Để tiện cho việc so sánh đối chiếu, chúng tôi tiến hành lập bảng so sánh. Vì số lượng cửa biển tương đối nhiều, lại trải dài từ Bắc vào Nam, nếu so sánh tổng thể thì dễ khiến bị rối và không tiện cho người đọc. Vì vậy chúng tôi chia nhỏ theo từng các nhóm khu vực để tiện so sánh. Việc chia nhỏ các địa danh theo vùng, chúng tôi căn cứ theo diên cách địa danh khu vực được chú giải trên phần thượng văn bản đồ, cùng tham khảo thêm một số tư liệu khác như: HĐBĐ, QTĐST, …. Các nhóm khu vực gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa và Quảng Nam lần lượt được chúng tôi đề cập như sau.
STT TNTCLĐT HLCHBĐ Hành chính
1 Lục Bộ môn 陸步门 (8a.5.H) 2 Đại Hoàng môn 大黄门 Đại Hoàng môn 大黄门
(4a.5.H) (8b.13.H)
3 Thần Phù môn khẩu 神符门 Thần Phù môn 神符门 (9a.8.H)
口 (4a.6.H)
4 Sung hải môn 充海门 Sung môn 充门 (9b.16.H) (4a.9.H)
5 Nhưng Nghệ môn 仍詣门
(4a.11.H)
6 Lạnh Trường môn 灵長门 Bích môn 碧门 (10a.6.H) (4a.14.H)
7 Hải Yến hải môn 海晏海門 Triều môn 朝门 (10a.14.H) (4b.3.H)
8 Hội Triều hải môn 会朝海門
(4b.10.H)
9 Du hải môn 俞海門 (5a.7.H) Du môn 瑜门 (12a.13.H)
10 Cờn hải môn 乾海門 Cờn môn 乾門 (13a.2.H) Nghệ An (5b.8.H)
11 Quèn hải môn 權海門 Quèn môn 權門 (13b.9.H) (6a.2.H)
12 Thơi hải môn 台海門 Thơi môn 台門 (14a.5.H) (6a.4.H)
13 Vạn Phần hải môn 澫汾海門 Bích môn 碧门 (14b.9.H) (6a.10.H)
14 Hiền môn 賢門 (6b.8.H) Hiền môn 賢門 (15b.14.H) 15 Xá hải môn 舍海門 (7a.3.H) Xá môn 舍門 (16a.7.H) 16 Hội Thống môn 會统门 Thiêm Thống môn 僉统门
(7b.2.H) (17b.4.H)
17 Luật hải môn 律海门 Nhân Luật môn 仁律门
(8a.1.H) (18b.7.H)
18 Nhượng Bạn môn 讓畔海門 Nhượng Bạn môn 讓畔門
(8b.1.H) (20a.6.H) 19 Hải khẩu môn 海口門
(9a.5.H)
20 Di Luân hải môn 弥淪海門 Roòn 存门 (23a.4.H) (9b.7.H)
21 Bố Chính hải môn 布政海门 Bố Chính môn 布政门 Thuận
22 An Niểu môn 安裊门 Niểu môn 裊门 (24b.6.H) (10a.9.H)
23 Nhật Lệ hải môn 日麗海门 Nhật Lệ môn 日麗门 (24b.23.H) (10a.12.H)
24 Minh Linh hải môn 明灵海門
(11a.9.H)
25 Việt Hải môn 越海門
(11a.11.H)
26 Eo hải môn 腰海门 (11b.2.H) Eo Gió môn 腰 门 (27b.7.H) 27 Tư Khách môn 思客门 Tư Dung môn 思容门 (28b.6.H)
(12a.2.H)
28 Châu Mãi hải môn 州渭海門
(12a.6.H)
29 Ải hải môn 隘海门 (12a.8.H) 30 Câu Đê hải môn 俱低海門
(12b.1.H)
31 Đà Nẵng hải môn 陀農海門
(12b.2.H)
32 Đại Chiêm môn 大占门 Đại Chiêm môn 大占门
(12b.7.H) (31a.1.H)
33 Hòa Hiệp môn 和洽海门 Hiệp Hòa môn 合和门 (31a.4.H) (13a.1.H)
34 [Kỳ] Đàn môn [旗] 门
(31a.11.H)
35 Sa Kỳ môn 沙淇门 (13a.3.H) Sa Kỳ môn 沙淇门 (31b.6.H) 36 Tiểu hải môn 小海門
(13a.5.H) Quảng
37 Đại hải môn 大海门 Đại môn 大门 (32a.3.H) Nam
(13a.6.H)
38 Tây Ma môn 西麻门(32a.7.H) 39 Mỹ Á hải môn 美虫海門
(13a.7.H)
40 Sa Vinh hải môn 沙荣海門 Sa Hoàng môn 沙黃门(32b.3.H) (13a.10.H)
41 Đò Quan hải môn 渡關海門 Cầu Dương môn 求陽门
(13b.3.H) (32b.9.H)
42 Càn Liễu hải môn 乾柳海門 Thi Nại môn 尸耐门 (33a.3.H) (13b.5.H)
43 Trà Ổ môn 茶 门(33a.5.H) 44 Nước Ngọt hải môn 渃 海
門 (13b.10.H)
45 Bầu [khe] môn 瓢[溪]门
(33a.11.H)
46 Nước Mặn hải môn 渃 海門 Nước Mặn môn 渃敏门
(14a.4.H) (34a.8.H)
47 Đà Nùng môn 沱農门(35a.13.H) 48 Ăn Răn hải môn 咹噒海門
(14b.3.H)
49 Nguyệt Đán môn 月但门
(35a.1.H)
50 Lai Tân môn 莱薪门 (35b.3.H) 51 Đà Rằng môn 沱農门 (35b.6) 52 Cù Lao môn 劬劳门 (36b.5.H) 53 Tắc Cú hải môn 塞句海門 Tắc Cú môn 塞句门 (36b.7.H)
Phủ Phú (15a.6.H)
Yên 54 Bến Sứ môn 使门 Bến Sứ môn 使门 (37a.8.H)
(15a.8.H)
55 Nha Trang môn 牙庄门 Nha Trang môn 牙庄门
(15b.4.H) (37b.11.H)
56 Cam Ranh môn 甘冷門 Cam Ranh môn 井令门
(15b.6.H) (38a.5.H)
57 Cam Đường hải môn 甘堂海 Nhật Đường môn 日堂门
门 (16a.1.H)
(38b.10.H)
Thái Khương 58 Vân Mai môn 雲埋門 Vân Mai môn 雲埋門 (39a.3.H) và Diên
(16a.3.H) Ninh
59 Bồ Trì môn 蒲持门 (39a.7.H) 50
Khảo về thừa tuyên Thanh Hoa, xuất phát điểm là cửa Lục bộ và điểm mút là cửa Du.51TNTCLĐT mô tả 8 địa danh cửa biển trong khi HLCHBĐ chỉ mô tả có 7 địa danh cửa biển. Như vậy, địa danh trùng nhau giữa hai văn bản là các cửa: cửa Đại Hoàng, cửa Thần Phù, cửa Sung, và cửa Du. HLCHBĐ không có mô tả các cửa:
50 Toàn bộ phần chế bản chữ Hán TNTCLĐT và HLCHBĐ, có chỗ dùng môn 門, có chỗ dùng 门. Ở đây chúng tôi không tự ý thay đổi cách thể hiện, mà hoàn toàn chế bản theo nguyên bản.
51 Có thể tham khảo thêm phạm vi này qua HĐBĐ ký hiệu 98846 lưu giữ tại Đại Học Hiroshima (Nhật Bản), cùng cơ cấu hành chính của các địa phương có ghi phần thượng văn để xác định danh giới từng khu vực.
Nhưng Nghệ, Lạch Trường, Hải Yến và Hội Triều. Xét vị trí địa lý, cửa Nhưng Nghệ và Lạch Trường là hai con sông đổ ra biển của huyện Thuần Lộc (nay là huyện Hậu Lộc). Trong khi huyện Thuần Lộc trong HLCHBĐ chỉ vẽ một con sông, con sông này nằm phía bắc huyện Hoằng Hóa tên là Bích Môn (một tên khác nữa là cửa Y Bích [36, tr.952]). Như vậy, HLCHBĐ chỉ vẽ một cửa biển thuộc khu vực huyện Thuần Lộc là cửa Bích. Một cửa khác là cửa Hải Yến, cửa này là cửa biển nằm giữa khu vực hai huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương. Trong TNTCLĐT mô tả cửa biển này có tên là Hải Yến, trong HLCHBĐ cửa biển này có tên là cửa Triều, với vị trí địa lý mô tả như vậy, thì hai cửa này chính là một cửa biển. Một chi tiết khác như khẳng định hơn hai cửa biển này là một, đó chính là phía tây nam của hai cửa biển này đều có mô tả “tuần” mang tên Hải Yến [9a.15.H]. Một giả thiết khác được đặt ra, là cửa Hội Triều trong TNTCLĐT có thể là cửa Triều, do tiền lệ viết tắt trong văn bản. Để lý giải giả thiết này, trước tiên xin xét vị trí địa lý, cửa Hội Triều trong TNTCLĐT nằm ở khu vực huyện Ngọc Sơn và Quảng Xương (nay là khu vực Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương), trong khi cửa Triều trong HLCHBĐ nằm ở khu vực giữa Hoằng Hóa và Quảng Xương. Với vị trí địa lý như vậy thì hai cửa này không thể là một. Tuy nhiên, một tài liệu khác lại chép rằng cửa Hội Triều này nằm ở huyện Hoằng Hóa [36, tr. 952]. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng: Hội Triều, cửa Triều hay Hải Yến đều là danh xưng chung cho một cửa biển nằm giữa huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương (nay là giữa thành phố Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa), và khả năng do quá trình sao chép nên TNTCLĐT đã vẽ bị nhầm cửa biển này tại khu vực huyện Ngọc Sơn. Đến văn bản thế hệ sau là HLCHBĐ, thì sự nhầm lẫn
này đã không còn, có lẽ đây là một trong những điểm “cách” đáng chú ý của văn bản.
Thừa Tuyên Nghệ An, xuất phát điểm từ cửa Cờn, và điểm mút là cửa Di Luân.
TNTCLĐT mô tảsố lượng địa danh cửa biển là 11 cửa, trong khi HLCHBĐ mô tả 12 địa danh. Số lượng địa danh trùng giữa hai văn bản là: cửa Cờn, cửa Quèn, cửa
Thơi, cửa Hiền, cửa Xá, cửa Hội Thống, cửa Luật, cửa Nhượng và cửa Hải Khẩu.
Vạn Phần, trong TNTCLĐ địa danh này nằm trên địa phận huyện Đông Thành (Đông Thành sau tách thành 2 huyện là Yên Thành và Diễn Châu, cửa Vạn Phần hay còn gọi là cửa Vạn nay thuộc huyện Diễn Châu), trong khi đó HLCHBĐ cũng có một địa danh nằm với vị trí địa lý như vậy mang tên Bích môn. Một tư liệu khác là HĐBĐ
chép từ cửa Thơi tới cửa Quèn bao gồm: cửa Thơi, cửa Bích và cửa Quèn. Như vậy, khả năng cửa Vạn Phần trong TNTCLĐT chính là cửa Bích trong HLCHBĐ. Một cửa khác là cửa Di Luân, cửa Di Luân có một tên khác là cửa“Roòn”[83, tr. 63]. Như vậy, thay vì dùng tên là Di Luân để mô tả, tác giả đã dùng một danh xưng khác là cửa “Roòn” để mô tả cửa biển này.
Phủ Thuận Hóa, với phạm vi từ cửa Bố Chính tới cửa Ải. TNTCLĐT mô tả gồm 9 cửa biển, HLCHBĐ chỉ mô tả có 8 cửa biển, các cửa biển này trùng nhau là: Bố Chính, An Niểu, Nhật Lệ, Minh Linh, Việt Hải, cửa Eo, cửa Tư Khách, cửa Ải (nay chính là vịnh Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). HLCHBĐ mô tả ít hơn TNTCLĐT một địa danh cửa biển là cửa Châu Mãi. Về cửa Châu Mãi, qua khảo sát HLCHBĐ không thấy mô tả cũng như hình họa về địa danh này. Một số các bản đồ khác như: ANQĐ, ANĐQHĐ, ANQĐ cũng không có thông tin về cửa này. Một bản đồ khác, GNNBNĐ mô tả từ cửa Tư Khách tới cửa Hải Vân (còn gọi là cửa Ải Vân) gồm 3 cửa: Tư Khách, Châu Mãi và Cảnh Dương [4b-5a]. Một tư liệu khác cũng có ghi chép về cửa này “cửa Châu Mãi ở phía Đông Bắc huyện [Phú Lộc] 60 dặm, cửa cảng rộng tám trượng năm thước, khi nước lên, sâu một thước ba tấc, nước ròng sâu bảy tấc, thuyền lớn không đi được” [36, tr.144]. Có lẽ do tính chất cửa biển này nhỏ, hẹp lại không đóng vai trò quan yếu nên các bản đồ nhật trình thế hệ sau thường ít mô tả về cửa biển này.
Khảo về xứ Quảng Nam, giữa hai các bản đồ không chênh lệch nhiều, chi tiết như sau: TNTCLĐT mô tả 14 cửa biển, HLCHBĐ mô tả 13 cửa biển. Hai bản đồ trùng các cửa biển (cửa Đại Chiêm, cửa Hiệp Hòa52, cửa Sa Kỳ, cửa Đại, Cửa Sa
52 Theo Trần Viết Ngạc: “Cửa Hòa Hiệp về sau gọi là cửa Hiệp Hòa. Xưa có tên là cửa Đại Áp, nơi sông Bến Ván và sông Tam Kỳ đổ ra biển” [81, tr. 45].
Hoàng/Sa Vinh53, Cửa Nước Mặn). HLCHBĐ so với TNTCLĐT không mô tả các địa danh: cửa Câu Đê, cửa Đà Nẵng (Cửa Hàn), cửa Tiểu, cửa Mỹ Á, cửa Càn Liễu, cửa Đò Quan, cửa Nước Ngọt và cửa Ăn Răn. Cửa Câu Đê, HLCHBĐ khu vực trang (30a) sau đèo Hải Vân có vẽ hai nhánh sông đổ ra biển, tuy nhiên không chú giải danh xưng, rất có thể hai nhánh sông này chính là cửa Câu Đê và cửa Đà Nẵng (cửa Hàn). Một cửa khác, cửa Đò Quan trong TNTCLĐT mô tả cửa này nằm sau cửa Sa Hoàng, nếu cửa này gần cửa Sa Hoàng thì có khả năng cửa Đò Quan này chính là cửa Tân Quan trong QTĐST.54 Vậy nếu giả thiết trên là đúng, thì cửa Thời Phú nằm cạnh cửa Tân Quan trong QTĐST, trong khi cửa Đò Quan nằm cạnh cửa Càn Liễu, hơn nữa hai cửa này đều nằm gần khu vực vũng Trà Ổ – tức là cửa La Hà [86, tr. 64], vậy cửa Càn Liễu chính là cửa Thời Phú. Cửa Cầu Dương phía Bắc giáp với Bến Đá, phía Nam giáp với núi Thời Phú, lại giáp với cửa Sa Hoàng, với vị trí như vậy, thì cửa Cầu Dương này chính là cửa Tân Quan. Vậy 3 cửa Tân Quan, Cầu Dương và Đò Quan là một, chỉ là danh xưng khác nhau mà thôi. Như vậy,
HLCHBĐ cung cấp thêm một số thông tin mới đồng địa dị danh, như: Đò Quan – Cầu Dương – Tân Quan, cửa Càn Liễu – Thời Phú. Ngoài ra cung cấp thêm một số cửa biển mới là: Lai Tân, Cù Lao, Tây Ma, Trà Ổ/ La Hà và Đà Nùng.
Khảo về phủ Phú Yên, TNTCLĐT mô tả khu vực này gồm 4 cửa biển (Tắc Cú, Biển Sứ, Nha Trang và Cam Ranh), trong khi HLCHBĐ mô tả 6 cửa là: Nguyệt Đán, Lai Tân, Đà Diễn, Cù Lao, Tắc Cú, Biển Sứ, Nha Trang và Cam Ranh. Như vậy,
HLCHBĐ mô tả nhiều hơn TNTCLĐT các cửa Nguyệt Đán, Lai Tân, Đà Diễn và Cù Lao. Cửa Nguyệt Đán, nhìn vào đồ bản có thể thấy, bên trong cửa Nguyệt Đán là
53 Sa Vinh là tên cũ của cửa Sa Huỳnh, nay thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cửa Sa Huỳnh đã thấy khi trong bản đồ của Taberd có niên đại 1838. Sớm hơn nữa, sách Duyên hải lục沿海錄
(soạn năm 1817) có ghi cửa Sa Hoàng [17, tr. 97]. Sớm nhất là sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí 皇越一統輿地志 (1806) ghi cửa biển Sa Huỳnh có chợThạch Bi. Sa Huỳnh hay Sa Hoàng chỉ là vấn đề phiên âm của hai chữ “沙黃” theo từng vùng phương ngữ khác nhau. Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ ghi “Sa Vàng” hoặc “Sa Hoàng” với mặt chữkhác nhau là theo lớp địa danh từ đầu triều Nguyễn, còn “Sa Vinh” là tên cổ hơn.
vũng Lấm, trong QTĐST cũng mô tả vũng Lấm, phía ngoài vũng Lấm này là cửa Cù Mông, vậy Nguyệt Đán là tên gọi khác của cửa Cù Mông.
Khảo về phủ Thái Khương và Diên Ninh, TNTCLĐT mô tả 2 địa danh cửa biển (Cam Đường và Vân Mai), trong khi đó HLCHBĐ mô tả 3 cửa biển (cửa Cam Đường, cửa Vân Mai và cửa Bồ Trì). Như vậy, HLCHBĐ mô tả nhiều hơn
TNTCLĐT một cửa biển là cửa Bồ Trì. Cửa Vân Mai, theo vị trí vẽ thì nằm phía ngoài lũy Cà Ná, với cách mô tả như vậy, thì khả năng cửa Vân Mai này chính là cửa Cà Ná55 (nay chính là khu vực Cà Ná thuộc huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận). Hai cửa còn lại là Cam Đường và Bồ Trì, các thông tin gần khu vực hai cửa biển này rất hạn chế, phần lớn chỉ mô tả các địa danh “quán 舘”, thậm chí các địa danh này cũng không rõ ràng về tên gọi, các địa vật khác cũng hạn chế ghi chú danh xưng, những điều này gây bất lợi thông tin khi xác định các cửa biển. Hơn nữa, nhìn vào tỉ lệ mô tả khu vực này rất mất cân đối, khoảng cách cự ly giữa các điểm trên bản đồ đã bị bóp méo, người vẽ đã cố gắng pha trộn những gì mình nghe được để miêu tả về thực địa qua các chi tiết họ vẽ trên đồ, mà không có điều kiện tiếp xúc với khu vực này.56
Tóm lại, qua việc so sánh đối chiếu diên cách địa danh cửa biển giữa hai văn bản
TNTCLĐT và HLCHBĐ cho thấy danh xưng địa danh giữa hai văn bản “không biến đổi” nhiều, kết quả so sánh này chỉ càng khẳng định thêm HLCHBĐ là một bản đồ thế hệ sau của TNTCLĐT. Bên cạnh đó, HLCHBĐ cũng có những phần “biến đổi” nhưng không nhiều, có thể nhắc đến như: bổ sung những cửa biển mà bản đồ trước đó không có, sửa đổi những nhầm lẫn của bản đồ thế hệ trước, đặc biệt là gia tăng một số cước chú địa danh mới cho bản đồ.
55 Cửa Cà Ná, trong Bản quốc dư đồ本國輿圖, mô tả cửa này nằm giữa cửa Phan Rang và Phan Rí. Trong khi TNTCLĐT và HLCHBĐ mô tả cửa Vân Mai (Cà Ná) sau cửa Phan Rí. Không rõ tư nguồn tư liệu nào mô tả minh xác, điều này chúng tôi tạm nêu ra, sẽ kiểm chứng sau.
Tiểu kết chương 3
Chương này chúng tôi đề cập tới lý thuyết về địa lý học lịch sử và địa danh học lịch sử cùng nghiên cứu trường hợp diên cách địa danh cửa biển so với các bản đồ khác. Chúng tôi tạm kết luận như sau:
Địa lý học lịch sử là một bộ môn khoa học liên ngành, nó không tồn tại một cách độc lập, tách biệt, mà ở trong thế tương liên, tương hỗ với nhiều ngành khoa học khác, như: sử học, địa lý học nhân văn, sinh thái học nhân văn, địa danh học lịch sử...Địa danh học lịch sử (historical toponymy) là một cách đi cùng chiều với
địa lý học lịch sử, là thao tác bắt buộc trong một nghiên cứu địa lý học lịch sử đồng thời thực hiện cả các thao tác của địa danh học lịch sử, cho dù địa danh học lịch sử là một chuyên ngành thuộc ngôn ngữhọc lịch sử (historical linguitics).
Từ số liệu so sánh diên cách địa danh cửa biển HLCHBĐ với TNTCLĐT có thể kết luận một điều rằng: địa danh cửa biển giữa hai văn bản về cơ bản là tương đồng, không có sự thay đổi về danh xưng. Các thông tin chú giải thượng văn cũng chưa có sự biến đổi nhiều, nếu có thay đổi cũng không ảnh hưởng tới nội dung chú giải. Như vậy, giữa TNTCLĐT và HLCHBĐ phản ánh chung một nội dung văn bản (xử dụng tư liệu thời Cảnh Hưng). Điều này càng khẳng định mạnh mẽ, HLCHBĐ là một bản đồ sử dụng tư liệu thời Cảnh Hưng để tạo tác và tư liệu tham khảo chủ yếu chính là
KẾT LUẬN
Sau khi tổng hợp một số vấn đề nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam, khảo cứu văn bản Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ từ góc độ văn bản học và diên cách địa danh, luận văn rút ra các kết luận sau:
Nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam được thực hiện khá sớm, từ năm 1896 đến nay (2019) đã công bố khoảng 71 bài viết có liên quan về bản đồ cổ Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước. Có thể thấy rằng, nghiên cứu về bản đồ cổ Việt Nam ở