Lý thuyết Sự lựa chọn hợp lý: Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học, nhân học thế kỷ XVIII - XIX đại diện là các nhà xã hội học như: G.Simmel, Hormans, J.Elster. Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào việc cho rằng con người luôn hành động có chủ đích nhằm tối đa hóa lợi ích. Khi làm việc gì, người ta cũng suy nghĩ để lựa chọn phương án nhằm sử dụng các nguồn lực có được để đạt được kết quả tối đa với chi phi thấp nhất. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh sự cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng phương tiện tối ưu nào mà đạt được kết quả cao trong một điều kiện nguồn lực khan hiếm. Vận dụng lý thuyết này vào trong đề tài nghiên cứu để giải thích cho việc tại sao người lại lựa chọn khám chữa bệnh tại bệnh viện ĐKKV Hóc Môn, với mong muốn khi đến khám chữa bệnh tại đây liệu họ có đạt được hiệu quả tối đa trong khám chữa bệnh hay không, cần thấy rằng sự lựa chọn chỉ hợp lý trên cơ sở đánh giá các yếu tố, điều kiện khách quan của hành động từ phía bản thân chủ thể, từ góc độ chủ quan của người ra quyết định chứ khó có thể dựa vào những tính toán chính xác. Ngoài ra quan điểm về lựa chọn hợp lý sẽ được lồng ghép phân tích và vận dụng trong việc đưa ra các giải pháp cho một chiến lược phát triển dịch vụ khám chữa bệnh. Hơn nữa, các cá nhân còn là chủ thể của các hoạt động kinh tế - xã hội dựa trên sự lựa chọn hợp lý - một cách tiếp cận rộng rãi để đo lường, đánh giá được mức độ hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú của bệnh nhân. Việc lựa chọn các phương thức dịch vụ khám chữa bệnh khác nhau dựa trên sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, phù hợp với nguồn vốn sinh kế mà họ có, bối cảnh của họ đang sống và sự lựa chọn có mang lại hiệu quả sức khỏe cao, tinh thần có thoải mái, ổn định hay
không. Để qua đó, xây dựng mối liên hệ tác động qua lại giữa các biến số phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đây là một lý thuyết phù hợp với các loại hành vi mà con người hay lựa chọn trong đời sống hàng ngày, cụ thể là trong chăm sóc sức khỏe phục vụ cho đề tài nghiên cứu. [5]