Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát điều TRA vụ án HIẾP dâm NGƯỜI dưới 16 TUỔI từ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 71 - 79)

Thứ nhất: Trong những năm gần đây VKSND tỉnh Đồng Nai đã được VKSND tối cao quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc theo hướng khang trang hơn, hiện đại hơn. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và BLTTHS. Điển hình, theo quy định của BLTTHS cũng như yêu cầu của VKSND tối cao, VKSND tỉnh Đồng Nai khi KSĐT ở giai đoạn điều tra các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải tham gia đầy đủ các cuộc khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, nhận dạng, đối chất... dẫn đến nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ phục vụ quá trình kiểm sát điều tra hay sử dụng phương tiện đi lại cũng như kinh phí phục vụ đi lại sẽ tăng lên; hoặc chế độ báo cáo ngày càng đặt ra khẩn cấp hơn, nhiều hơn... trong khi cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phương tiện liên quan còn hạn chế thì chắc chắn khó đáp ứng được như yêu cầu. Để hoạt động KSĐT ngày càng được nâng

cao chất lượng thì cần phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị làm việc cho KSV nói riêng và ngành kiểm sát nói chung.

Thứ hai: Cần có chính sách thi đua, chế độ khen thưởng hàng tháng, hàng quý, hàng năm đối với những KSV được phân công kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi làm việc năng suất, hiệu quả và ngược lại có chính sách phạt đối với những KSV cố tình né tránh, thụ động, làm việc kém hiệu quả đặc biệt dẫn tới oan, sai, sót lọt tội phạm. Điều này góp phần tạo động lực làm việc, khuyến khích việc tự học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được công việc của KSV.

Kết Luận Chương 3

Từ thực trạng kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được tác giả phân tích, đánh giá trong chương 2, đến chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong thời gian tới. Để thực hiện có hiệu quả, các giải pháp này phải được Lãnh đạo Viện cần quán triệt thực hiện đồng bộ, xuyên suốt trong tất cả cán bộ, KSV làm công tác KSĐT án hình sự nói chung và cán bộ, KSV làm công tác KSĐT án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.

Luận văn đã kiến nghị các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Lãnh đạo Viện; xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra Công an tỉnh; nâng cao chất lượng đội ngũ KSV và các giải pháp khác như: tăng cường cơ sở vật chất, có chế độ khen thưởng thích hợp... đầu tư về mọi mặt nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của VKS trong KSĐT các vụ án hình sự nói chung và KSĐT án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Thực hành Quyền công tố và KSĐT các vụ án hình sự của VKS là một trong những chức năng do Hiến pháp quy định. Trong những năm qua, hoạt động KSĐT của VKSND tỉnh Đồng Nai trong KSĐT các vụ án hình sự nói chung và kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần tích cực trong việc ổn định chính trị, bảo đảm an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân... Chính vì vậy, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta đã khẳng định: VKS thực hiện hai chức năng cơ bản là THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không chỉ vậy còn yêu cầu phải “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Đây là một trong những căn cứ để luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản nhất của VKSND tỉnh Đồng Nai trong Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Nghiên cứu vấn đề này tác giả tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận chung về quyền công tố, THQCT của VKSND là cơ sở, nền tảng để tác giả phân tích làm rõ khái niệm, phạm vi, nội dung Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi của VKSND. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả của VKSND trong Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong thời gian tới.

Thứ hai, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cưu khoa học, nghiên cứu và tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động của VKSND tỉnh Đồng Nai trong Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thời gian từ năm 2016 - 2020. Trước khi phân tích, đánh giá thực tiễn, luận văn đã khái quát tình hình tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian

hiếp dâm người dưới 16 tuổi và những hạn chế tồn tại cần khắc phục cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó để việc Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong thời gian tới được hoàn thiện hơn.

Thứ ba, từ những vấn đề thực trạng, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Trong những giải pháp đáng chú ý nhất là sớm hoàn thiện những quy định của BLHS và BLTTHS theo tinh thần Nghị quyết 49- NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ đạo. Nếu các giải pháp này được tiến hành đồng bộ, xuyên suốt thì chắc chắn công tác THQCT, KSĐT của ngành Kiểm sát nói chung và của VKSND tỉnh Đồng Nai nói riêng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, xứng đáng với vai trò, trọng trách của một cơ quan công tố, bảo vệ pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo công tác năm của Cơ quan CSĐT, VKSND tỉnh Đồng Nai năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai.

2. Bộ Chính trị (2000) Chi thị sổ 53-CT/TV ngày 21/3/2000 cùa Bộ Chinh trị (khóa IX) về một số công việc cấp bách các cơ quan tư pháp can thực hiện trong năm 2020,1 là Nội.

3. Bộ Chính trị (2002) NQ 49-NQ/TW ngày 02/6/2002 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,1 là Nội.

4. Bộ Chính trị (2002) NQ 08- NQ/TW ngày 02/1/2002 về Một sô nhiệm vụ trọng tâm cùa công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

5. Chinh phủ (1959) Nghị định 256/TTg ngày 1/7/1959 quy định về nhiệm vụ và tỏ chức cùa Viện công tổ, I là Nội.

6. ĐCS Việt Nam (2006) Văn kiện ĐHĐB lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. ĐCS Việt Nam (2002), NQ số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 8. ĐCS VN (2005), NQ số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng; hoàn thiện Hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020, Hà Nội.

9. ĐCS Việt Nam (2005), NQ số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

10. Đào Trí úc (1995); Tội phạm học, LHS và Luật TTHS Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đặng Thị Hồng Thủy (2006); “Điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ.

12. Đồ Văn Dương (2006); “Cơ quan THQCT trong cài cách tư pháp ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 10 - 13.

13. Đồ Ngọc Quang (2012), "Hoàn thiện thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong tổ tụng hinh sự đáp ứng yêu cầu cài cách tư pháp", Tạp chỉ kiếm sát, (08), tr. 10.

14. GS. TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên); Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Khoa học xã hội.

15. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, Hà Nội. 16. Hồ Chí Minh (2002); Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Huỳnh Quốc Hùng (2012), Hoạt động thực hành quyền công tố vá kiểm sát điểu tra các vụ án hình sự của VKS quân sự theo tinh thần cải cách tư pháp, thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp bộ; VKS quân sự TW, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

18. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Đồ Ngọc Quang (2013), Giảo trinh luật TTHS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Chi (2012), Đề cương bài giảng Những vấn đề cơ bản và hiện đại của Bộ LTTHS.

20. Ngô Văn Đọn (2004); Nâng cao chất luợng kiêm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyầt công tổ về van đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiếm sát hình sự, Đề tài khoa học cấp bộ: Viện kiếm sát nhân dân tối cao. 21. Trần Đình Nhã (1995), về việc đổi mới tổ chức CQĐT - Nhũng vẩn đề lý luận và thục tiền cấp bách của LTTHS Việt Nam, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, Viện khoa học KS: VKSND tối cao.

22. TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Nội vụ (1998), Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS, Hà Nội.

23. Trường đại học luật Hả Nội (1998); Giảo trình Luật Tổ tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Trường đại học luật Hà Nội (1999); Từ điển luật học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trường đào tạo, bồi dường nghiệp vụ kiềm sát (2012); Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, Hà Nội.

26. Lê Cảm (2004); "Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hỉnh sự", Tạp chỉ Kiểm sát, (2).

27. Lê Hữu Thể (2008); Thực hành QCT và KSHĐTP trong giai đọan điều tra, Nxb Tư pháp, tr.21, Hà Nội.

28. Liên hợp quốc (1989); Công ước về Quyền trẻ em.

29. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung 2009) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung 2017) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2017.

31. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2017.

33. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội. 34. Quốc hội (2016); Luật trẻ em, Hà Nội.

35. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức VKSND số 63/2014/QH13, Hà Nội. 36. Quốc hội (1992; 2013), Hiến Pháp, Hà Nội.

37. PGS.TS.GVC Đoàn Minh Duệ, TS.GVC Đinh Ngọc Thắng (2016), Giáo trình phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. PGS. TS. Trần Văn Luyện, PGS.TS. Phùng Thế Vắc, TS. Lê Văn Thư, TS. Nguyễn Mai Bộ, LS.TS Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Ngọc Hà, LS.

Phạm Thị Thu (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 phần các tội phạm, Nxb Công An Nhân Dân.

39. Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ X (nhiệm kỳ 2006 - 2010), năm 2006. 40. Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2011 - 2015), năm 2011. 41. Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XII (nhiệm kỳ 2016 - 2020), năm 2016. 42. VKSND Tối cao (2006); Kỹ năng THQCT và KS việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hả Nội.

43. VKSND Tối cao (2006); Sổ tay kiếm sát viên hình sự, Hà Nội.

44. VKSND Tối cao (2020), Quy chế thực hành quyền công tố và kiêm sát điều tra ban hành kèm theo Quyết định sổ 111\QĐ-VKSTC ngày 17/04/2020, Hà Nội.

45. VKSND tối cao (2019); Báo cáo triển khai công tác, Hả Nội.

46. VKSND Tối cao (2019); Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cái cách tư pháp, Chuyên đề nghiệp vụ, VKSNDTC.

47. Viện trưởng VKSND tối cao (2013); Quy chế công tác KS việc tạm giữ, tạm giam và THAHS ban hành kèm theo Quyết định sổ 35/QĐ VKSTC-V4 ngày 29/01/2011, Hà Nội.

48. VKSND tối cao; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng (2005), TTLT số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003, Hà Nội.

49. VKSND tối cao; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng (2013), Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 02/8/2013 về hướng dẫn thi hành quy định BLTTHS về việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, Hà Nội.

50. Võ Thị Xuân Đào (2012); “Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hiếp dâm trẻ em”, Luận văn thạc sĩ.

51. Vũ Việt Hùng, Trần Hưng Bình (2012); Nâng cao chất lượng thực hành quyển công tố và kiểm sát điều tra các vụ án vế trật tự xã hội theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ: Vụ 1A, Viện kiềm sát nhân dân Tối cao.

52. Vũ Đức Trung (2005), “Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh TP phía Nam, thực trạng giải pháp phòng ngừa đấu tranh”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát điều TRA vụ án HIẾP dâm NGƯỜI dưới 16 TUỔI từ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 71 - 79)