lượng nguyên tử ở nước ta và trong khu vực Đông Nam Á.
2.1.4.4. Viện NLNTVN đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện cán bộ cho ngành năng lượng nguyên tử
Viện NLNTVN có Trung tâm đào tạo hạt nhân trực thuộc, cũng như có đủ năng lực về trang thiết bị nghiên cứu, đội ngũ cán bộ có trình độ thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, huấn luyện chuyên ngành năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân cho các đơn vị liên quan trong cả nước. Theo Quyết định số 1558/QĐ-TTg, Viện NLNTVN là 1 đơn vị tham gia, phối hợp với các trường đại học thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân và năng lượng nguyên tử.
2.2 Thực trạng công tác quản lý các tổ chức KH&CN trực thuộc tại ViệnNLNTVN NLNTVN
2.2.1 Nguyên tắc quản lý chung
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam điều hành theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy năng lực trách nhiệm cá nhân của từng công chức, viên chức; quan hệ chặt chẽ với tổ chức Đảng,
các đoàn thể chính trị - xã hội. Mỗi việc do một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính.
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam quản lý thống nhất về định hướng phát triển khoa học và công nghệ đối với tất cả các đơn vị trực thuộc; chỉ tiêu biên chế và quy hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu, triển khai; kế hoạch hợp tác quốc tế. Đảm bảo tập trung tiềm lực khoa học công nghệ của các đơn vị tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn viện.
Hoạt động của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, quy chế làm việc của Bộ KH&CN và các quy định về chức năng, nhiệm vụ.
2.2.2 Thẩm quyền, phạm vi giải quyết công việc
1) Trách nhiệm của Viện trưởng
- Chủ động tổ chức thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Chịu trách nhiệm toàn diện, liên tục về mọi hoạt động của Viện trước Bộ trưởng và trước pháp luật;
Viện trưởng thực hiện thẩm quyền các công việc theo quy định phân cấp quản lý công chức viên chức của các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và công nghệ. Tiếp đó Viện trưởng thực hiện chỉ đạo các đơn vị thông qua phân cấp quản lý trong các đơn vị trực thuộc Viện
- Phân công các Phó Viện trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện giải quyết một số vấn đề thuộc thẩm quyền của các đơn vị;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý;
- Ký các văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ, quy hoạch phát triển Viện; Đề án thành lập mới, giải thể, tổ chức lại các tổ chức thuộc Viện; quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế dân chủ ở cơ quan; phương án vay vốn tín dụng, hỗ trợ đầu tư; giao nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị; phê duyệt quyết toán cho các đơn vị theo phân cấp của Bộ KH&CN và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng được Bộ trưởng ủy quyền;
-Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình, các đề tài, dự án và các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, các Ban tham mưu và các chức danh khác; quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, đi công tác, học tập ở nước ngoài; quyết định khen thưởng, kỷ luật, nâng lương theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2) Công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức
Quản lý số lượng, chất lượng, công chức, viên chức
Tổ chức công tác tuyển dụng sử dụng viên chức theo kế hoạch tuyển dụng đã được Bộ KH&CN phê duyệt; tiếp nhận, điều dộng, biệt phái, luân chuyển, chuyển công tác cho thôi việc, tạm đình chỉ công tác đối với công chức, viên chức (trừ các chức danh do Bộ trưởng quyết định) thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị
Quyết định thành lập các hội đồng: tuyển dụng công chức, viên chức; xét nâng lương trước thời hạn; khen thưởng kỷ luật theo thẩm quyền
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiện, tiếp nhân, diều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức (Trình Bộ trưởng xem xét quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với cấp Phó viện trưởng, kế toán trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Trình Bộ trưởng phê duyệt chủ trương bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với chức vụ lãnh đạo đơn vị trực thuộc có hệ số 0,8 trở lên; Quyết định bổ nhiệm bổ nhiệm lại đối với lãnh đạo các đơn vị thuộc Khối cơ quan và đơn vị chưa được phân cấp như các trung tâm trực
thuộc các viện dưới; Miễn nhiệm, giải quyết thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và tạm đình chỉ công tác đối với các chức danh nêu trên theo quy định.
Cử công chức, viên chức đi nước ngoài, đào tạo bồi dưỡng, quản lý hộ chiếu đối với công chức, viên chức
Nâng ngạch chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp thăng hạng viên chức
Thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức
Đánh giá khen thưởng kỷ luật đối với công chức, viên chức Quản lý hồ sơ đối với công chức viên chức
Kiểm tra việc sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức viên chức, giải quyết khiếu nại, tố cáo công chức viên chức theo quy định của pháp luật
- Cán bộ, viên chức của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam được xếp ngạch và xếp lương theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Viện tổ chức tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm ngạch đối với cán bộ, viên chức của Viện theo phân cấp của Bộ KH&CN và quy định của Nhà nước. Hàng năm tiến hành tuyển dụng cán bộ, viên chức do đơn vị tự trả lương theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng tài chính của đơn vị, theo chỉ tiêu được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;
- Viện được mời chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc tại Viện; hàng năm Viện được cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng và làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ KH&CN và của Nhà nước; được đề xuất cơ chế, chính sách, khuyến khích vật chất và tinh thần để phát huy và thu hút cán bộ khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
3) Về tài sản
Viện thống nhất quản lý và sử dụng tài sản do Nhà nước giao gồm: đất đai, trụ sở, thiết bị và tài sản được trang bị từ các nguồn kinh phí Nhà nước
(bao gồm đầu tư, viện trợ, vay từ nước ngoài) để tiến hành nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ theo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.
Viện được chủ động mua sắm các thiết bị thí nghiệm, triển khai công nghệ từ các nguồn vốn của Viện, những thiết bị này là tài sản của Viện, sử dụng, quản lý theo quy định của Viện và phù hợp với quy định của pháp luật. Tất cả các tài sản của Nhà nước đầu tư cho Viện hoặc Viện tự mua sắm đều phải được phản ánh vào sổ kế toán. Hàng năm tiến hành tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư và định kỳ báo cáo kết quả về Bộ KH&CN theo quy định.
4) Đầu tư xây dựng cơ bản
Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam lập quy hoạch xây dựng chung của toàn Viện và đề xuất chủ trương đầu tư hàng năm trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước.
5) Về tài chính
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam là đơn vị dự toán cấp II trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Viện trưởng chịu trách nhiệm quản lý và giao dự toán kinh phí đến các đơn vị trực thuộc Viện. Các đơn vị trực thuộc Viện được chủ động trong quá trình thực hiện công tác tài chính được giao và chịu sự kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính kế toán của Viện trưởng theo quy định của Nhà nước.
6) Về quyết định thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc Viện và quy định về mối quan hệ công tác của các đơn vị
- Viện trưởng Viện NLNTVN quyết định thành lập, giải thể các bộ phận của các đơn vị trực thuộc theo phân cấp của Bộ KH&CN.
- Viện trưởng Viện NLNTVN quy định mối quan hệ làm việc giữa các đơn vị trực thuộc.
7) Về việc quản lý đề tài nhiệm vụ các cấp
Việc quản lý đề tài nhiệm vụ khoa học các cấp theo Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ và theo Quy định quản lý
nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Viện trưởng Viện NLNTVN phê duyệt tên nhiệm vụ KH&CN, tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thời gian thực hiện và kinh phí, phương thức khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học trình. Ban KH&QLKH chịu trách nhiệm về nội dung thuyết minh và hợp đồng nhiệm vụ KH&CN các cấp theo các quy định hiện hành trước khi trình Viện trưởng phê duyệt. Các nhiệm vụ cơ sở giao Trưởng Ban KH&QLKH ký hợp đồng, hợp đồng nhiệm vụ KH&CN được ký kết giữa các bên là căn cứ pháp lý để thực hiện đánh giá và nghiệm thu kết quả khi kêt thúc thơi gian hợp đồng. Thực hiện việc kiểm tr, điều chỉnh nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau: Định kỳ 6 tháng, chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN các cấp phải tiến hành hội thảo khoa học liên quan đến các nội dung đã thực hiện; Đơn vị chủ trì nhiệm vụ KH&CN có trách nhiệm báo cáo kế hoạch hội thảo về Ban KH&QLKH bằng văn bản; Việc kiểm tra đánh giá được thực hiện như sau: Tháng 9 hàng năm ban KH&QLKH thông báo lịch kiểm tra định kỳ nhiệm vụ KH&CN, cấp bộ cấp cơ sở theo định kỳ; Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước: Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi thông báo cho ban KH&QLKH ngày kiểm tra khi nhận được thông báo từ Bộ KH&CN. Ban KH&QLKH tham dự với tư cách là khách mời; Điều chỉnh nhiệm vụ KH&CN được thực hiện trước 30 ngày kể từ ngày kết thúc nhiệm vụ theo quyết định phê duyệt và hợp đồng đã ký kết. Việc tư vấn đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm có: (1) Tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở: Lãnh đạo đơn vị chủ trì có trách nhiệm thành lập hội đồng đánh giá nghiệm thu theo quy định, Ban KH&QLKH tham dự. Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước do Viện NLNTVN giao kinh phí thì Ban KH&QLKH trình Viện trưởng quyết định thành lập Hội đồng (hội đồng gồm 7 người:01 chủ tịch, 02 Ủy viên phản biện, 03 Ủy viên và 01 Ủy viên thư ký, trong hội đồng có ít nhất 1/3 số thành viên là các nhà khoa học không thuộc đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ). Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở hội đồng gồm 05 thành viên. Đánh giá
nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở được đánh gia ở mức đạt trở lên chủ nhiệm và đơn vị chủ trì gửi hồ sơ đề nghị nghiệm thu chính thức về Ban KH&QLKH, đối với nhiệm vụ không đạt đơn vị chủ trì căn cứ vào ý kiến tư vấn của hội đồng về các lý do khách quan chủ quan làm rõ nguyên nhân báo cáo về Viện trưởng Viện NLNTVN quyết định xử lý đối với nhiệm vụ KH&CN không hoàn thành. Việc công nhận kết quả chính thức của nhiệm vụ KHCN được đánh giá mức đạt trở lên; Đơn vị gửi hồ sơ về Ban KH&QLKH và các cơ quan quản lý khác hồ sơ về nhiệm vụ đề tài để lưu tài liệu sản phẩm của nhiệm vụ KH&CN. Ban KH&QLKH tiến hành thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN khi nhận được đầy đủ tài liệu liên quan theo quy định.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay Viện NLNTVN gồm có 9 đơn vị trực thuộc và 3 đơn vị chức năng. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Viện NLNTVNđến cuối năm 2018, số lượng và chất lượng cán bộ, viên chức, người lao động như sau
Phân Tình hình biên chế Trình độ đào tạo
loại/Số Biên Hợp HĐLĐ Giáo Tiến Thạc Đại Khác
lượng chế đồng sư, sĩ sĩ học,
NĐ Phó cao
68 GS đẳng
745 570 38 137 11 52 152 453 77
Thông tin theo báo cáo tổng kết của Viện NLNTVN
Phân Phân loại theo ngạch
loại/Số NCVCC NCVC và NCV, kỹ sư Kỹ thuật Nhân viên
lượng và tương tương đương và tương viên và thừa hành,
đương đương tương phục vụ
đương
745 16 75 524 25 105
Thông tin theo báo cáo tổng kết của Viện NLNTVN
Ban Lãnh đạo Viện gồm: Viện trưởng và các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm theo quy định hiện hành.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM BAN LÃNH ĐẠO VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
KHỐI CƠ QUAN PHỤC VỤ CÔNG KHỐI NGHIỂN CỨU PHÁT TRIỂN KHỐI NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI ỨNG TÁC QUẢN LÝ ĐỆN HẠT NHÂN VÀ HỖ TRỢ KỸ DỤNG BỨC XẠ VÀ ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ
THUẬT NHÂN
VĂN PHÒNG VIỆN VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KỸ
NLNTVN
HẠT NHÂN ĐÀ LẠT THUẬT HẠT NHÂN TRONG CÔNG NGHIỆP BAN KẾ HOẠCH VÀ VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ
THUẬT HẠT NHÂN TRUNG TÂM HẠT NHÂN
QUẢN LÝ KHOA HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN
CÔNG NGHỆ XẠ HIẾM
BAN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRUNG TÂM TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ
BỨC XẠ ĐÀO TẠO HẠT NHÂN
TRUNG TÂM TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ
CHIẾU XẠ HÀ NỘI KHÔNG PHÁ HỦY
2.2.4 Kinh phí được giao
Năm 2018, Viện NLNTVN được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí 179.670.000.000 đồng (không bao gồm kinh phí cấp cho các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước) để triển khai các hoạt động nghiên cứu của Viện trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Bảng tổng hợp nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho Viện NLNTVN (theo báo cáo tổng kết của Viện NLNTVN)
Stt Nội dung Số tiền (đồng) Ghi chú
Tổng cộng (A+B) 102.094.000.000
A Chi đầu tư phát triển 0
B Chi thường xuyên 102.094.000.000
1 Giáo dục đào tạo 150.000.000
2 Sự nghiệp khoa học 99.214.000.000
2.1 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa 13.965.000.000 học và công nghệ
2.2 Kinh phí thường xuyên 77.406.000.000
Lương và hoạt động bộ máy 66.906.000.000 Nhiệm vụ thường xuyên theo chức 10.500.000.000 năng
2.3 Kinh phí không thường xuyên 6.702.000.000
Sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ 5.802.000.000
Nhiệm vụ cấp Bộ khác 900.000.000
2.4 Hợp tác quốc tế 1.141.000.000
Đoàn vào 396.000.000
Đoàn ra 615.000.000
Hội nghị, hội thảo quốc tế 130.000.000
Ngoài ra, nguồn kinh phí đầu tư tăng cường trang thiết bị là 77,576 tỷ đồng, trong đó bao gồm kinh phí bắt đầu đầu tư cho dự án Mạng quan trắc phóng xạ quốc gia là 32 tỷ đồng.
2.2.5 Kết quả hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng trong năm 2018
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm 2018 Nghiên cứu cơ bản
Nhóm nghiên cứu cơ bản của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (KH&KTHN) đã tham gia nghiên cứu các hiệu ứng alpha cluster trong phản ứng hạt nhân trực tiếp như tán xạ, trao đổi nucleon và alpha cluster giữa các hạt nhân
4He, 12C và 16O; nhóm nghiên cứu cơ bản của Viện đang tham gia dự án nghiên cứu quốc tế lớn SEASTAR liên quan đến nghiên cứu cấu trúc và sơ đồ mức kích thích của các hạt nhân giàu neutron thông qua phản ứng hạt nhân trực tiếp trong vùng năng lượng trung và tham gia nghiên cứu phản ứng hạt nhân với sự quan tâm đặc biệt tới hiệu ứng và các nghiên cứu cấu trúc hạt nhân trên các thiết bị lớn của Trung tâm nghiên cứu hạt nhân tiên tiến trên thế giới.
Hiện nay các nghiên cứu trên đã có 03 công trình công bố trên các tạp