Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quyền con người - Quyền được sống trong môi trường lành.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên cơ sở các điều kiện về kinh tế Việt Nam và của từng địa phương.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên cơ sở ưu tiên phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt cần song song với cơ chế hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh tra môi trường để đáp ứng được các yêu cầu về quản lý chất thải.
Thứ năm, hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia khác.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Cần ban hành khung thể chế chi tiết về việc đầu tư, áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. cụ thể như: Từng bước hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật, sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong đầu tư nghiên cứu các thiết bị hiện đại trong các giai đoạn của quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cải tiến, nâng cấp các phương tiện hiện có để tăng năng xuất, hiệu quả cho các thiết bị để đáp ứng nhu cầu về quản lý chất thải hiện nay; tăng nguồn chi của ngân sách
cũng như đầu tư xây dưng các khu xử lý chất thải tập trung, hiện đại, đủ tiêu chuẩn.
Thứ hai, Rà soát và quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã; trách nhiệm các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thải.
Thứ ba, Áp dụng các công cụ kinh tế vào công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể:
a) Hệ thống kí quỹ hoàn trả
Kí quỹ hoàn trả là một công cụ khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để cho trả cho việc xử lý chất thải loại bỏ sau khi sử dụng.
Kí quỹ hoàn trả nghĩa là những người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm, (đó coi như là tiền thế chân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép hoặc được tái chế hoặc được thải bỏ, thì khoản tiền kí quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại.
Hiện tại, ta có thể áp dụng hệ thống kí quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như bao bì đồ uống, ắc- quy, xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc…
b) Phí sản phẩm
Phí sản phẩm là phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm khi sử dụng những sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc là ở giai đoạn tiêu dùng ( sản phẩm sẽ sinh ra chất thải không trả lại được)
Phí sản phẩm sẽ được đánh vào phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, lốp xe, xăng dầu, bao bì… Hiện nay chúng ta cũng đã sử dụng hình thức này đó là bán xăng, dầu được thực hiện bằng cách định giá bán xăng, dầu trong đó cộng thêm khoản lệ phí giao thông.
Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế, áp dụng công cụ này khuyến khích chủ sản xuất không dùng những nguyên vật liệu tạo ra bao bì gây ô nhiễm để tăng phần doanh thu do thu hút được nhiều người tiêu dùng bên cạnh đó người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm tuy cao hơn nhưng lại có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Nhìn chung, phí sản phẩm có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải trừ khi mức phí được nâng cao đáng kể.
c) Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành dự án xử lý chất thải sau khi xây dựng xong đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải.
- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại đầu tư các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải nguy hại theo hướng thân thiện môi trường nhằm phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng; khuyến khích các cơ sở xử lý không có giấy phép và cơ sở hoạt động trong các làng nghề chuyển đổi mô hình sản xuất (áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường…) hoặc lắp đặt các thiết bị/hệ thống xử lý để đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.
Con người là tế bào của xã hội, trách nhiệm của nhà nước là bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống tốt đẹp cho con người. Do đó cần phải có sự hợp tác, sự chung sức của cộng đồng dân cư và các cơ quan quản lý trong một nhiệm vụ cùng làm cho thế giới của chúng ta sạch đẹp, cũng là mơ ước của toàn nhân loại. Không có sự góp sức của cộng đồng thì vẫn còn thấy rác rơi vãi trên lòng đường, trong ngõ, góc chợ thậm chí cả sau nhà của chính họ đang sống.
Sự hỗ trợ của cộng đồng nên tập trung vào các vấn đề sau:
Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đựng trong hai thùng rác riêng biệt
+ Một thùng màu nâu đựng ve chai, kim loại, sành sứ, giấy carton + Một thùng màu xánh đựng thức ăn thừa, vỏ trái cây, hoa quả thối… vào lưu ý trong mỗi thùng phải đặt bao bì đúng cách
Đổ rác đúng giờ tại nơi mà xe thu gom rác sẽ đến thu rác Không vứt rác ra đường hoặc tại những nơi công cộng e) Tiếp tục thực hiện các giải pháp về đầu tư và tài chính
Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn: nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ngoài. Đồng thời có nhiều cơ chế hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các công trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn cũng như các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí.
Cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu thủ tục trong quá trình triển khai vay vốn, bao gồm cả vay từ nguồn vốn ưu đãi để thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn;
Xây dựng chính sách mua sắm công để ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm sau quá trình tái chế, xử lý chất thải từ nguồn ngân sách.