Qui định về bảo hiểm trùng là đặc thù pháp lí cơ bản và chỉ áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, được xây dựa trên nguyên tắc chấp nhận bảo hiểm không vượt quá giá trị tài sản tham gia bảo hiểm, ngăn chặn sự trục lợi bảo hiểm của bên mua bảo hiểm bằng việc giao kết nhiều hợp đồng bảo hiểm, với số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm của tài sản bảo hiểm.
Khái niệm
Bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Pháp luật không cấm bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm trùng cho tài sản, bởi vì tuân theo quyền định đoạt của chủ sở hữu với tài sản, tức là chủ tài sản được quyền mua bảo hiểm cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đối với tài sản.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng
Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trùng là căn cứ vào nguyên tắc giới hạn quyền lợi có thể được bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có quyền kí kết
55
nhiều hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo cho quyền lợi đó, nhưng không thể thông qua việc kí kết nhiều hợp đồng bảo hiểm tài sản mà chủ thể này lại có thể được đảm bảo nhiều quyền lợi hơn quyền mà họ có, cũng như bù đắp bồi thường nhiều hơn những thiệt hại mà họ phải gánh chịu khi tài sản bị tổn thất. Khi bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm trùng tại các doanh nghiệp khác nhau, thì mỗi doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết, đảm bảo nguyên tắc tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế. Ví dụ: A có một chiếc ô tô ;ngày 29/9/2005 A mua bảo hiểm vật chất xe tại doanh nghiệp B với số tiền bảo hiểm là 1,1 tỷ đồng. Ngày 30/12/2006 A lại mua bảo hiểm chho xe ô tô này tại doanh nghiệp C với số tiền 900 triệu. Cả hai hợp đồng trên cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Ngày 20/4/2008 chiếc xe bị tai nạn (rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm), tổn thất toàn bộ. Giá trị chiếc xe được xác định giá trị tại thời điểm tổn thất là 800 triệu. Trong trường hợp này, xác định giá trị bồi thường của từng doanh nghiệp là: (số tiền một doanh nghiệp nhận bồi thường trên tổng số tiền các doanh nghiệp nhận) nhân với giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm bị tổn thất, theo công thức này doanh nghiệp B phải trả 440 triệu và doanh nghiệp C trả 360 triệu.
Đĩnh nghĩa về bảo hiểm trùng đã được ghi nhận trong các qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 và Bộ luật Hàng hải 2005. Tuy nhiên nội dung các qui định này đưa ra định nghĩa không thống nhất. Theo qui định của Điều 44, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, hợp đồng bảo hiểm trùng được hiểu là: “Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết Hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm”. Qua đó cho thấy, nội dung qui định này đã không đề cập đến dấu hiệu bảo hiểm cho “cùng một
56
quyền lợi bảo hiểm” hay cùng một phần quyền lợi bảo hiểm (mà có thể dẫn đến sự trùng lắp về quyền lợi được bảo hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ trục lợi bảo hiểm, do có khả năng được nhận bồi thường nhiều hơn một lần trên cùng một quyền lợi bảo hiểm), như là dấu hiệu đặc trưng cơ bản để phân biệt “bảo hiểm trùng” với quan hệ “đồng bảo hiểm”. Trong quan hệ “đồng bảo hiểm”, các hợp đồng bảo hiểm cùng tồn tại để chia sẻ rủi ro và bảo hiểm cho từng phần quyền lợi bảo hiểm, tổng số tiền bảo hiểm từ các hợp đồng không bao giờ vượt quá giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm, do không có trùng lặp về quyền lợi được bảo hiểm. Như vậy Điều 44, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 đã không phân biệt được bảo hiểm trùng với quan hệ đồng bảo hiểm.
Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trùng
Hợp đồng bảo hiểm trùng có các đặc điểm sau:
- Phải tồn tại từ hai Hợp đồng bảo hiểm tài sản trở lên.
- Các hợp đồng bảo hiểm phải bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm.
- Các hợp đồng bảo hiểm phải cùng bảo hiểm cho một quyền lợi bảo hiểm chung (hoặc một phần quyền lợi) mà có thể dẫn đến sự trùng lặp về quyền lợi được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tổng cộng vượt quá giá trị tài sản bảo hiểm.
- Các hợp đồng bảo hiểm phải bảo hiểm cùng một sự kiện bảo hiểm dẫn đến tổn thất cho đối tượng bảo hiểm điều này là bắt buộc nhằm đảm bảo khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, đồng thời có nhiều hợp đồng bảo hiểm phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường.
57