Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban MTTQ huyện An Lão, Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn huyện an lão, bình định (Trang 58 - 64)

huyện An Lão, Bình Định

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp

Để thực hiện tốt vai trò giám sát, Cấp ủy các cấp, nhất là cấp cơ sở quan tâm, chỉ đạo những công việc cụ thể, như bố trí cán bộ Mặt trận, đoàn thể có đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác giám sát, góp ý kiến vào kế hoạch giám sát hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết, có quy chế và tiếp thu ý kiến của Ủy

ban Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, quy chế tiếp xúc đối thoại với nhân dân, có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về giám sát, Hội đồng nhân dân và UBND các cấp xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp cụ thể, hàng năm với Ủy ban Mặt trận TQ các cấp, có trách nhiệm giải trình và giải trình rõ ràng các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận TQ và các đoàn thể.

Cần phải có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cấp cơ sở, các cộng tác viên, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng tại địa phương, để nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết cũng như phẩm chất chính trị trong công tác giám sát xã hội, kỹ năng vận động, tuyên truyền, thuyết phục cho nhân dân.

Cần có giải pháp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhất là ở cơ sở, từng bước đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước vào lòng dân thông qua các buổi họp dân, các ngày hội bằng các hình thức sinh động, để tuyên truyền, thuyết phục và phản ánh đa chiều, để Mặt trận đảm bảo là nơi tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi để nhân dân tin tưởng và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

3.2.3.2. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng tư vấn, xây dựng đội ngũ công tác viên dư luận xã hội

Cần phải tập trung nâng cao, bổ sung, mở rộng đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, đội ngũ bán chuyên trách để nâng cao vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp tại mọi lúc, mọi nơi, nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin, những dư luận xã hội, bổ sung những chứng cứ cho Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp thực hiện tốt chúc năng giám sát của mình.

Hội đồng tư vấn là một thiết chế tất yếu làm chức năng tư vấn cho hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc huyện, Hội đồng tư vấn thường xuyên đổi mới về phương thức hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình tư vấn cho Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc huyện hàng năm.

Trong quá trình giám sát xã hội, có những công trình xây dựng hoặc các vấn đề giám sát ngoài khả năng của Mặt trận, thì Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện cần phải tổ chức họp, mời các chuyên gia, hội đồng tư vấn, các thành viên, các cộng tác viên dư luận xã hội và mời các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đứng chân tại địa bàn tham gia công tác gíam sát xã hội, đóng góp và cung cấp những thông tin chính xác, phục vụ cho công tác giám sát được đảm bảo, khách quan.

3.2.3.3. Xây dựng cơ chế phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức thành viên trong hoạt động giám sát xã hội

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần phát huy vai trò chủ trì phối hợp với các thành viên lắng nghe ý kiến nhân dân, dư luận, báo chí, tập hợp ý kiến của đoàn viên, hội viên, để phản ánh với Hội đồng nhân dân qua báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, thông báo Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền tại các kỳ họp của HĐND để góp ý kiến kịp thời với người đứng đầu, với Đảng, Nhà nước.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc huyện cần có quy chế phối hợp riêng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các thành viên, cách thức, quy trình thực hiện.

3.2.3.4. Chủ động phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện hoạt động giám sát xã hội

Việt Nam huyện và các cơ quan nhà nước, cần coi công tác giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội là một nhu cầu tất yếu trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với các cơ quan nhà nước phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong công tác giám sát.

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc huyện và các xã, thị trấn cần xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp công tác giữa thường trực HĐND, thường trực UBND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp, trong chương trình phối hợp, phải có quy định về trách nhiệm giám sát xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp trong việc phản ánh đa chiều những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, việc giải quyết những ý kiến, kiến nghị của nhân dân và trách nhiệm giám sát của Mặt trận trong việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của nhân dân; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thông qua các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, các phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian đến.

3.2.3.5. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp và Ban công tác Mặt trận trên địa bàn dân cư

Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, động viên nhân dân tích cực giám sát để phòng ngừa, phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí nhất là những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng cần tập trung giám sát, trước hết là quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý tài sản nhà nước, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư khi thu hồi đất, cấp giấy phép xây dựng, kinh doanh, thu các loại phí, lệ phí, các khoảng đóng góp của nhân dân…

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các xã, thị trấn giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng.

Tại các cơ sở, địa phương là nơi khởi nguồn những nhu cầu đời sống hằng ngày của nhân dân, là nơi nảy sinh ra các chủ trương, chính sách và cũng là nơi kiểm định các chủ trương, chính sách đó có đi vào lòng dân, đi vào cuộc sống.

Chính vì lẽ đó mà vai trò, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận cần phải hướng mạnh về cơ sở, cần phải đổi mới nội dung, nâng cao vai trò công tác giám sát của Ban công tác Mặt trận thôn, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Ban công tác Mặt trận thôn, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, tập trung củng cố về tổ chức, hàng năm trong các đợt tổng kết, sơ kết kịp thời biểu dương, khen thưởng những nhân tố điển hình trong công tác giám sát xã hội ở khu dân cư, để động viên, khích lệ làm cho vai trò giám sát xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ uốc Việt Nam các cấp được nâng cao.

3.2.3.6. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam trong công tác bầu cử, hiệp thương

Công tác bầu cử, hiệp thương được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp quan tâm, tuy nhiên, để công tác giám sát xã hội hoạt động có hiệu quả, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp cần phải phối hợp tốt với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, tổ chức các cuộc họp, đứng ra chủ trì và hiệp thương để bầu các hội thẩm Tòa án nhân dân, các thẩm phán, các kiểm sát viên, hiệp thương lựa chọn bầu thẩm phán tòa án nhân dân, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân…, đồng thời tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh với cơ quan dân cử theo đúng quy định của Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam năm 2015, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy định khác…

pháp luật về luật bầu cử cho nhân dân, thực hiện quyền vận động bầu cử, tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri cho các đại biểu dân cử với cử tri, đồng thời qua đó cũng phát huy vai trò giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp.

Ủy ban Mặt trận cần phải khắc phục tính hình thức trong các hội nghị tiếp xúc cử tri; đảm bảo để mọi cử tri đều có quyền tham dự các hội nghị tiếp xúc cử tri … góp phần nâng cao vai trò của Ủy ban Mặt trận và đảm bảo cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được diễn ra dân chủ, an toàn và đúng pháp luật.

3.2.3.7. Phối hợp giám sát xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc các cấp với các cơ quan, đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực khác

Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc với các tổ chức của Đảng, CQNN; cần coi giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là một nhu cầu tất yếu trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các CQNN phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay.

Cùng với việc lựa chọn và phối hợp sử dụng các hình thức giám sát theo quy định của pháp luật, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin từ các tầng lớp nhân dân, từ xã hội thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trên cơ sở đó có kiến nghị giám sát phù hợp, đúng đắn.

Cần phải phát huy tốt hơn nữa vai trò giám sát xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, cụ thể hóa các đường lối, chủ trương của đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về

những nội dung cần được giám sát; xây dựng các văn bản phối hợp với các tổ chức thành viên và các cơ quan liên quan trong công tác giám sát, tổ chức tập huấn từng nội dung giám sát theo chuyên đề, để đội ngũ cán bộ cấp cơ sở hiểu rõ và nắm bắt kỹ từng nội dung cần được giám sát. Kết hợp giám sát xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng giám sát vụ việc qua giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và nhân dân; thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Bởi vì, công khai, minh bạch là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch làm suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ giám sát có hiệu quả. Công khai, minh bạch đòi hỏi các các chủ thể giám sát Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác nội dung và đối tượng cần phải giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn huyện an lão, bình định (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)