khác ở Hải Dương
3.2.1. Các trung tâm sản xuất gốm thời Lê sơ ở Hải Dương
Thời Lê sơ (1428 – 1527) kéo dài gần 100, đây là giai đoạn chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền của nước đạt đến đỉnh cao về sự phát triển, xã hội ổn định, kinh kế phát triển thịnh vượng. Trong suốt các thời kỳ này, mặc dù Nhà Lê có những chính sách “trọng nông ức thương” hoặc “ bế quan tỏa cảng”, có những biến động về lịch sử xã hội, song nghề gốm Đại Việt nói riêng, ngành thủ công nghiệp
nói nói chung không ngừng phát triển và có những thành tựu rực rỡ. Biểu hiện rõ nhất là sự phát triển mạnh mẽ những trung tâm sản xuất gốm tại tỉnh Hải Dương.
Dựa vào vị trí địa lý và đơn vị hành chính ở Hải Dương, PGS.TS. Bùi Minh Trí đã chia các lò gốm ở Hải Dương thành hai trung tâm sản xuất gốm lớn đó là Trung tâm gốm Nam Sách và Trung tâm gốm Bình Giang. Trung tâm sản xuất gốm Nam Sách có 5 di chỉ sản xuất gồm: Chu Đậu, Mỹ Xá, Hùng Thắng, Linh Xá và Phì Mao (Quao). Trong đó, Linh Xá và Phì Mao là cơ sản xuất sành và đồ đất nung. Trung tâm Bình Giang cũng có 5 di chỉ chuyên sản xuất gốm men là Láo, Ngói, Cậy, Bá Thủy, Hợp lễ.
3.2.2. Mối quan hệ giữa Chu Đậu với di chỉ sản xuất gốm khác thời Lê sơ ở Hải Dương.
Như chúng ta đã biết vào thế kỷ 15-16, tại Hải Dương các nghề thủ công nghiệp đặc biệt là gốm sứ phát triển rất mạnh mẽ, các lò gốm lần lượt hình thành và phát triển. Bên cạnh Chu Đậu chúng ta còn thấy các lò gốm khác như: Mỹ Xá, Hùng Thắng (ở Nam Sách), Ngói, Cậy, Bá Thủy, Hợp Lễ (ở Bình Giang).
Cùng hình thành và phát triển trong một không gian và một khoảng thời gian nhất định, do vậy Chu Đậu với các lò gốm ở Hải Dương có mối quan hệ khá gần gũi. Điều đó được thể hiện trên các mặt như lò nung gốm, các loại hình, dòng men và kỹ thuật tạo chân đế, hoa văn…
Lò nung là một bằng chứng nói lên quy mô, cấu trúc của di chỉ sản xuất gốm. Việc nghiên cứu chúng rất quan trọng để biết được đặc trưng của các lò khác nhau. Tại Hải Dương có một số lò gốm còn tồn tại như lò Cậy, lò Quao cho chúng ta thấy lò gốm thường có các loại lò như lò cóc (Quao), lò bầu, lò đàn, lò đứng đốt trấu (đều thấy tại Cậy). Tuy nhiên phần lớn các di chỉ còn lại đều bị phá hủy do chiến tranh, do con người nên việc xác định kết cấu lò nung phải dựa vào những bằng chứng khảo cổ học. Dựa vào cuộc khai quật năm 1989 tại Hợp Lễ, năm 2002, 2014 tại Chu Đậu chúng ta đã phần nào hình dung ra được cấu tạo lò nung gốm thời Lê ở Hải Dương.
Những vết tích đã tìm thấy chúng ta có thể nhận định rằng các lò gốm thời kỳ này có kết cấu khá giống nhau, quy mô lò khá lớn. Theo ông Tăng Bá Hoành trong cuốn “gốm Chu Đậu” nhận định “lò gốm tại Chu Đậu là lò cóc”, nhưng theo những gì tìm thấy tại Chu Đậu năm 2014, PGS.TS. Bùi Minh Trí cho rằng với cấu trúc và kích thước của lò còn để lại cho thấy đây là loại lò bầu với cấu trúc hai phần thân lò và bầu lò với hệ thống mũi lửa, tường ngăn chia lửa….
Kết quả khai quật di chỉ Hợp Lễ năm 1989 cho thấy, lò gốm ở đó cũng là lò bầu có kích thước và quy mô lớn, hệ thống chia lửa,… Như vậy, có thể thấy được tính truyền thống, bảo tồn trong việc xây dựng lò, chồng, đốt sản phẩm của các nghệ nhân xưa.
Chu Đậu và Mỹ Xá cách nhau một con đê nhỏ mới đắp vào thế kỷ 20, nên có thể, trước đây, Chu Đậu và Mỹ Xá là một làng nghề? Phần lớn các dòng men, loại hình và kỹ thuật sản xuất của Mỹ Xá đều tìm thấy ở Chu Đậu và ngược lại, do vậy có thể khẳng định, Chu Đậu và Mỹ Xá có mối quan hệ rất mật thiết, hiện vật của hai di chỉ rất khó phân biệt vì chúng giống nhau từ hình dáng, chất liệu và màu men. Tuy nhiên, gốm Chu Đậu rất nổi tiếng còn gốm Mỹ Xá lại ít được nhắc đến.
Hùng Thắng cũng là một lò gốm ở Nam Sách, khá nổi tiếng với tên tuổi của nghệ nhân Đặng Huyền Thông. Tuy nhiên, nếu so sánh hai di chỉ này thì thấy sự chênh lệch nhau về chất lượng cũng như sự đa dạng trong cách trang trí. Gốm Hùng Thắng phong cách nghệ thuật và hoa văn trang trí đơn giản, thường mang tính dân gian hơn (văn dây lá cuốn cách điệu), chất liệu trung bình. Gốm Hùng Thắng phát triển vào thế kỷ 16, hiện vật vật đa số là những sản phẩm có chân đế rất thấp và hoa văn rất đơn giản, mộc mạc (trừ một số chân đèn do nghệ nhân Đặng Huyền Thông chế tác có sự tỉ mỉ cao). Trong khi đó, đề tài trang trí của gốm Chu Đậu phần lớn là những đề án hoa văn rất tỷ mỉ, đa dạng, chất liệu rất cao tạo xương gốm mịn, đanh, chắc, … Tuy nhiên, đến thế kỷ 16, gốm Hùng Thắng đã có sự học tập, kế thừa trực tiếp từ gốm Chu Đậu về hoa văn và loại hình hiện vật.
Hợp Lễ là một trong những lò nung gốm khá lớn của huyện Bình Giang, phát triển song song cùng với Chu Đậu. Nếu so về số lượng, quy mô thì hai lò gốm này
có quy mô như nhau, số lượng nhiều như nhau. Nhưng nếu so sánh về chất lượng thì gốm Chu Đậu có phần vượt trội hơn hẳn (xem PL.73-74). Khi nói về loại hình sản phẩm của hai lò này vừa có sự khác nhau vừa có sự giống nhau. Cụ thể: Khi nói về gốm men nâu chúng ta thấy tại Hợp Lễ tìm thấy khá nhiều có 3 loại chính như ngoài men nâu, trong men trắng, ngoài men nâu trong men trắng vẽ chỉ lam hoặc cả trong và ngoài đều phủ men nâu. Và ở Chu Đậu cũng tìm thấy các loại men nâu giống như vậy. Theo PGS.Bùi Minh Trí: Điều khác biệt rất rõ nhất để phân biệt hai lò gốm chính là kỹ thuật tạo chân đế và hoa văn trang trí. Với gốm Hợp Lễ, bát, đĩa thường có chân đế nhỏ và thấp và mép chân đế thường cắt khá vuông cạnh, về trang trí hoa văn gốm Hợp Lễ thường trang trí cành hoa nằm trong cánh sen, tiêu bản này chưa tìm thấy ở Chu Đậu. Còn với gốm Chu Đậu lại có phần ngược lại, bát, đĩa thường có chân đế cao và rộng, mép chân đế cắt vát hai bên tạo diện tiếp xúc nhỏ, xương đế dày và đanh chắc, nặng. Về hoa văn trang trí thường tìm thấy trong lòng vẽ chữ Phúc mà tại Hợp Lễ chưa tìm thấy bao giờ. Còn đối với các dòng men khác như hoa lam hay men trắng, các loại hình sản phẩm tại Chu Đậu khá giống với Hợp Lễ. Tuy nhiên có một điều khác nhau khá cơ bản là chất liệu như xương gốm, men gốm Chu Đậu vượt xa Hợp Lễ, cách phủ men Chu Đậu thường phủ kín, men dày nhất là men ngọc, nhưng Hợp Lễ men phủ thường mỏng, hình thức chính là nhúng men nên phần thân sát đế và đáy thường không phủ men.
Có thể nói các lò gốm ở Hải Dương chỉ có lò Ngói là có thể so sánh với Chu Đậu cả về chất lượng và nghệ thuật trang trí (xem PL.75-76). Bởi vì lò Ngói cũng chuyên sản xuất những loại hình sản phẩm cao cấp có chất lượng cao và là những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Có đôi lúc gốm Chu Đậu còn mang phong cách gốm Ngói (Bình Giang). PGS.TS Bùi Minh Trí cho biết, gốm hoa lam Chu Đậu và gốm hoa lam của Ngói có mối quan hệ và ảnh hưởng rất rõ ràng về phong cách và nghệ thuật trang trí. Minh chứng sinh động về điều này đó là những loại đĩa nhỏ cao cấp, ngoài vẽ hoa sen dây, lòng vẽ phong cảnh, chim, cá. Đây là những sản phẩm rất đặc trưng và phổ biến của di chỉ gốm Ngói, được sản xuất nhiều từ đầu thế kỷ
nếu không nghiên cứu kỹ về kỹ thuật tạo chân đế ta rất khó phân biệt giữa gốm Chu Đậu và gốm Ngói.