ĐTB chung 2,32
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Số liệu bảng 2.3 cho thấy nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh đạt ở mức quan trọng trung bình với ĐTB = 2.32, tiệm cận mức quan trọng. Điều này cho thấy những khách thể khảo sátđã nhận thức được tầm quan trong của giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học, song nhận thức còn hạn chế. Chỉ có trên dưới 40% cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học, còn lại đa số cho rằng hoạt động giáo dục này ít và không quan trọng.
Điều này cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi về giá trị sống còn hạn chế. Một số giáo viên chưa hiểu được mục đích, ý nghĩa giá trị sống là gì, ảnh hưởng của nó đến kỹ năng sống của con người nói chung và học sinh nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay học sinh của chúng ta đang phải đối mặt với những tác động trái chiều của cơ chế thị trường, của văn hoá nước ngoài... cho nên bên cạnh việc giáo dục giá trị sống cho học sinh là rất cần thiết.
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Tại các nhà trường, giáo dục giá trị sống chưa được phổ biến rộng rãi hoặc xây dựng thành chương trình đào tạo có tính chất thường xuyên cho người học. Vì vậy, việc tiếp cận giá trị sống và giáo dục giá trị sống với học sinh còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, giáo dục giá trị sống hướng tới việc phát triển mỗi cá nhân, học sinh nhận thức về giá trị sống đúng thì họ sẽ có những hành động đúng trong các mối quan hệ xã hội và trong cuộc sống, học tập. Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng bạo lực học đường gia tăng, những phức tạp trong đời sống tâm lý tình cảm khiến nhiều học sinh bế tắc hoặc sai lầm trong hướng giải quyết thì việc giáo dục cho học sinh những giá trị sống để ứng phó với tình huống căng thẳng, rủi ro là rất cần thiết.
Việc thực hiện nội dung giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh thu được kết quả sau:
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
ĐTB Tốt Trung bình Kém
SL % SL % SL %
1 Giá trị Hòa bình 43 41.3 53 51.0 8 7.7 2.34
2 Giá trị Tôn trọng 37 35.6 58 55.8 9 8.6 2.27
3 Giá trị Yêu thương 40 38.5 57 54.8 7 6.7 2.32
4 Giá trị Khoan dung 42 40.4 54 51.9 8 7.7 2.33
5 Giá trị Trung thực 45 43.3 53 51.0 6 5.7 2.38
6 Giá trị Hợp tác 44 42.3 52 50.0 8 7.7 2.35
7 Giá trị Trách nhiệm 37 35.6 60 57.7 7 6.7 2.29
8 Giá trị Đoàn kết 34 32.7 62 59.6 8 7.7 2.25
ĐTB chung 2.31
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học được khảo sát cho rằng nội dung của 8 giá trị sống đã được thực hiện ở mức trung bình với ĐTB chung = 2.31, tiệm cận mức tốt. Có gần 40% đánh giá thực hiện ở mức tốt. Như vậy, việc giáo dục 8 giá trị sống ở các trường đã đạt yêu cầu, có một số giá trị được giáo dục tốt. Tuy vậy, việc giáo dục 8 giá trị này vẫn còn hạn chế nhất định.
Trong 8 giá trị sống được khảo sát thì giá trị Hòa bình, trung thực, hợp tác và khoan dung được thực hiện tốt hơn các giá trị còn lại với các ĐTB từ 2,33 – 2,38, ở trung bình, tiệm cận mức khá. Các giá trị còn lại có ĐTB từ 2,25 – 2,2,35, ở kém.
Trong đó cần phải xác định những giá trị mang tính nền tảng, cốt lõi như: Giá trị yêu thương, hạnh phúc, khiêm tốn, trung thực, tôn trọng, hợp tác, đoàn kết là những giá trị phải vun đắp thường xuyên. Chia sẻ của giáo viên về việc giáo dục giá trị sống, tác giả nhận thấy rằng cần có các chương trình tập huấn về cách thức giáo dục giá trị sống để giáo viên có thêm nghiệp vụ giáo dục về vấn đề còn mới mẻ này, cần cung cấp tài liệu để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có những kỹ năng cần thiết thực hiện giáo dục giá trị sống theo chức năng nhiệm vụ được phân công từ đó nghiên cứu, sắp xếp lại nội dung dạy học các môn sao cho hợp lý, tăng thời lượng thực hành, giảm thời lượng lý thuyết hàn lâm không cần thiết. Có làm được việc đó thì việc giáo dục giá trị sống trong trường học mới có tính ổn định, bền vững lâu dài.
2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Bảng 2.5. Thực trạng phương pháp giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
TT Nội dung
Mức độ sử dụng
ĐTB
Tốt Trung bình Kém
SL % SL % SL %
1 Phương pháp động não 37 35.6 54 51.9 13 12.5 2.23
2 Phương pháp nghiên cứu tình
huống 39 37.5 51 49.0 14 13.5 2.24
3 Phương pháp trò chơi 47 45.2 51 49.0 6 5.8 2.39
4 Phương pháp thảo luận nhóm 38 36.5 55 52.9 11 10.6 2.26
5 Phương pháp đóng vai 34 32.7 58 55.8 12 11.5 2.21
6 Phương pháp giải quyết vấn đề 44 42.3 52 50.0 8 50.0 2.35
ĐTB chung 2.28
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Só liệu bảng 2.5 cho thấy các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trường tiểu học được thực hiện ở mức trung bình với ĐTB chung = 2.28. Tức là các trường đã sử dung các phương pháp pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh tương đối tốt, song vẫn còn hạn chế.
Qua khảo sát cho thấy các phương pháp được giáo viên thực hiện rất đa dạng, đặt học sinh vào các tình huống cụ thể, phù hợp cơ chế hình thành giá trị, niềm tin, đạo đức cho học sinh. Hầu hết các phương pháp đều có mức độ thực hiện thường xuyên từ 32.7 % - 45.2%. Các phương pháp trò chơi, và phương pháp giải quyết vấn đề có ĐTB = 2,35 – 2,39 ở mức sử dụng thường xuyên (tốt).
Mức độ thực hiện thường xuyên của phương pháp đóng vai và phương pháp nghiên cứu tình huống chỉ dừng lại ở 32.7% và 37.5% và với ĐTB = 2,21 và 2,24, ở mức ít sử dụng. Trên thực tế đây là 2 phương pháp rất có hiệu quả khi thực hiện giáo dục giá trị sống cho học sinh. Điều này cho thấy, trong thời gian tới cán bộ, giáo viên nhà trường cần tăng cường thực hiện hai phương pháp này để mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
2.3.4. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Giáo dục học sinh trong nhà trường phổ thông là quá trình tác động hình thành và phát triển nhân cách học sinh, quá trình này vận động và phát triển có tính quy luật. Trong đó, hiệu quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào sự tác động cả các yếu tố chủ
quan, khách quan và môi trường giáo dục; phương pháp tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh; mối quan hệ tương tác giữa nhà giáo dục và học sinh và sự tác động đồng bộ vào ba khâu giáo dục ý thức, thái độ, hành vi.
Bảng 2.6. Thực trạng sử dung hình thức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
TT
Nội dung Mức độ đánh giá
ĐTB
Sử dụng thường xuyên
Sử dụng trung
bình Ít sử dụng
SL % SL % SL %
1 Hoạt động câu lạc bộ 40 38.5 60 57.7 4 3.8 2.35
2 Tổ chức trò chơi 45 43.3 51 49.0 8 7.7 2.36
3 Tổ chức diễn đàn 34 32.7 61 58.7 9 8.7 2.24
4 Sân khấu tương tác 47 45.2 42 40.4 15 14.4 2.31
5 Tham quan, dã ngoại 36 34.6 54 51.9 14 13.5 2.21
6 Hội thi/ cuộc thi 36 34.6 55 52.9 13 12.5 2.22
7 Tổ chức sự kiện 41 39.4 53 51.0 10 9.6 2.30
8 Hoạt động giao lưu 48 46.2 52 50.0 4 3.8 2.42
9 Hoạt động chiến dịch 42 40.4 50 48.1 12 11.5 2.29
10 Hoạt động nhân đạo từ thiện 51 49.0 48 46.2 5 4.8 2.44
ĐTB chung 2,31
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Số liệu khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy thực trạng hình thức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở mức trung bình, tiệm cận mức tốt với ĐTB chung = 2,31. Điều này cho thấy các hình thức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học về cơ bản đã được thực hiện đáp ứng yêu cầu của hoạt động này, song vẫn còn hạn chế.
Một số hoạt động được đánh ở mức tốt với ĐTB > 2,34. Đó là các hình thức giá dục: Hoạt động nhân đạo từ thiện; Tổ chức trò chơi; Hoạt động giao lưu; Hoạt động câu lạc bộ.
Qua tìm hiểu về hình thức giáo dục, chúng tôi nhận thấy, giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua con đường lồng ghép trong các môn học. Tại sao lại như vậy? Một số giáo viên cho rằng giá trị sống là những điều gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh như tính trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác… chính vì vậy, trong các giờ học, giáo viên thường nhắc nhở, định hướng và kể những câu chuyện để giáo dục các em. Hơn nữa, lồng ghép vào các môn học sẽ giúp
tiết kiệm được thời gian, có tính khả thi hơn trong khi các trường chưa xây dựng và đưa giáo dục giá trị sống vào nội dung chương trình giáo dục.
Có thể thấy điểm tích cực ở nhà trường là có quan tâm tích hợp giáo dục giá trị sống vào trong các môi trường giáo dục đặc thù, điều đó khẳng định tính khả thi của phương thức tích hợp trong giáo dục giá trị sống ở trường tiểu học. Nhưng với áp lực thời lượng, mục tiêu chương trình giáo dục chính khóa cùng với sự nhận thức chưa đầy đủ về giáo dục giá trị sống cho học sinh theo yêu cầu mới của nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng đã vô hình dung kìm hãm và làm lệch lạc đi cái đích về hiệu quả giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường.
2.3.5. Thực trạng các điều kiện bảo đảm giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Bảng 2.7. Thực trạng các điều kiện bảo đảm giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
ĐTB
Tốt Trung bình Kém
SL % SL % SL %
1 Về tài liệu, sách tham khảo 47 45.2 53 51.0 4 3.8 2.41
2 Về hệ thống cơ sở vật chất 56 53.8 45 43.3 3 2.9 2.51
3 Về hệ thống thiết bị dạy và học 61 58.7 41 39.4 2 1.9 2.57
ĐTB chung 2.49
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Các điều kiện bảo đảm giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường được khảo sát được đánh giá ở mức tốt với ĐTB = 2.49. Điều này cho thấy các trường đã quan tâm đến các điều kiện bảo đảm giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Trong số các các điều kiện thì hệ thống thiết bị dạy và học của các trường tiểu học quận Đống Đa được đánh giá cao nhất với ĐTB = 2.57. Điểu này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa hiện nay với sự đầu tư của các Nhà trường vào các thiết bị dạy và học nói chung và phục vụ cho hoạt động trải nghiệm trong giáo dục giá trị sống đối với học sinh. Ngược lại, hiện nay tài liệu, điều kiện sách tham khảo được đánh giá thấp hơn hai tiêu chí khảo sát còn lại với ĐTB = 2.41. Tuy vây vẫn ở mức tốt.
Để thực hiện việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm chọ học sinh tiểu học thông qua các hoạt động trải nghiệm thì các điều kiện bảo đảm tổ chức thực
hiện giữ vai trò rất quan trọng. Quận Đống Đa là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác giáo dục nói chung và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục giá trị số cho học sinh của các trường.
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học quận Đống Đa
2.4.1. Hoạt động lập kế hoạch quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Với ĐTB = 2.30 cho thấy hoạt động xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học được đánh giá ở mức trung bình. Tức là việc lập kế hoạch được đánh giá không kém, nhưng cũng chưa tốt, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động lập kế hoạch quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
TT Nội dung Mức độ đánh giá ĐT B Tốt Trung binh Kém SL % SL % SL %
1 Xác định các căn cứ cho việc lập kế
hoạch 47 45.2 52 50.0 5 4.8 2.40
2 Xác định thực trạng nhiệm vụ giáo
dục giá trị sống của nhà trường 40 38.5 57 54.8 7 6.7 2.32
3
Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm
45 43.3 52 50.0 7 6.7 2.37
4
Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm
32 30.8 61 58.7 11 10.
6 2.20
5
Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm trađánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu họcthông qua hoạt động trải nghiệm
37 35.6 54 51.9 13 12.
5 2.23
ĐTB chung 2.30
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Khía cạnh xác định các căn cứ cho việc lập kế hoạch được đánh giá cao nhất với ĐTB = 2.40, ở mức tốt. Khía cạnh xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm
tốt công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm cũng được đánh giá ở mức tốt với ĐTB = 2,37. Khía cạnh được đánh giá thấp nhất là dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm với ĐTB = 2.20.
Kết quả khảo sát cho thấy việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm bước đầu được BGH nhà trường quan tâm song còn những tồn tại nhất định: Đi sâu vào tìm hiểu nội dung này, chúng tôi tiến hành trò chuyện với ông P.V.Đ cán bộ quản lý trường tiểu học Láng Thượng thì được biết: Kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch khác của nhà trường, như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế hoạch của các hoạt động giáo dục mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá. Việc triển khai kế hoạch chưa bám sát vào đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mà còn dàn trải, phân đều cho đội ngũ giáo viên. Công tác giáo dục giá trị sống của giáo viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường chưa cao.
2.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Trên cơ sở kế hoạch quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học quận Đống Đa đã thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống như lồng ghép vào các môn học và đặc biệt là tại các môn học ngoại khóa.
Kết quả khảo sát nội dung này phản ánh ở bảng số liệu sau: