VI. Chủng ngừa bệnh viêm gan siêu v iB 1 Ích lợi của việc chủng ngừa
2. Đối tượng cần được chủng ngừa
Một cách lý tưởng, tất cả mọi người đều nên chủng ngừa viêm gan siêu vi B. Lý do thứ nhất là vì lợi ích của bản thân mình, bởi vì tất cả những người đã mắc vào bệnh viêm gan siêu vi B đều hiểu rất rõ câu “Sức khoẻ quý hơn vàng.” Lý do thứ hai là tính chất xã hội của căn bệnh. Sự “an nguy” của mỗi cá nhân trong trường hợp này đều có sự gắn bó nhất định với cộng đồng xã hội, và việc chủng ngừa viêm gan siêu vi B là một hành vi sáng suốt biểu lộ tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người.
Nhiều nơi trên thế giới hiện nay đã áp dụng các chế độ chủng ngừa tập thể để chống lại sự lây lan của bệnh viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay không phải đâu đâu cũng đều làm được điều đó. Nhất là ở các nước nghèo thì điều này càng khó thực hiện hơn.
Trong điều kiện thực tế, vẫn còn cần thiết phải phân ra một số đối tượng có “ưu tiên” cao hơn
trong việc chủng ngừa, có nghĩa là cần thiết phải xem xét ngay việc chủng ngừa để đảm bảo sức khoẻ. Căn cứ vào các điều kiện lây lan của siêu vi B như chúng ta vừa tìm hiểu, có thể tạm kể ra đây một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khá cao hơn so với những người bình thường:
Tất cả thân nhân sống chung trong gia đình với người đã nhiễm siêu vi B.
Những người – thường là các nhân viên y tế – thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân.
Những người có tiếp xúc qua da và niêm mạc với máu và các chất dịch bị nghi ngờ là có chứa siêu vi B.
Những người thường phải được truyền máu hoặc các chế phẩm của máu do các yêu cầu điều trị khác.
Trẻ em từ sơ sinh cho đến 15 tuổi.
Những người chích ma tuý.
Những người thường xuyên lọc thận.
Những người đồng tính luyến ái hoặc thường có quan hệ tình dục với nhiều người.
Vì bệnh viêm gan siêu vi B có thể gây bệnh và chấm dứt mà bệnh nhân khơng hề hay biết, nên có nhiều trường hợp đã miễn nhiễm với siêu vi B mà bản thân cũng khơng biết. Vì thế, một số người đề nghị nên thử máu trước khi chủng ngừa. Nếu kết quả cho thấy đã có kháng thể chống siêu vi B thì việc chủng ngừa là khơng cần thiết.
Về mặt tác dụng của thuốc, cho dù là người đã miễn nhiễm với siêu vi B cũng sẽ không bị ảnh hưởng xấu nào khi chủng ngừa siêu vi B. Tác dụng xấu duy nhất là sự tốn kém, nghĩa là phải chi ra số tiền chủng ngừa không cần thiết.
Tuy nhiên, nếu kết quả cho thấy là khơng có kháng thể chống siêu vi B trong máu, người chủng ngừa xem như phải mất thêm chi phí cho việc thử máu trước.
Việc thử máu trước, do đó là khơng cần thiết, nhưng có thể do mỗi người tự cân nhắc để quyết định. Nếu căn cứ vào các số liệu thống kê thì xác xuất của số người có kháng thể chống siêu vi B ước chừng là 15% trong dân số Việt Nam. Hay nói khác đi thì trong 85% trường hợp, việc thử máu chỉ gây tốn kém thêm cho chi phí chủng ngừa mà thơi.