Hiện nay thực tế có một số bất cập sau trong hệ thống các tổ chức KH&CN
2.3.1 Thời điểm cấp kinh phí
Việc cấp kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN thường đến tay các nhà khoa học thường chậm hàng năm. Để phê duyệt kế hoạch nghiên cứu hàng năm thì kế hoạch KH&CN phải xây dựng trước khoảng 18 tháng để chuyển cơ quan tài chính phê duyệt. Điều đó có nghĩa là để có các nhiệm vụ KH&CN năm 2018- 2019 thì kế hoạch phải chuẩn bị từ năm 2016 chậm nhất là 31/7/2017. Đến đầu năm 2018 khi được giao kinh phí thì cơ quan quản lý KH&CN bắt đầu tiến hành các thủ tục tuyển chọn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Như vậy đến giữa năm 2018 đơn vị các tổ chức KH&CN mới có kinh phí để thực hiện nhiệm vụ KH&CN được đặt hàng hoặc tuyển chọn. Thời điểm giao chậm kinh phí như vậy nhưng theo thủ tục giải ngân là đến 31/10 hàng năm phải xong các thủ tục giải ngân đấu thầu vì vậy làm cho nhiều đề tài nghiên cứu không đáp ứng kịp thời nhu cầu cần cấp thiết và làm giảm hiệu quả nghiên cứu.
2.3.2 Định mực chi và thủ tục thanh quyết toán
Thực tế có một số nội dung chi quan trọng nhưng chưa quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc phát sinh sau khi nhiệm vụ nghiên cứu được phê duyệt, nên các nhà khoa học khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu không được thanh quyết toán, ví dụ chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước, chi đăng ký sáng chế hoặc công bố quốc tế, chi dự phòng lạm phát, chi tuyên
truyền kết quả nghiên cứu... Thêm vào đó những thủ tục thanh quyết toán quá chi tiết, cứng nhắc khiến nhiều năm nay không ít nhà khoa học buộc phải nói dối, buộc phải chi nhỏ các đề tài nghiên cứu thành nhiều chuyên đề để có được một bản quyết toán đẹp với kho bạc. Cách làm này là nguyên nhân khiến nhiều đề tài có chất lượng nghiên cứu thấp.
2.3.3 Về đãi ngộ viên chức nghiên cứu trong các nhiệm vụ KH&CN
Hiện nay có ba bất cập chính trong chế độ đãi ngộ cho viên chức nghiên cứu nhiệm vụ KH&CN là: (1) tiền công tác phí thấp không đủ chi phí và bù đắp công sức mà cán bộ nghiên cứu bỏ ra. (2) điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên cứu chưa được đầu tư tương đương với các tổ chức KH&CN trong khu vực và quốc tế, để tạo diều kiện cho các nhà khoa học thuận lợi trong nghiên cứu; (3) mức chi trả cho công nghiên cứu không dựa trên các kết quả đầu ra mà vẫn mang tính chất bốc thuốc “xin cho”, không có tiêu chí rõ ràng, không minh bạch. Những bất cập này cản trở động lực cống hiến cho sự nghiệp KH&CN
2.3.4 Hiện trạng thu nhập của viên chức
Thu nhập của cán bộ khoa học trong tổ chức KH&CN luôn được các nhà khoa học thường xuyên nêu lên là một khó khăn, chưa tương xứng với sức lao động bỏ ra. Hệ số lương trung bình của cán bộ nghiên cứu, thành viên nghiên cứu chính là 5,42 thì tổng thu nhập gấp 1,82 lương theo ngạch bậc sẽ là 9,86. Với lương cơ bản là 1.500.000 đồng, thì thu nhập của cán bộ nghiên cứu này sẽ là 14.790.000 đồng/tháng. Còn đối với chuyên viên 2,34 lương cơ bản 1.500.000 đồng, thu nhập của cán bộ là 3.510.000 đồng. Như vậy mới mức lương quá thấp của chuyên viên như vậy là không đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Còn với mức lương cho cán bộ nghiên cứu trong tổ chức KH&CN như trên là không hẳn thấp cần có một cơ chế minh bạch về tiền lương để để tránh trường hợp thu nhập chỉ tập trung vào một bộ phận và động viên những người lao động nghiên cứu thực sự.
Tiểu kết chương
Giới thiệu về tình hình thực tế tại Viện NLNTVN từ ngày thành lập 23/2/1979, từ một viện nghiên cứu hạt nhân đến nay là Viện Năng lượng nguyên tư Việt Nam bao gồm 9 đơn vị trực thuộc và 3 đơn vị chức năng hoạt động sản xuất nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu sản xuất phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Giới thiệu được tổ chức quản lý hoạt động của Viện hiện nay. Bên cạnh đó nói nên được những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của tổ chức quản lý. Giới thiệu về đặc điểm của tổ chức khoa học và công nghệ hạng đặc biệt thế nào.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM 3.1 Phương hướng phát triển của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Phát triển Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thành một cơ quan nghiên cứu và triển khai đầu ngành của quốc gia về NLNT có các viện, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, trung tâm triển khai ứng dụng công nghệ bức xạ, đồng vị phóng xạ và kỹ thuật hạt nhân trên toàn quốc; đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á; đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu phục vụ nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình điện hạt nhân và chương trình phát triển ứng dụng NLNT; bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân ở Việt Nam và thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyển giao công nghệ ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế - xã hội.
3.1.1 Các mục tiêu cụ thể
a) Tiếp tục đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu cơ bản tiên tiến về hạt nhân và các hướng nghiên cứu ứng dụng nhằm thực hiện mục tiêu tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
b) Xây dựng và phát triển các hướng nghiên cứu triển khai nhằm thực hiện mục tiêu tiếp thu, làm chủ và phát triển năng lực tư vấn thiết kế nhà máy điện hạt nhân, an toàn điện hạt nhân, về công nghệ nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ, cũng như các lĩnh vực khác liên quan đến nhà máy điện hạt nhân.
c) Xây dựng và đầu tư phát triển các đơn vị sự nghiệp khoa học về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ theo hướng hiện đại dựa trên các thế mạnh về công nghệ và đặc thù khu vực địa lý nhằm chuyển giao hiệu quả công nghệ ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ cho các ngành kinh tế – xã hội, tạo ra nguồn thu cho hoạt động sự nghiệp của Viện NLNTVN.
d) Xây dựng năng lực đào tạo cán bộ chuyên ngành về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân, đảm bảo nhu cầu phát triển của Viện cũng như nhu cầu đào tạo cán bộ cho các cơ quan khác theo quy định của Luật NLNT.
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Viện NLNTVN theo đề án hoàn thiện cơ chế quản lý của các đơn vị trực thuộc đơn vị hạng đặc biệt , một số giải pháp cần thiết phải triển khai bao gồm:
-Tiếp tục giao nhiều quyền tự chủ cho các đơn vị
- Xây dựng các nhóm nghiên cứu ưu tiên dần dần phát triển thành nhóm nghiên cứu mạnh;
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung đào tạo nguồn nhân lực;
- Xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ dài hạn;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế;
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu;
- Đầu tư trang thiết bị nghiên cứu, triển khai, thông tin liên lạc.
Các giải pháp chính được trình bày trong các phần tiếp theo sau đây.
3.1.2 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Để thực hiện được các nhiệm vụ của Viện NLNTVN trong giai đoạn tới, trước hết phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực bao gồm xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo chuyên gia, xây dựng các chương trình đào tạo huấn luyện trong nước, thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo với các tổ chức nghiên cứu uy tín trên thế giới về các hướng quan tâm, tìm kiếm các nguồn kinh phí và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo. Cần đào tạo khoảng 30-40 chuyên gia trong lĩnh vực điện hạt nhân và ứng dụng bức xạ trong 5-10 năm tới. Đến 2020, xây
dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện có chất lượng tốt, đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ đặt ra
Để chuẩn bị nguồn nhân lực dài hạn, Viện đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cán bộ cho đến năm 2020 theo định hướng xây dựng được 16 nhóm nghiên cứu theo hướng ưu tiên. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở trong nước và gửi đi nước ngoài.
Xác định rõ các hướng nghiên cứu chiến lược về ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân, đánh giá năng lực và xây dựng các nhóm nghiên cứu ưu tiên trong các đơn vị trực thuộc Viện NLNTVN. Từng bước củng cố năng lực nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ đầu đàn cho các nhóm, dần dần xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh
3.1.3 Xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ
Để thực hiện được các nhiệm vụ hỗ trợ cho chương trình phát triển điện hạt nhân vì mục đích hòa bình và triển khai ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế, Viện tập trung xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học về an toàn hạt nhân, nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân tiến tiến theo lộ trình trung hạn và dài hạn. Với sự phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, trường đại học trong nước và nước ngoài sẽ đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu của các cán bộ trong toàn Viện, tập trung giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng tâm, từng bước nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học.
Để hỗ trợ cho chương trình phát triển điện hạt nhân, một chương trình nghiên cứu an toàn lò hạt nhân sẽ được xây dựng và triển khai thực hiện giai đoạn 2016-2020 và tiếp tục sau đó. Chương trình nghiên cứu an toàn lò hạt nhân của Viện NLNTVN sẽ kết nối các đơn vị nghiên cứu khác như Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội v.v.
Thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu trong nước và thực tập ở nước ngoài dự kiến đến năm 2022 Viện sẽ đào tạo được 40 cán bộ khoa học đầu đàn cho hơn 10 hướng chuyên sâu phục vụ cho chương trình phát triển điện
hạt nhân và ứng dụng bức xạ làm nòng cốt cho lực lượng nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện quốc gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
3.1.4 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực nghiên cứu, hỗ trợ tốt cho việc đào tao nguồn nhân lực. Việc thiết lập quan hệ, hợp tác với các Viện nghiên cứu hạt nhân các nước sẽ tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm phát triển nghiên cứu triển khai về năng lượng nguyên tử.
Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến phát triển điện hạt nhân, việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác thực hiện dự án điện hạt nhân để tìm hiểu, nghiên cứu về công nghệ, an toàn là cần thiết. Ngoài ra, hợp tác với các cơ sở nghiên cứu hạt nhân uy tín ở các nước sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai.
Hợp tác quốc tế sẽ có vai trò không nhỏ trong đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo chuyên gia điện hạt nhân, và các lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử cho Viện, cho đất nước. Mời các chuyên giai giỏi sang giúp đỡ, tham gia đào tạo, gửi cán bộ giỏi sang các nước đào tạo, huấn luyện là các giải pháp hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực khoa học, nâng cao tiềm lực nghiên cứu, triển khai.
3.1.5 Xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân
Trung tâm KH&CN hạt nhân sẽ được thành lập để tiến hành các hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên bang Nga về năng lượng nguyên tử nhằm hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân mà trước mắt là dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 do Liên Bang Nga xây dựng, đồng thời nghiên cứu phát triển kỹ thuật ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của Việt Nam và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành năng lượng nguyên tử.
1) Chức năng
- Nghiên cứu tiếp thu công nghệ được chuyển giao, tiến tới làm chủ trong thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lò phản ứng nghiên cứu và nhá máy điện hạt nhân. Cung cấp các dịch vụ khoa học và hỗ trợ kỹ thuật cho dự án
điện hạt nhân Ninh Thuận và các nhà máy điện hạt nhân sau này, góp phần đảm bảo cho các nhá máy điện hạt nhân vận hành an toàn và khai thác hiệu quả;
- Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng về vật lý hạt nhân, hóa học phóng xạ, sinh học phóng xạ, y họchạt nhân, khoa học vật liệu, khoa học sự sống, từng bước nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân quốc gia;
- Thực hiện các hoạt động về sản xuất và cung cấp đồng vị phóng xạ, dược chất đánh dấu cho y tế; chế tạo vật liệu bán dẫn cho ngành công nghiệp điện tử; triển khai các dịch vụ và chuyển giao công nghệ về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội;
- Đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ cho phát triển điện hạt nhân và các ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân.
2) Nhiệm vụ
a) Về điện hạt nhân
- Nghiên cứu về vật lý hạt nhân và số liệu hạt nhân; - Nghiên cứu về vật lý và công nghệ lò phản ứng;
- Nghiên cứu về thủy nhiệt và phân tích, đánh giá an toàn;
- Nghiên cứu về thiết kế nhiên liệu hạt nhân, thiết kế lò phản ứng và các hệ thiết bị liên quan;
- Nghiên cứu về bảo vệ bức xạ và đánh giá tác động môi trường; - Nghiên cứu về chu trình nhiên liệu và vật liệu lò phản ứng; - Nghiên cứu về xử lý và quản lý chất thải phóng xạ.
b) Về nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng
- Nghiên cứu cơ bản liên ngành; - Nghiên cứu về khoa học vật liệu;
- Nghiên cứu về công nghệ thông tin và khoa học máy tính; - Nghiên cứu về công nghệ sinh học và sinh học phóng xạ; - Nghiên cứu về công nghệ y sinh, y học hạt nhân, vật lý y học;
- Nghiên cứu về công nghệ hóa phóng xạ; sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ.
c) Về dịch vụ khoa học kỹ thuật
- Sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ; - Chế tạo vật liệu bán dẫn;
- Phân tích nguyên tố và phân tích cấu trúcậ livệu.
d) Về đào tạo cán bộ
- Cán bộ cho chương trình phát triển điện hạt nhân;
- Sinh viên các trường đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành NLNT;
- Cán bộ làm việc trong ngành NLNT nói chung.
3.1.6. Viện Ứng dụng bức xạ Đà Nẵng
- Thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật theo phân công của Viện NLNTVN về dịch vụ kỹ thuật an toàn bức xạ, xử lý sự cố bức xạ và hạt nhân, quan trắc phóng xạ môi trường và hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung;
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và kỹ thuật đánh dấu đồng vị trong điều tra tài nguyên biển và nghiên cứu tính bền vững của môi trường biển;
-Nghiên cứu về cơ khí, vật liệu nhằm phục vụ chương trình nội địa hóa thiết bị trong nhà máy điện hạt nhân;
-Nghiên cứu phát triển công nghệ đột biến tạo giống cây trồng;