riêng mà không có một lò gốm nào ở Hải Dương giai đoạn đó sánh được. Điều đó chính là thể hiện trong sự phong phú về sản xuất dòng men gốm. Trong giai đoạn này chỉ riêng Chu Đậu sản xuất được gốm men ngọc có chất lượng cao không thua gì với men ngọc của lò Thăng Long và men ngọc Long Tuyền (Trung Quốc). Có ý kiến cho rằng: Gốm men ngọc Chu Đậu có thể là cơ sở của chuyên cung cấp men ngọc cho Thăng Long hoặc cửa ngõ của Thăng Long. Ngoài men ngọc, gốm hoa lam Chu Đậu thực sự khó có thể lò gốm nào của Hải Dương lúc bấy giờ so sánh được. Chu Đậu sản xuất ra các loại hình đặc sắc với những bình hoa lam lớn, đĩa lớn và được vẽ hoa văn rất sinh động, tuyệt mỹ.
3.3. Vai trò của gốm Chu Đậu trong lịch sử gốm cổ thời Lê sơ ở Hải Dương Hải Dương
Đồ gốm nói chung là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Bất cứ tầng lớp nào, quốc gia nào cũng thế sự hiện diện của đồ gốm sứ. Vai trò đó giúp cho những hiện vật gốm sứ nhỏ bé từ lâu đã hằn sâu vào tâm trí con người chúng ta từ bữa ăn hàng ngày cho đến các buổi yến tiêc, các nghi lễ tôn giáo, lễ hội....
Gốm Chu Đậu có ảnh hưởng không nhỏ đến đến đời sống xã hội của xứ Hải Dương cũng như Đại Việt lúc bấy giờ. Sự đa dạng về các loại hình gốm Chu Đậu được phản ánh trong các khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội thông qua các nhóm sau: Thứnhất, nhóm đồ gốm dùng trong sinh hoạt hàng ngày như bát, đĩa, âu, nắp thường có nhiều hình dáng và kiểu dáng khác nhau, nó hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu và thị hiếu khác nhau. Có loại có hoa văn trang trí, có loại không có hoa văn trang trí hoặc được tạo dáng cầu kỳ hơn loại khác... Điều này phản ánh rằng, các thợ gốm Chu Đậu rất linh hoạt trong việc sản xuất các mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thời bấy giờ. Thứ hai, nhóm đồ gốm phục vụ cho phong tục tập quán như ăn trầu, tiệc rượu hay uống trà được phản ánh thông qua các loại
hình như bình vôi, bình tỳ bà, chén, tước. Thứ ba, nhóm hiện vật phục vụ nghi lễ tôn giáo trong đó nổi bật với loại hình lư hương và bình hoa.
Nghệ thuật làm gốm Chu Đậu có ảnh hưởng không nhỏ đến nghệ thuật làm gốm các lò khác cùng thời. Ngay cả Triều đình Thăng Long đã phải chiêu tập thợ giỏi của làng gốm Chu Đậu lên kinh thành để sản xuất gốm phục vụ Hoàng cung. Trong sử cũ cũng ghi chép về việc chiêu tập thợ giỏi khắp nơi vào làm trong Cục Bách tác trong Kinh Thành. Những thợ giỏi này tuy làm việc trong xưởng gốm ở Thăng Long, ngoài việc sản xuất những loại gốm cao cấp phục vụ nhà Vua và Hoàng tộc theo hình mẫu và yêu cầu của triều đình, họ vẫn duy trì phong cách truyền thống trong việc sản xuất gốm. Họ đã vẽ lại làng quê Chu Đậu, từ hoa lá, cỏ cây, đến những phong cảnh yên bình của miền đất Xứ Đông với bên đò, mái đình, làng mạc, những cánh cò và ruộng đồng. Người thợ gốm Chu Đậu xưa đã gửi gắm tình yêu quê hương, cách cảm, cách nghĩ của mình vào từng đề tài hoa văn trang trí, từng sản phẩm.
Những hiện vật gốm Chu Đậu được tìm thấy trên những con tàu đắm, trên các bảo tàng trong và ngoài nước cho thấy gốm Chu Đậu đóng vai trò là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tại di tích tàu đắm ở Pandana (Philippin), người ta phát hiện khoảng 4000 đồ gốm trong đó Việt Nam chiếm khoảng 70% bao gồm gốm Bình Định, Chu Đậu và Ngói (Hải Dương). Và, tại di tích tàu đắm Hội An (Việt Nam), trong so 240.000 hiện vật đa số là gốm Chu Đậu và gốm Ngói… Đây là minh chứng rõ nhất chứng minh sự tham gia tích cực của gốm Hải Dương nói chung và gốm Chu Đậu nói riêng trong hoạt động thương mại biển Châu Á trong thế kỷ 15.
Mặc dù, chế độ phong kiến thời Lê sơ hay chế độ phong kiến Đại Việt luôn thực hiện chính sách “trọng nông, ức thương” để tự vệ, hạn chế sự do thám của nước ngoài để bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên không nằm trong khuôn khổ đó, gốm Chu Đậu không ngừng phát triển, các hoạt động ngoài thương rất mạnh ở khu vực cảng biển Vân Đồn. Điều này đã giúp sản phẩm gốm Chu Đậu đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Indonesia, Philippin, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Á, Ai Cập….Điều này giúp cho hình ảnh
quê hương, đất nước, phong tục tập quán của Đại Việt được nhiều nước trên thế giới biết đến. Vai trò lan tỏa văn hóa của Chu Đậu (Hải Dương) đã phát huy rất rõ ở đây.
Tiểu kết Chương 3
Từ kết quả khai quật, nghiên cứu, chỉnh lý đánh giá hiện vật khai quật được năm 2014 kết hợp với việc kế thừa kết quả của những cuộc khai quật trước đó và qua nghiên cứu so sánh có thể khái quát nên những đặc trưng của gốm Chu Đậu từ dòng men, loại hình, loại kiểu; các tiêu chí về hoa văn; kỹ thuật học sản xuất từ khâu chọn nguyên liệu, tạo hình, tạo men, kỹ thuật xếp nung. Đặt gốm Chu Đậu vào bối cảnh nghề thủ công nghiệp Đại Việt thời Lê sơ để thấy được mối quan hệ vùng, liên vùng trong sản xuất gốm. Những điều đó đặt cơ sở, tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn về gốm Chu Đậu nói riêng và nghề thủ công truyền thống của xứ Đông nói chung thời Lê sơ.
Thế kỷ 15 là thời kỳ phát triển đỉnh cao của gốm Chu Đậu với nhiều dòng men: Men ngọc, men trắng, men nâu, hoa lam. Trong đó, gốm men ngọc và gốm hoa lam của Chu Đậu đạt đến đỉnh cao về chất lượng. Chất lượng gốm men ngọc Chu Đậu không thua kém gì với gốm men ngọc lò Thăng Long cũng như men ngọc lò Long Tuyền của Trung Quốc. Đến thế kỷ 16, có những dòng gốm được tiếp tục bảo lưu, phát triển, nhưng có những dòng gốm không còn sản xuất (gốm men nâu). Đối với những dòng gốm truyền thống cũng có sự thay đổi khá rõ về loại hình, kỹ thuật. Điều này phản ánh về sự biến đổi của thị hiếu và thị trường. Trái ngược lại với sự biến đổi đó, những truyền thống kỹ thuật dường như được bảo lưu qua các thời kỳ.
Ngoài gốm Chu Đậu, vào thời Lê sơ thế kỷ 15 – 16 ở Hải Dương còn nhiều các lò gốm khác: Hùng Thắng, Hợp Lễ, Ngói, Cậy, Láo, Bá Thủy. Những lò gốm này có mối liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất như việc xây dựng lò nung gốm, kỹ thuật nung gốm. Tuy nhiên, mỗi lò lại có những đặc trưng riêng – nó được coi như là dấu hiệu nhận biết sản phẩm của mình mà các lò khác không thể bắt chước, mô phỏng được. Những đặc điểm này phản ảnh tính kế thừa, tính bảo lưu, tính độc đáo, tính sáng tạo của nghề thủ công làm gốm.
Những sản phẩm gốm thể hiện sự sáng tạo, tâm huyết từ bàn tay, khối óc của các nghệ nhân làm gốm Chu Đậu đã đóng góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội xứ Hải Dương thời Đại Việt nói chung. Gốm Chu Đậu nói riêng, gốm Hải Dương nói chung đã vươn mình vượt qua được không gian các làng nghề, có vị thế, chỗ đứng và được ưa chuộng ở kinh thành Thăng Long, hơn thế, những sản phẩm này còn tham gia vào thị trường thương mại biển trở thành mặt hàng ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới trong thế kỷ 15.
KẾT LUẬN
1. Nằm trong không gian văn hóa xứ Đông, không gian văn hóa của vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú, giàu có, Chu Đậu – Nam Sách có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tạo dựng các lò sản xuất gốm có quy mô lớn bên tả ngạn sông Thái Bình, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiến hành trao đổi hàng hóa và giao lưu kinh tế. Di chỉ này được phát hiện năm 1983 và đã được khai quật 7 lần vào các năm 1986, 1987, 1988, 1990, 1991, 2002 và 2014. Kết quả các cuộc khai quật đã tìm thấy các dấu tích lò nung cùng số lượng rất lớn đồ gốm men và dụng cụ sản xuất gốm, phản ánh rõ Chu
Đậu là một trung tâm sản xuất gốm lớn và quan trọng của Bắc Việt Nam vào thời Lê sơ. Từ những phát hiện quan trọng này, di chỉ gốm Chu Đậu đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. 2. Cuộc khai quật năm 2014 do Viện Nghiên cứu Kinh thành phối hợp với bảo tàng Hải Dương thực hiện đã thu được nhiều kết quả quan trọng, cung cấp nhiều tư liệu khoa học mới trong việc nghiên cứu về niên đại, đặc trưng loại hình, đặc trưng dòng
men gốm, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất gốm Chu Đậu trong phạm vi/khu vực của một xưởng lò sản xuất gốm. Trong đó, dấu tích lò nung và khu vực xưởng sản xuất gốm cùng các đồ phế thải và dụng cụ sản xuất đã cho thấy rõ mối quan hệ tương đồng về mặt loại hình và kỹ thuật. Từ đó cho phép các nhà nghiên cứu xác định đây là một khu vực xưởng lò sản xuất gốm. Dấu vết lò nung ở đây thuộc loại lò bầu, có hệ bầu đốt hai ngăn. Phân tích từ đồ gốm phế phẩm và công cụ sản xuất cho thấy, lò nung này chuyên sản xuất đồ dùng sinh hoạt với ba dòng men chính: men ngọc, men trắng và hoa lam, gồm nhiều loại hình khác nhau. Điều này phản ánh rằng, các lò gốm Chu Đậu sản xuất nhiều dòng men và nhiều loại hình sản phẩm trong cùng một lò. Tư liệu từ đồ gốm phế thải minh chứng rõ điều này. Các loại gốm và các dòng men gốm được xếp nung cùng nhau trong cùng một lò. Đây là những phát hiện rất thú vị, cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu và bằng chứng tin cậy để nghiên cứu và lý giải sâu hơn về đặc trưng kỹ thuật cũng truyền thống sản xuất gốm Chu Đậu trong lịch sử.
3. Qua tư liệu nghiên cứu gốm Chu Đậu cho thấy rằng, trong cùng một thời kỳ, các dòng gốm phát triển song song với nhau. Có những dòng gốm có chất lượng rất tốt
và dường như sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc có những dòng gốm có chất lượng thấp hơn sản xuất hàng loạt nhằm đáp ứng thị trường rộng lớn trong và ngoài nước đương thời. Điều đáng lưu ý là, hai loại gốm này có thể được sản xuất cùng một lò. Chu Đậu là nơi sản xuất nhiều dòng gốm và có sự biến đổi theo thời kỳ. Có những dòng gốm được tiếp tục bảo lưu, phát triển nhưng có những dòng gốm không còn sản xuất ở giai đoạn sau. Đối với những dòng gốm truyền thống cũng có sự thay đổi khá rõ về loại hình, kỹ thuật. Điều này phản ánh về sự biến đổi của thị hiếu và thị trường.
Trái ngược sự phát triển và biến đổi của các loại hình trong dòng gốm, những truyền thống kỹ thuật sản xuất dường như được bảo lưu qua các thời kỳ. Điều này được thể hiện rõ nhất qua các khâu làm gốm như: khâu chọn đất là nguyên liệu tạo xương gốm; kỹ thuật tạo hình dáng; kỹ thuật tạo tạo hoa văn; đặc biệt là kỹ thuật nung gốm như việc sử dụng bao nung để bảo vệ sản phẩm, sử dụng con kê để chống dính men hoặc cách xếp nung sản phẩm.... Tại Chu Đậu hay tại những nơi sản xuất gốm sứ khác chúng ta đều thấy rõ điều này. Việc nghiên cứu kỹ thuật sản xuất cũng giúp chúng ta thấy được sự kế thừa truyền thống của các lò gốm qua các thời kỳ khác nhau. 4. Qua nghiên cứu so sánh chúng ta đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa gốm Chu Đậu với gốm Hợp Lễ, Cậy, Ngói, Ngói, và Bá Thủy. Cùng nằm trong không gian văn hóa xứ Đông, trong thời gian hình thành và phát triển dường như các lò gốm ở Hải Dương có sự ảnh hưởng lẫn nhau rõ nét. Tuy nhiên, khi so sánh kỹ về chất lượng, hình dáng, kỹ thuật tạo chân đế, hoa văn
chúng ta nhận thấy các di chỉ có nhiều sự khác nhau. Sự khác đó chính là đặc trưng của từng lò, giúp cho chúng ta nhận diện được nguồn gốc sản xuất. Điều này cũng đồng nghĩa rằng các di chỉ gốm luôn có những phong cách khác nhau, phong cách lò xưởng – phong cách thợ gốm hay phong cách cá nhân của những thợ gốm tại mỗi lò/xưởng.
Không chỉ có mối quan hệ với các đồ gốm cùng khu vực, Chu Đậu có mối quan hệ với gốm lò Thăng Long. Kết quả nghiên cứu so sánh với đồ gốm sản xuất tại lò Quan (Thăng Long) của PGS.TS. Bùi Minh Trí cho thấy, nhiều loại hình gốm hoa
lam của Thăng Long mang phong cách của gốm Chu Đậu. Theo PGS.TS chính điều này phản ánh hai xu hướng: Thứ nhất: Gốm Thăng Long sản xuất theo mẫu của gốm Chu Đậu hoặc ngược lại; Thứhai: Triều đình Thăng Long đã chiêu tập thợ giỏi của làng gốm Chu Đậu lên kinh thành để sản xuất gốm phục vụ Hoàng cung. Trong sử cũ cũng ghi chép về việc chiêu tập thợ giỏi khắp nơi vào làm trong Cục Bách tác trong Kinh Thành họ chuyên sản xuất những sản phẩm phục vụ trong triều. Những thợ giỏi này tuy làm việc trong xưởng gốm ở Thăng Long, ngoài việc sản xuất những loại gốm cao cấp phục vụ nhà Vua và Hoàng tộc theo hình mẫu và yêu cầu của triều đình, họ vẫn duy trì phong cách truyền thống trong việc sản xuất gốm. Họ đã vẽ lại làng quê Chu Đậu, từ hoa lá, cỏ cây, đến những phong cảnh yên bình của miền đất Xứ Đông với bên đò, mái đình, làng mạc, những cánh cò và ruộng đồng. Người thợ gốm Chu Đậu xưa đã gửi gắm tình yêu quê hương, làng mạc, cảm nghĩ của mình vào từng đề tài hoa văn trang trí trong từng sản phẩm.
Các mối liên hệ với bên ngoài Việt Nam cũng được phản ảnh khá rõ qua dòng gốm men ngọc và hoa lam. Nó thể hiện rõ nét trong phong cách tạo hình dáng cũng như đồ án hoa văn trang trí. PGS.TS. Bùi Minh Trí cho rằng một số đồ gốm hoa lam mang phong cách lò Cảnh Đức Trấn (Giang Tây) (xem PL.70), và một số đồ gốm men ngọc mang phong cách gốm Long Tuyền (Chiết Giang) (xem PL.69). 5. Việc tìm thấy số lượng lớn gốm Chu Đậu trên các con tàu đắm (xem PL.77- 80), trên các bảo tàng trên thế giới là bằng chứng nói lên gốm Chu Đậu không những
đáp ứng được thị trường trong nước mà nó còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Sản phẩm gốm Chu Đậu đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Indonesia, Philippin, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Á, Ai Cập…. Giúp cho hình ảnh quê hương, đất nước, phong tục tập quán của Đại Việt được nhiều nước trên thế giới biết đến. Điều này khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của di chỉ gốm Chu Đậu trong lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1964) Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb KHXH, Hà Nội.
2. Lê Thị Bính, Phạm Thị Oanh, Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2015) “Sưu tập con kê gốm trong hố khai quật chi chỉ Chu Đậu, xã Thái Tân, Huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương năm 2014”,NPHM về KCH Năm 2015, Nxb KHXH, Hà Nội, Tr 498-500.
3. Lê Thị Bính (2019) “Kỹ thuật sản xuất gốm Chu Đậu - nhận thức từ kết quả cuộc khai quật năm 2014”, Kinh thành cổ Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr 137- 152.
4. Hà Văn Cẩn, Nguyễn Văn Đoàn (1997) “Sưu tập gốm Chu Đậu trong đợt điều tra năm 1996”, Thông báo khoa học, Viện bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, Hà Nội.