Tình hình QLNN đối với DNFDI tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 58 - 65)

- Diện tích: 2,0055ha

15 Nhà xưởng CNC Long Công ty CP Long Hậu 10/07/2018 Hậu (Cty Cp Long Hậu)

2.2.1. Tình hình QLNN đối với DNFDI tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Trên cơ sở Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và 12 Chương trình lớn thực hiện Nghị quyết 33 của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ của miền Trung” .

“Đà Nẵng đã tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể đến năm 2025, tạo cơ sở cho việc quy hoạch chi tiết về lãnh thổ các khu công nghiệp, khu đô thị và quy hoạch đất đai, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, Đà Nẵng cũng đã đề ra là phải “nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư. Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”

Trong giai đoạn 2014 - 2020, Thành phố Đà Nẵng chủ trương tiếp tục khuyến khích và thu hút mọi nguồn lực đầu tư ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm:

Chính sách công nghệ

Mục tiêu của chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại của nước ngoài để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hoá công nghệ để tăng năng lực nội sinh của công nghệ. Điều này được khẳng định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thu hút công nghệ hiện đại để đầu tư theo chiều sâu vào các cơ sở kinh tế hiện có hoặc thu hút công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu.

Qua thẩm định các dự án cho thấy, nhiều dự án phát huy tác dụng tốt trong chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí, viễn thông, các ngành cơ khí nông nghiệp, máy móc công cụ, máy phục vụ ngành công nghiệp nhẹ…

 Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật của Thành phố Đà Nẵng:

“Trong thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng phát triển cũng là một trong những điều kiện hấp dẫn để thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư vào Thành phố Đà Nẵng. Trong điều kiện vốn ngân sách còn hạn hẹp, Thành phố Đà Nẵng có định hướng đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư: BOT, BT, BTO, PPP…Thực tế cho thấy đã có một số dự án đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn ngoài ngân sách do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện đạt hiệu quả tốt: các dự án đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Thành phố Đà Nẵng đều do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện, một số dự án BTO trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” (danang.org.vn).

quỹ đất sạch, hệ thống giao thông chưa đáp ứng, lựa chọn công nghệ còn khó khăn, kho bãi còn nhiều bất cập. Dịch vụ hậu cần, đặc biệt là dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế cụ thể: chi phí vận tải cao, tuyến đường vận chuyển ít và thời gian vận chuyển dài hơn… sẽ làm cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.1.2. Ban hành các cơ chế, chính sách và pháp luật

Trong thời gian qua, do việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển theo ngành và không gian của thành phố Đà Nẵng để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cũng như hoàn thành bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết phát triển cho từng lĩnh vực, ngành nghề, nên đã dẫn đến việc giới thiệu địa điểm đầu tư thực hiện chưa tốt. Xây dựng và ban hành chính sách còn dàn đều, chưa có nhiều ưu đãi cho các lĩnh vực ưu tiên, nên hướng đầu tư còn phụ thuộc phần lớn vào ý định của các nhà đầu tư nước ngoài và còn mang tính tự phát. Việc thu hút vốn FDI vào ngành du lịch cũng không đồng bộ, chỉ mới tập trung vào đầu tư khách sạn, chưa có nhiều dự án FDI vào các ngành khai thác cảnh quan thiên nhiên.

Đà Nẵng, đã giao cho Ban xúc tiến đầu tư đầu tư để tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thủ tục đầu tư, nhưng trong quan hệ của các nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa giải quyết tốt được tình hình. Hoạt động xúc tiến thu hút FDI tại Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, việc xúc tiến các dự án đầu tư triển khai chậm, nhất là trong việc xin chủ trương thực hiện dự án và địa điểm cho dự án. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá chưa tốt do sự phối hợp giữa các cơ quan thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập và mở rộng hơn nữa trong quan hệ quốc tế.

Thành phố Đà Nẵng lập tổ biên tập trang Web về đầu tư, những do nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc thành lập đội ngũ cộng tác viên để thu thập, tổng hợp và biên dịch thông tin đưa lên mạng chưa được triển khai. Do

vậy việc cung cấp thông tin qua mạng chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà đầu tư. Điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư do dự trước khi đầu tư vào thành phố, trong khi các Thành phố Đà Nẵng thành phố khác cạnh tranh rất gay gắt sẽ dẫn đến mất cơ hội được đầu tư.

Tuy nhiên về việc ban hành các chính sách còn có những hạn chế nhất định. Bộ phận trực tiếp giải quyết hồ sơ, thủ tục của doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định, thông tư, nghị định gây ra tình trạng mỗi cán bộ hướng dẫn một kiểu khác nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp khi có vướng mắc những thủ tục hành chính. Những thủ tục phải đăng ký bằng dịch vụ công trực tuyến, thoạt nghe tưởng dễ nhưng khi thực hiện những lỗi về kỹ thuật của các trang mạng quá nhiều, đôi lúc không thể tải được trang hay nộp hồ sơ trực tuyến không được, làm tốn thời gian hơn so với in và nộp hồ sơ giấy. Thủ tục thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không nắm bắt kịp nên khi làm lại giấy tờ mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu cũng bị doanh nghiệp đánh giá thấp như các quy định của nhà nước còn cứng nhắc, thuế phí, lệ phí quá cao và thanh tra, kiểm tra quá nhiều.

2.2.1.3. Cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư

Ở Đà Nẵng, cấp phép đầu tư được thực hiện thông qua cơ chế “một cửa” tại Ban xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng. Nhà đầu tư nước ngoài được miễn các chi phí liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư. Thành phố Đà Nẵng đã ban hành và thực hiện có kết quả cải cách thủ tục hành chính, thông qua thưc ̣ hiện cơ chế“một cửa liên thông” đối với các dư ̣án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Cơ chế đi vào thực hiện đã rút ngắn thời gian kể từ khi quyết định chủ trương đầu tư đến bàn giaoặt mbằng ạchs cho nhà đầu tư, góp phần

đáng kể cải thiện môi trường đầu tư, được các nhà đầu tư hoan nghênh và đánh giá cao.

Thành phố Đà Nẵng: Nhà đầu tư chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thành hồ sơ dự án FDI, nhận giấy phép đầu tư và triển khai thủ tục thực hiện dự án (hoặc trực tiếp với Ban Quản lý các KCN Thành phố Đà Nẵng đối với các dự án đầu tư vào KCN).

Mặc dù có nhiều cải tiến trong xúc tiến đầu tư thể hiện ở nội dung, hình thức thực hiện nhưng hiệu quả công tác này chưa cao, cơ chế chính sách ưu đãi chưa thật sự cạnh tranh; sự phối hợp các đơn vị, các ngành trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp trước, trong và sau khi cấp phép thiếu chặt chẽ; chương trình xúc tiến chưa được xây dựng và điều phối thống nhất để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút FDI của từng đối tác đã đề ra. Hoạt động xúc tiến còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung đúng đối tác, lĩnh vực trọng điểm nên chưa thu hút được dự án đầu tư có ngành nghề, hàm lượng công nghệ cao, các dự án đăng ký thì chiếm tỷ lệ cao cả về số dự án và vốn đầu tư, nhưng khi triển khai thực hiện còn chiếm tỷ lệ rất thấp

2.2.1.4. Kiểm tra, thanh tra và giám sát:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp Thành phố Đà Nẵng, Thanh tra Thành phố Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và cơ quan đơn vị trên địa bàn trong công tác giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của Nhà đầu tư theo đúng quy định; Hàng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án về: tiến độ, vốn thực hiện, lao động, kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường; Kiên quyết xử lý những dự án có vi phạm hoặc không triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết. Về công tác quản lý hoạt động xây dựng cơ bản và thanh quyết toán công trình đối với doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng do Sở xây dựng là cơ quan chủ trì quản lý các thủ tục liên quan đến xây dựng cơ bản như thẩm định, thiết kế kỹ thuật công trình về: quy hoạch tổng thể, mật độ xây dựng, chất lượng công

trình, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và quy chuẩn xây dựng áp dụng. Tuy nhiên có thể nói, công tác này chưa chặt chẽ, còn buông lỏng thiếu sự kiểm tra thường xuyên của các cơ quan chức năng, vẫn còn tình trạng để mặc cho bên nước ngoài tổ chức thực hiện, nên nhiều công trình làm không đúng thủ tục thẩm định thiết kế, phá vỡ cảnh quan môi trường của thành phố. Đây là những yếu kém và thiếu đồng bộ về cơ sở phát lý về phê duyệt thiết kế.

Bảng 2.6.Tổng hợp kết quả kiểm tra, rà soát doanh nghiệp/dự án tại 05 KCN trên địa bàn Thành phố

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp/dự án Tổng số

Doanh DN đang xây DN cho thuê nhà

Khu công nghiệp/ doanh Doanh Doanh dựng/chưa xây xưởng Ghi

STT nghiệp

Cụm doanh nghiệp nghiệp/dự nghiệp nghiệp dựng/không còn chú hoạt động

án có năng có năng hoạt động/chưa Không bình

lực cao lực thấp hoàn tất thủ tục phép phép thường

đầu tư

I KCN Hòa Khánh 215 16 140 28 31 13 3

1 Doanh nghiệp trong nước 148 11 84 26 27 13 2

2 Doanh nghiệp FDI 67 5 56 2 4 0 1

II KCN DVTS Đà Nẵng 61 4 50 4 3 8 0

3 Doanh nghiệp trong nước 54 4 43 4 3 8 0

4 Doanh nghiệp FDI 7 0 7 0 0 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)