Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo pháp luật bảo vệ môi trường việt nam hiện nay từ thực tiễn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 85)

Thứ nhất, Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ- CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu rộng rãi tới các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân:

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn theo đúng các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về chất thải rắn; các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải rắn .

Đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực biên chế phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất thải rắn, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình xử lý chất thải giữa các địa phương.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện các giải pháp về đầu tư và tài chính

Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn: nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ngoài. Đồng thời có nhiều cơ chế hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các công trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn cũng như các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí.

Cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu thủ tục trong quá trình triển khai vay vốn, bao gồm cả vay từ nguồn vốn ưu đãi để thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn;

Xây dựng chính sách mua sắm công để ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm sau quá trình tái chế, xử lý chất thải từ nguồn ngân sách.

Nghiên cứu, áp dụng giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, có lộ trình điều chỉnh giá nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu về bù đắp chi phí quản lý vận hành và đầu tư xây dựng. Lựa chọn các địa điểm hợp lý để đầu tư các trung tâm xử lý và tái chế chất thải ở quy mô liên vùng, liên tỉnh.

Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất, kinh tế, kỹ thuật để quản lý chất thải rắn thông thường. Đặc biệt là sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân. Không chỉ tạo điều kiện về mặt vật chất mà còn tạo điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến của mình. Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho việc nghiên cứu, triển khai ban hành các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

KẾT LUẬN

- Luận văn đã nghiên cứu làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt ; nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác động đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật để tìm ra những sai sót, vướng mắc, những vấn đề phát sinh, các vi pham pháp luật để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này; đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Pháp luật về quản lý chất thải rắn là một phạm trù nghiên cứu rộng, vì vậy Luân văn chủ yếu đề cấp đến các vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt và thực tiễn áp dụng tại địa bàn thị xã Quảng Yên.

- Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trên tuyến vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ và nằm ở giữa ba thành phố lớn là Hạ Long, Uông Bí và Hải Phòng nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu thương mại cũng như an ninh quốc phòng. Hiện nay, các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thị xã còn nhiều bất cập, các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể trong quá trình quản lý . Vì thế việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở Thị xã Quảng Yên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Sức khoẻ môi trường (2006), Quản lý Chất thải rắn, trường Đại học Y tế cộng đồng, tr 29-32-38.

2.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Chiến lược bảovệmôitrường quốc gia đến năm 2011 và định hướng đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.8-16

3. Cục Bảo vệ Môi trường (2015), Báo cáo diễn biến Môi trường Quốc gia năm 2015, Chất thải rắn, Hà Nội, tr 27-36.

4. Lê Anh Dũng (2006), Môi trường trong xây dựng, NXB Xây dựng Hà Nội, tr18-25.

5. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Nxb Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội, tr22-24.

6. Phạm Ngọc Đăng (2005), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng - Hà Nội, tr28-31.

7.Tăng Văn Đoàn (2006), Kỹ thuật Môi trường, NXB Giáo dục, tr31-33.

8. Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn (phần 2), Sở Khoa học công nghệ Môi trường-Lâm Đồng.

9.Lê Văn Khoa (2009), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, tr 20-21-38.

10. Trần Thanh Lâm (2004) Quản lý môi trường địa phương, NXB Xây dựng, tr 45-60

11.Nguyễn Văn Lâm , 2015. Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn chất thải, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ Tài nguyên và Môitrường, Hà Nội, 29/09/2015, tr.5-9.

12. Trần Quang Ninh (2014), Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam, Trung tâm thông tin KH&CN quốc gia, tr 15- 17-23.

13. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội, tr 47-48.

14. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.68- 93, 203-219.

15. Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Quảng Yên (2018), Báo cáo hiện trạng môi trường thị xã Quảng Yên năm 2016, 2017, 2018.

16. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2004), "Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trường ĐH Cần Thơ", Tạp chí khoa học, số 20a 39 -5, tr.9-10.

17. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh (2018), Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường Thị xã Quảng Yên năm 2018.

18.UBND Thị xã Quảng Yên (2018), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội Thị xã Quảng Yên giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến

năm 2030.

Tài liệu trích dẫn từ internet

19. Hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày: Vẫn chỉ chôn lấp (2011)

http://dce.mpi.gov.vn/tinnoibat/tabid/314/articleType/ArticleView/articleId/1 172/Hng-ngn-tn-rc-thi-mi-ngy-Vn-ch-chn-lp.aspx

20. Việt Nam cần xử lý 12,8 triệu tấn chất thải rắn trong 1 năm (2013)

http://www.baomoi.com/Viet-Nam-can-xu-ly-128-trieu-tan-chat-thai-ran-trong-1-

nam/148/12256735.epi

21. Vấn đề về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam (2015)

http://www.chatthainguyhai.net/index.asp?newsid=1250&PageNum=52

22. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị (2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo pháp luật bảo vệ môi trường việt nam hiện nay từ thực tiễn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)