HLCHBĐ là một tập sách cổcủa Việt Nam trên chất liệu giấy dó hiện lưu ở văn khố Shido (Tư Đạo văn khố, 斯道文庫),9 Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản. Tên sách này không thấy xuất hiện trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm hay bất cứ kho sách Hán Nôm nào khác. Văn bản còn nguyên vẹn, khổ 30x17 cm, tổng cộng 40 trang (tính cả 2 trang bìa), chữ Hán được viết theo thể chữ khải.10
Văn bản này thuộc nhóm bản đồ nhật trình vẽ đường đi từ Kinh đô (Thăng Long) đến khu vực Chiêm Thành xưa, lộ trình này cơ bản được chia làm hai đường là đường bộ và đường sông. Không khó khăn để nhận thấy, lộ trình đường bộ sử dụng “xá - 舍” hoặc “trình - 程”, lộ trình đường sông dùng “trú - 駐” để mô tả lộ trình cũng như khoảng cách di chuyển. Qua khảo sát, quãng đường bộ từ Kinh thành tới khu vực Chiêm Thành xưa kèo dài 60 ngày (xin xem Phụ lục 1), đường sông chỉ kéo dài tới ngày thứ 19 và tới khu vực gần cửa Hải Khẩu (cửa Hải Khẩu nay thuộc thôn Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) (xin xem Phụ lục 2), sau đó di chuyển tiếp với một đường duy nhất là đường bộ. Như vậy, từ Thăng Long tới Hà Tĩnh có thể đi bằng đường bộ và đường sông, từ Hà Tĩnh trở vào Đàng Trong chỉ có thể di chuyển bằng đường bộ, điều này phản ánh lộ trình Thăng Long tới khu vực Chiêm Thành xưa phần lớn là đi bằng đường bộ.
Truyền thống bản đồ học phương Đông chia bản đồ cổ thành hai loại lớn là bản đồ phân tích (có tỉ lệ xích xác định) và bản đồ mô tả (không có tỉ lệ xích xác định).11 Văn bản HLCHBĐ này thuộc loại bản đồmô tả, sử dụng hai màu mực là
9 Xem bài viết giới thiệu khái quát về văn khố Shido [47, tr. 761-771].
10 Xem thêm bài viết giới thiệu về văn bản này: [5, tr. 601-612].
11 Theo chuyên gia nghiên cứu bản đồ cổ người Đài Loan là Khương Đạo Chương 姜道章: “Bản đồ có thể phân chia làm 2 loại: loại thứ nhất là có tỉ lệ xích và ký hiệu bản đồ trừu tượng, trên bản đồ biểu thị các yếu tố địa lý có thể đo lường được, [loại bản đồ này] thuộc về truyền thống phân tích của địa đồ học, là bản đồ có tính khoa học định lượng, “kê lý hoạ phương” 計里畫方 chính là
đen (vẽ địa danh, địa vật) và xanh lam (vẽ sông biển) với phương thức Thượng văn
上文– Hạ đồ 下圖12 tạo thành một bản đồ liên hoàn. Phần thượng văn trong văn bản này chủ yếu đề cập tới đơn vị hành chính là các Thừa tuyên (Phụng Thiên, Thanh Hoa, Nghệ An, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương), cự li nhật trình giữa các vị trí, những thổ sản cùng vị trí hiểm yếu trong mỗi khu vực…
Đặc điểm của bản đồ mô tả thường không có quy chuẩn trong việc xác định vị trí giữa các địa điểm với nhau. Các ký hiệu dạng núi cũng như các đường viền vẽ nước cũng vậy, thường khá đơn giản, về cơ bản chỉ để phân biệt giữa núi và sông, đất liền và biển. Các địa danh được ghi vào trong các ô hình bầu dục hoặc hình vuông... So với bản đồ TNTCLĐT13 thì phong cách hầu như không khác nhau nhiều, nhưng với các bản đồ thế kỷ XVIII như QTĐST thì các chi tiết vẽ hầu hết đã giảm bớt trừu tượng; các doanh trại, sông núi, bụi cỏ trở nên sinh động hơn và thực tế hơn.
Ở những bản đồ nhật trình (TNTCLĐT, GNNBNĐ, QTĐST …) đều không có chú giải về phương hướng bản đồ, HLCHBĐ cũng không ngoại lệ, các bản đồ này
đều tồn tại một hiện tượng “Người giải đọc là trung tâm định vị địa đồ”, tức là những bản đồ này không có chú thích phương hướng bản đồ mà người đọc là chủ thể định vị phương hướng trên bản đồ. Đáng chú ý những bản đồ nhật trình này đều mang tính “hướng biển”/nhìn từ biển vào, nghĩa là bên phải bản đồ là hướng Bắc, bên trái là hướng Nam, phía trên hướng Tây và phía dưới hướng Đông. Có lẽ tư duy sông nước cùng môi trường sống của người Việt gắn liền với yếu tố sông biển đã
phương pháp của loại bản đồ này. Một loại khác là bản đồ không có tỉ lệ xích xác định, ký hiệu trên bản đồ là phương thức vẽ, không dễ đo lường được các yếu tố địa lý được biểu thị trên bản đồ, [loại bản đồ này] thuộc về truyền thống mô tả của địa đồ học, cho nên gọi là bản đồ mô tả, có không ít bản đồ cổ Trung Quốc thuộc loại này.” [87, tr. 265]. “Kế lý hoạ phương” 計里畫方 là một phương pháp vẽ bản đồ định lượng truyền thống trong địa đồ học Trung Quốc. Phương pháp này trước tiên căn cứ mối quan hệ tỷ lệ nhất định trên bản đồ, tạo thành mạng lưới tọa độ ô vuông, về sau có thể khống chế vị trí và cự li các yếu tố trên bản đồ.
12 “Thượng văn” “Hạ đồ” là một dạng thức thể hiện bản đồ cổ, xuất hiện khá nhiều ở nhóm bản đồ nhật trình trong ngành bản đồ học Việt Nam. “Thượng văn” là phần ghi chép phía trên bản đồ, chú giải về lộ trình, trạm dịch, cầu cống, diên cách địa danh; phần “hạ đồ” là những hình họa trực quan, sinh động.
ảnh hưởng ít nhiều tới phương hướng bản đồ.14 Dù vậy, một điều chắc chắn rằng, với phương hướng như vậy, các cửa biển được mô tả một cách trực quan hơn.