Người lành mang siêu v iB

Một phần của tài liệu Viêm gan Biết để sống tốt hơn (Chương 3) ppsx (Trang 25 - 26)

Trong trường hợp này, siêu vi B không bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng chúng cũng khơng cịn “hung

hãn” như lúc mới xâm nhập cơ thể. Chúng chuyển

sang trạng thái “nằm chờ”, tăng trưởng rất chậm chạp và không tấn công mạnh mẽ vào các tế bào gan như trước nữa. Vì thế, mặc dù có sự hiện diện của siêu vi B trong máu, nhưng gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách bình thường.

Khi thử máu, kháng nguyên mặt ngoài HBsAg vẫn tiếp tục dương tính. Nhưng men gan ALT khơng bị tăng cao. Nói chung, sau trận chiến với cơ

thể, vi khuẩn đã bị khuất phục phần nào nhưng không bị diệt sạch. Trong rất nhiều trường hợp, vi khuẩn trở nên rất hiền hoà, “ngủ yên” trong cơ thể người bệnh mà khơng gây ra tác hại gì cả. Người ta gọi trường hợp này là “người lành mang siêu vi B”.

Tuy nhiên, nguy cơ của những “người lành

mang siêu vi B” này là họ trở thành những công cụ

âm thầm lan truyền siêu vi B trong xã hội. Bởi vì khơng phải ai cũng tự biết được mình là người mang siêu vi B thuộc loại này. Có rất nhiều người nhiễm bệnh, rồi khỏi bệnh và rơi vào trường hợp này nhưng bản thân lại không hề hay biết vì chưa từng đi thử máu. Vì thế, bản thân họ khơng hề có sự quan tâm, mà những người tiếp xúc với họ cũng khơng biết để mà đề phịng. Điều này dẫn đến những điều kiện thuận lợi cho siêu vi B lan tràn ra khắp nơi. Nguy cơ thứ hai là vẫn có thể có một lúc nào đó siêu vi B sẽ “vùng dậy” trong cơ thể những người này và bắt đầu gây bệnh trở lại (reactivation).

Một phần của tài liệu Viêm gan Biết để sống tốt hơn (Chương 3) ppsx (Trang 25 - 26)