cực của người phạm tội trộm cắp tài sản
1.3.1. Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm nhân thân người phạm tội
Cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản là tỷ trọng và tương quan của các tội phạm trộm cắp tài sản trong số lượng chung của chúng trong một khoảng thời gian nhất định và ở một khu vực nhất định. Các chỉ số về cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản chỉ rõ đặc điểm lượng - chất của tính nguy hiểm cho xã hội của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản, xác định chỉ số các đặc điểm của tội phạm trộm cắp tài sản; Cơ cấu tình hình tội phạm theo đặc điểm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản có ý nghĩ quan trọng đối với việc tổ chức phòng ngừa tội phạm, là cơ sở áp dụng các biện pháp pháp luật hình sự. Cơ cấu của tình hình tội phạm cũng chỉ rõ định hướng chính của cơng tác đấu tranh với tình hình tội phạm cho phù hợp với tình hình tội phạm, điều kiện của địa bàn nơi xảy ra tội phạm. Có nhiều cách xác định cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản, tuy nhiên trong nội dung đề tài, tác giả sẽ đề cập đến cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Theo đó bao gồm những nội dung như: (i) Đặc điểm về vị trí địa lý; (ii) Độ tuổi của các bị cáo phạm tội về trộm cắp theo số liệu tổng điều tra dân số, tính cơ số trên 100.000 dân; (iii) Những đặc điểm nhân thân đặc thù khác tác động đến q trình kế hoạch hóa hành vi phạm tội về trộm cắp; (iv) Tội phạm ẩn có lý do xuất phát từ loại nhân thân người phạm tội; (v) Người phạm tội tái phạm và tái phạm nguy hiểm.
Đặc điểm về vị trí địa lý
Khi phân tích vị trí địa lý dưới khía cạnh tội phạm học sẽ cho thấy sự tương quan giữa nơi con người cư trú với các đặc điểm tự nhiên xã hội tác động đến hành vi phạm tội của con người. Đặc điểm địa lý không phải là đặc điểm quyết định đến việc hình thành nhân cách, nhưng nó lại là đặc điểm định hình nên thói quen của cá nhân. Do đó, trong cơng tác phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng chung ta cần chú ý quan tâm đến đặc điểm này để có biện pháp tác động tích cực mang lại hiệu quả cao.
Đặc điểm về độ tuổi
Khi nghiên cứu về đặc điểm độ tuổi của người phạm tội cần đặt độ tuổi đó trong một tổng thể các đặc điểm khác như: giới tính, tâm lý, đạo đức, nhu cầu, lợi
ích và khả năng đáp ứng chúng. Ở độ tuổi khác nhau, tâm sinh lý của con người cũng có sự thay đổi và tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi mà họ thực hiện. Việc phân tích đặc điểm về độ tuổi đã làm rõ phần nào cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản, từ đó xây dựng biện pháp phịng người từng nhóm tuổi cụ thể.
Những đặc điểm nhân thân đặc thù khác
Khi nghiên cứu về đặc điểm về giới tính cho biết nam giới hay nữ giới chiểm tỷ lệ phạm tội cao trong cơ cấu của tình hình tội phạm. Từ đó cho biết đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm xã hội của từng giới tính đã tác động như thế nào đến hành vi phạm tội của mình. Qua đó, tác động đến cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm nhân thân người phạm tội.
Đặc điểm về nghề nghiệp, thành phần kinh tế của người phạm tội trộm cắp tài sản, cho thấy thái độ tiêu cực hoặc thiêú trách nhiệm của người phạm tội đối với việc thực hiện nghĩa vụ cơng dân, trong đó có nghĩa vụ lao động, tơn trọng trật tự an toàn xã hội, quyền được bảo vệ về tài sản của cơng dân. Thái độ tiêu cực đó được tích tụ từ các điều kiện, hoàn cảnh, nhân tố xã hội tiêu cực khác nhau, trong đó tình trạng thất nghiệp, công việc không ổn định, thu nhập thấp, thiếu thốn về kinh tế. Những điều này cần được quan tâm khi đề cặp đến cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo đặc điểm nhân thân người phạm tội.
1.3.2. Các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân tiêu cực của người phạm tội trộm cắp tài sản
1.3.2.1. Yếu tố khách quan
Mơi trường gia đình
Gia đình là một phần quan trọng trong hệ thống xã hội, là mơi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của con người. Nhân cách con người là kết quả của quá trình giáo dục từ gia đình đến nhà trường và xã hội, trong đó vai trị của gia đình là vơ cùng quan trọng vì gia đình là nơi đầu tiên hình thành nhân cách con người. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người là khác nhau, tùy thuộc vào hồn cảnh, điều kiện gia đình. Mơi trường gia đình u thương quan tâm
chăm sóc lẫn nhau thì sẽ tác động tích cực đến mỗi cá nhân. Ngược lại, mơi trường gia đình thiếu sự quan tâm chia sẻ, cha mẹ quá nuông chiều hay quá nghiêm khắc, gia đình có nhiều thành viên phạm tội hoặc phạm tội nhiều lần đều là căn cứ để hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực đối với mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với đối tượng thanh thiếu niên. Các yếu tố tiêu cực từ mơi trường gia đình tác động đến việc hình thành đặc điểm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản bao gồm:
Thứ nhất, gia đình khơng có nhiều thời gian quan tâm đến trẻ. Có nhiều
trường hợp cha mẹ có đủ kiến thức, điều kiện nhưng khơng có thời gian gần gũi trẻ, hoặc chú ý đến việc giáo dục trẻ. Điều này dẫn đến việc làm cho trẻ không muốn chia sẻ, xa lánh mọi người và căm ghét cha mẹ. Sự nghiêm khắc của cha mẹ nhiều khi làm cho trẻ khơng dám nói lên nhu cầu về vật chất của mình, từ đó dần hình thành những khát khao về vật chất. Nếu gặp những tình huống thuận lợi, những khát vọng này rất dễ nảy sinh hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.
Thứ hai, gia đình quá chiều theo mọi nhu cầu của trẻ. Hành vi ứng xử này sẽ
hình thành ở trẻ những đặc điểm nhân thân xấu như tính ỷ lại, sống ích kỷ, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình khơng thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ thì trẻ trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu khơng chính đáng của chính mình.
Thứ ba, gia đình khơng có cha, khơng có mẹ hoặc khơng có cả cha và mẹ
(gia đình khuyết thiếu). Sống trong mơi trường gia đình khuyết thiếu, trẻ thường thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, nên trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, dễ sa ngã. Ngồi ra, gia đình khuyết thiếu khi cũng rơi vào hồn cảnh kinh tế khó khăn. Nếu không được giáo dục đầy đủ, trẻ sẽ dễ hình thành sự ham muốn vật chất, coi trọng đồng tiền, khát khao có tiền bằng mọi giá. Trong hồn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lơi kéo thực hiện những hành vi phạm tội, trong đó có tội trộm cắp tài sản.
nhân cách của trẻ. Trẻ sống trong gia đình có kinh tế khó khăn, nếu khơng được giáo dục cẩn thận sẽ dễ làm phát sinh tâm lý mặc cảm, từ đó xuất hiện những ham muốn, khát khao có tiền, mong muốn kiếm tiền bằng mọi giá, kể cả vi phạm pháp luật để trở nên giàu có, thốt khỏi đói nghèo.
Thứ năm, gia đình khơng hạnh phúc, các thành viên thường xuyên đánh, chửi
nhau. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn đã rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang. Để có tiền trang trải cuộc sống khi bỏ nhà đi, trẻ dễ thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.
Môi trường giáo dục
Nhà trường là mơi trường giáo dục có vai trị quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện nhân cách con người khi trưởng thành. Nhà trường không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức cho học sinh mà cịn có vai trị quan trọng để rèn luyện đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hồi bão, có lý tưởng tốt đẹp. Tương tự như gia đình, nhà trường và mơi trường giáo dục cũng có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Khi nhà trường làm tốt nhiệm vụ của mình thì sẽ đào tạo được những thế hệ trẻ tương lai có đủ tài và đức để giúp ích cho đất nước. Ngược lại, khi nhà trường khơng hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục sẽ hình thành ở trẻ em các đặc điểm nhân thân xấu, từ đó khi gặp tình huống tiêu cực chúng dễ vi phạm pháp luật. Các yếu tố tiêu cực từ mơi trường giáo dục tác động đến việc hình thành đặc điểm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản bao gồm:
Thứ nhất, nhà trường chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ
năng sống cho học sinh. Trẻ khi khơng được giáo dục tốt dễ hình thành đặc điểm nhân thân xấu như coi thường pháp luật, coi thường lợi ích và tài sản của người khác. Khi gặp những tình huống thuận lợi như có bạn bè sơ ý để quên tài sản, trẻ sẽ thực hiện hành vi trộm cắp tài sản để thỏa mãn nhu cầu hoặc đơn giản là chiếm đoạt tài sản của người khác làm của mình.
Thứ hai, thái độ phân biệt đối xử của các thầy cơ giáo, chương trình học tập
nặng nề, phương pháp khơng phù hợp. Những nguyên nhân này sẽ hình thành các đặc điểm nhân thân xấu ở trẻ như: xem thường tri thức, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, căm hận bạn bè,... từ đó trẻ dễ chán học, tụ tập bạn xấu và nghe theo sự lôi kéo của bạn bè tham gia vào các thói hư tật xấu như ma túy, cờ bạc, chơi games,… Để có tiền thỏa mãn các sở thích đó, trẻ dễ thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.
Thứ ba, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình, xã hội trong việc giáo dục
trẻ em khơng hiệu quả. Gia đình thường ỷ lại, phó mặc việc quản lý và giáo dục trẻ cho nhà trường, còn nhà trường lại chỉ thực hiện chức năng truyền thụ kiến thức mà khơng chú ý giáo dục tồn diện cho học sinh. Nhiều trường hợp học sinh có những biểu hiện tiêu cực như thường xuyên trốn học, đánh nhau, chơi games, thậm chí sử dụng ma túy... nhưng nhà trường và gia đình khơng kịp thời phát hiện và uốn nắn, dẫn đến trẻ càng phạm nhiều sai lầm, rơi vào các tệ nạn xã hội và nghe theo sự lôi kéo của bạn bè xấu tham gia vào các băng nhóm phạm tội để có tiền tiêu xài, thỏa mãn nhu cầu lệch lạc của chính các em.
Mơi trường bạn bè
Bạn bè cũng có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản. Đặc biệt là bạn bè đồng trang lứa là những người gần gũi và có những đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi tương đồng. Do đó, bạn bè ảnh hưởng lớn đến các quan điểm, quan niệm, nhận thức lối sống, thậm chí đến thói quen, cách cư xử của thanh thiếu niên, học sinh sinh viên. Nếu kết bạn với bạn bè tốt, các em sẽ dễ hình thành các đặc điểm nhân thân tích cực như chăm chỉ học tập, lễ phép, có nhiều kỹ năng sống. Nhưng khi chơi với những người bạn xấu, các em cũng rất dễ nhiễm những thói hư, tật xấu của bạn bè như lười học, uống rượu, đua xe,... hay thậm chí là nghiện ma túy, nghiện games, cờ bạc, và để có tiền thỏa mãn sở thích lệch lạc đó chúng sẵn sàng phạm tội, trong đó có phạm tội trộm cắp tài sản.
Mơi trường kinh tế, xã hội
Hiện nay, nền kinh tế - xã hội trong nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ, cùng với xu thế hội nhập, giao lưu văn hóa với các quốc gia, dân tộc trên thế
giới. Điều đó làm thay đổi dần chất lượng cuộc sống, bộ mặt xã hội và văn hóa của con người. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực thì cũng xuất hiện một số vấn đề tiêu cực như khoảng cách giàu nghèo tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao, tâm lý tham lợi, ích kỷ, tơn sùng vật chất. Trong khi đó các chủ trương, chính sách và pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến sự phát triển kinh tế và đời sống cịn những khó khăn nhất định. Vấn đề đảm bảo phúc lợi xã hội đặc biệt là các chính sách bảo vệ trẻ em, phụ nữ, người già, người tàn tật chưa đáp ứng đầy đủ, trở thành những nguyên nhân phát sinh nhiều đặc điểm nhân thân tiêu cực, như sự thất vọng, lòng tham, sự quá đề cao giá trị đồng tiền thậm chí là thái độ tiêu cực, chống đối với các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản phát sinh ngày càng nhiều trong xã hội.
Mơi trường văn hóa, tư tưởng, đạo đức
Nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành trong đời sống văn hóa của nhân dân ta qua q trình hội nhập quốc tế như hiện nay. Tuy nhiên, cùng với đó là tình trạng tiếp thu thiếu chọn lọc những sản phẩm văn hóa khơng phù hợp từ nước ngồi. Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Các giá trị đạo đức truyền thống bị xói mịn. Bên cạnh đó, cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống ở địa phương, trong cộng đồng dân cư chưa cao và cùng với tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường đã hình thành một bộ phận khơng nhỏ người dân có tư tưởng hám lợi, tham lam, ích kỷ, coi trọng vật chất, lười lao động. Người phạm tội lao vào các hoạt động tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện ma tuý, nghiện rượu, mại dâm và để có tiền tiêu xài, thỏa mãn sở thích lệch lạc một số đối tượng đã lựa chọn đi vào con đường phạm tội, trong đó có phạm tội trộm cắp tài sản.
1.3.2.2. Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan từ mơi trường bên ngồi đã ảnh hưởng đến các cá nhân với tư cách là chủ thể của xã hội ln nhận thức các hiện tượng, q trình xã hội phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của mình để hình thành những quan điểm, tính cách
hay lối sống riêng của mình. Điều đó lí giải cho việc trong mơi trường sống tiêu cực nhưng không phải ai cũng hình thành các đặc điểm nhân thân xấu. Đó là vì các đặc điểm nhân thân được hình thành thơng qua nhận thức, hiểu biết của từng cá nhân cụ thể. Những đặc điểm nhân thân tiêu cực được hình thành là do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tiêu cực thuộc cá nhân con người. Do đó, cần hướng đến việc hạn chế các yếu tố tiêu cực từ môi trường sống cũng như các yếu tố tiêu cực từ cá nhân, có vai trị quyết định đến việc hình thành các đặc điểm nhân cách xấu của từng cá nhân cụ thể.
Các yếu tố chủ quan thuộc về người phạm tội trộm cắp gồm: (i) trí tuệ; (ii) sai lệch về sở thích; (iii) sai lệch về nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu; (iv) sai lệch trong ý thức pháp luật. Cụ thể là: