Office Words,...
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Phường Bãi Cháy nằm ở phía Tây thành phố Hạ Long có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp phường Giếng Đáy và xã Lê Lợi. - Phía Nam giáp vịnh Hạ Long.
- Phía Đông giáp phường Hồng Gai, phường Cao Xanh, phường Yết Kiêu.
- Phía Tây giáp phường Hùng Thắng.
3.1.1.2. Địa hình: Phường Bãi Cháy mang đặc trưng của địa hình vùng đồi núi ven biển với các dải đất bằng đan xen vào đó là những khu đồi thấp. Địa hình phường chạy dài từ phía Bắc xuống phía Nam phường Bãi Cháy.
3.1.1.3. Khí hậu: Khí hậu của phường Bãi Cháy mang đặc trưng khí hậu vùng ven biển, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 22,90C, giao động từ 16,70C đến 28,60C, mùa hè nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới 38,80C, mùa đông nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống tới 50C. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ đạt 15-20% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 84%, cao nhất có tháng đạt 90%, thấp nhất chỉ đạt 67%.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Phường Bãi Cháy là giải đất hẹp với tổng diện tích 1782.74ha gồm các loại đất:
- Đất bằng: Là địa bàn phân bố các khu dân cư, đất này có sự phân tầng rõ rệt thể hiện sự khác nhau giữa các lớp đất bồi tụ.
- Đất đồi núi chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, xám vàng, trên xa thạch lẫn cuội kết, thành phần cơ giới thịt nặng, nằm giải rác trên các khu đồi cao.
3.1.1.5. Tài nguyên Du lịch
Bãi Cháy là một trong 20 Phường của TP. Hạ Long bên cạnh một kỳ quan nổi tiếng thế giới Vịnh Hạ Long đã 2 lần vinh dự được UNESCO công nhận danh hiệu di sản thế giới có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mỹ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên Vịnh có nhiều đảo đá, hang động, bãi tắm cảnh quan kỳ vĩ thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Là phường trung tâm không sát với Vịnh nhưng phường lại có lợi thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật với các loại hình dịch vụ đa dạng như cung cấp hàng tiêu dùng, dịch vụ nhà hàng khách sạn…
Ngoài ra, phường Bãi Cháy là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đặc biệt là truyền thống cách mạng của công nhân nghề mỏ. Là địa phương nằm trong quần thể vịnh Hạ Long được thiên nhiên ưu đãi một cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng. Với những lợi thế đó người dân Bãi Cháy đã xây dựng nên một truyền thống văn hiến, một nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Thành quả lao động qua các thế hệ đã để lại nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng quý giá.
3.1.1.6. Tài nguyên nước
Bãi Cháy nằm trong vùng có lượng mưa lớn trung bình 2016 mm/ năm. Do địa hình dốc ra phía Vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc vào các mùa trong năm. Về mùa khô nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
Tầng nước ngầm có trữ lượng không nhiều, có thể khai thác nước ngầm bằng cách khoan giếng ngầm có độ sâu từ 100 đến 120m. Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong phường chủ yếu là nguồn nước cung cấp của thành
phố Hạ Long tuy nhiên một số khu vực vẫn còn tình trạng thiếu nước vào mùa khô. Đây là vấn đề rất quan trọng cần quan tâm bảo đảm đời sống sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế của nhân dân trong phường.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh của tỉnh, thành phố và sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn phường đặc biệt là các ngành dịch vụ, du lịch và công nghiệp chiếm ưu thế.
Bảng 3.1: Tình hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Tiêu chí 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) 1, Tổng giá trị sản lượng 864.172,7 100,00 976.515,1 100 1.125.921,9 100,00 112.342,4 113,00 149.406,8 115,30 Nông nghiệp 71.726,3 8,30 64.840,6 6,64 62.713,9 5,57 -6.885,7 90,40 -2.126,7 96,72 Công nghiệp - TTCN 286.386,8 33,14 330.257,4 33,82 386.303,8 34,31 43.870,6 115,32 56.046,4 116,97 Dịch vụ thương mại 506.059,6 58,56 581.417,1 59,54 676.904,3 60,12 75.357,5 114,89 95.487,2 116,42 GDP 1.899.645,1 1.922.515,6 1.925.014,4 22.870,5 101,20 2.498,8 100,13 Dân số 25581 25596 25602 15 100,06 6 100,02 GDP bình quân/người 74,26 75,11 75,19 0,85 101,14 0,08 100,11
Tổng giá trị sản lượng năm 2019 đạt 976.515,1 triệu đồng tăng 112.342,4 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 13%. Điều đó cho ta thấy tốc độ phát triển kinh tế trong năm 2019 đã có sự hồi phục trở lại sau một thời gian dài nền kinh tế của cả nước nói chung và của Quảng Ninh nói riêng rơi vào giai đoạn suy thoái. Đến năm 2020, tổng giá trị sản lượng tăng trưởng là 15,3% (đây là tốc động tăng trưởng cao so với các đơn vị khác trong thành phố Hạ Long) tương ứng tăng 149.406,8 triệu đồng. Bình quân giai đoạn 3 năm, tổng giá trị sản xuất của toàn Phường phát triển với tốc độ bình quân là 14,1%. Với số liệu trong bảng 3.1 chỉ ra cho thấy, sự tăng trưởng của GO trong giai đoạn từ 2018 tới 2020 có sự đóng góp tăng trưởng của ngành Công nghiệp - TTCN và Dịch vụ, thương mại. Trong khi ngành Dịch vụ, thương mại tăng trưởng là 15,7% năm và ngành Công nghiệp - TTCN tăng trưởng 16,1% thì ngành nông nghiệp giảm bình quân 6,5% năm. Sự sụt giảm GO trong ngành nông nghiệp cũng dễ được giải thích bởi vì Phường không có nhiều điều kiện để sản xuất nông nghiệp (diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng thấp) trong khi đó tốc độ đô thị hóa ngày càng cao do sự phát triển của ngành du lịch, sự phát triển của dân số và lao động phi nông nghiệp. Như vậy sang năm giai đoạn này cơ cấu các ngành kinh tế được chuyển dịch theo chiều hướng nông nghiệp giảm dần, các ngành khác tăng lên.
Trong những năm qua tình hình kinh tế phường phát triển mạnh, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông được quan tâm đầu tư, các dự án trong nước và nước ngoài đang được triển khai, quá trình đô thị hoá thay đổi hàng ngày gắn liền với sự chuyển đổi kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là thương mại, dịch vụ, du lịch. Trên địa bàn phường hiện có một số công trình trọng điểm quốc gia như cảng xăng dầu B12, cảng biển nước sâu Cái Lân lớn nhất khu vực phía Bắc đang hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Hiện khu công nghiệp Cái Lân đang hoạt động rất
hiệu quả với nhiều mô hình liên doanh liên kết tạo ra lượng hàng hoá lớn với chất lượng đảm bảo, có uy tín như công ty dầu thực vật, nhà máy bột mỳ Cái Lân.
Biển ở Bãi Cháy không những tạo cho phường có lợi thế lớn về phát triển du lịch mà còn có tiềm năng lớn về phát triển cảng biển, giao thông đường thuỷ và công nghiệp sửa chữa, đóng mới tàu biển. Với hơn 8 km bờ biển, vùng biển rộng, có nhiều thuận lợi để giao lưu, hợp tác Quốc tế trong khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ, thương mại.
Những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, thành phố, nền kinh tế phường có mức tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ngành công nghiệp - dịch vụ du lịch, đây là ngành đem lại thu nhập chính cho người dân.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, thực trạng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn phường có mức tăng trưởng khá, ngành công nghiệp - dịch vụ tăng nhanh. Đặc biệt trong những năm qua khu vực kinh tế dịch vụ có bước tăng trưởng mạnh, tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương.
Ngành thương mại - dịch vụ đã có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện qua số lượng các đơn vị tham gia vào hoạt động du lịch ngày một tăng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Việc đầu tư nâng cao chất lượng quản lý khai thác sử dụng vịnh Hạ Long, mũi nhọn kinh tế - du lịch - dịch vụ đã mở ra nhiều triển vọng kết hợp với các hoạt động liên doanh liên kết có vốn đầu tư nước ngoài đã làm cho nguồn thu từ kinh tế thương mại tăng nhanh, các hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm, giải trí cũng phát triển mạnh.
Đất nông nghiệp bị thu hồi để giao cho các dự án thực hiện xây dựng khu công nghiệp và khu đô thị. Hầu hết những lao động này đã được chính quyền kết hợp với các ngành giải quyết chuyển đổi ngành nghề, nhanh chóng dần đi vào ổn định lao động sản xuất, đảm bảo đời sống.
Tuy nhiên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp vẫn có bước tăng trưởng đáng kể do việc khai thác hải sản, nhân dân đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất, đầu tư những phương tiện đánh bắt hiện đại để đánh bắt xa bờ. Ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng đang phát triển mạnh với nhiều mô hình vật nuôi có giá trị kinh tế cao, do đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đạt năng suất cao. Những năm qua tỷ trọng thu trong nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp vẫn phát triển.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của phường Trần Hưng Đạo luôn ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn phường có mức tăng trưởng khá, ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng dần, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh. Đặc biệt là trong khu vực kinh tế dịch vụ những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh, bước đầu đã khơi dậy và phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương.
* Dân số của Phường có 25.062 nhân khẩu, 8.325 hộ và được chia thành 12 khu phố, 103 tổ dân.
3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của phường Bãi Cháy
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của phường Bãi Cháy năm 2020 TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 1782,74 100,00
1. Nhóm đất nông nghiệp NNP 348,18 19,55
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 140,81 7,90
1.2. Đất lâm ngiệp LNP 195,71 10,98
1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 11,96 0,67
2. Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 1.343,98 75,39
2.1. Đất ở ODT 181,51 10,18
2.2. Đất chuyên dùng CDG 975,85 54,74
2.2. Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,26 0,07 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,25 0,01 2.5. Đất sông ngòi, kênh, rạch SMN 158,04 8,86 2.6. Đất có mặt nước chuyên
dùng NCD 27,06 1,52
3. Nhóm đất chưa sử dụng CSD 90,28 5,06
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 86,89 4,87
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 3,38 0,19
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long)
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Bãi Cháy 1782,74 ha bao gồm:
a. Nhóm đất nông nghiệp: 348,48 ha, chiếm 19,55% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 140,81 ha, chiếm 7,90 % diện tích tự nhiên - Đất lâm nghiệp: 195,71 ha, chiếm 10,98 % diện tích tự nhiên
- Đất nuôi trồng thủy sản: 11,96 ha, chiếm 0,67 % diện tích tự nhiên
b. Nhóm đất phi nông nghiệp: 1343,98 ha, chiếm 75,39 % diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất ở đô thị: 181,51 ha, chiếm 10,18% diện tích tự nhiên - Đất chuyên dùng: 975,85 ha, chiếm 54,74% diện tích tự nhiên
- Đất cơ sở tín ngưỡng: 1,26 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên
- Đất nghĩa trang nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng: 0,25 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối : 158,04 ha, chiếm 8,86% diện tích tự