Thực trạng các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân tiêu cực của người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 53 - 60)

18 tuổi 30 tuổi 30 tuổ

2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân tiêu cực của người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang

2.3.1. Yếu tố khách quan Mơi trường gia đình

Nghiên cứu cơ cấu nhân thân người phạm tội theo đặc điểm về hồn cảnh gia đình đối với 678 bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang từ năm 2014 đến 2018, cho thấy:

Số lượng các bị cáo sống trong gia đình khơng có cha, khơng có mẹ hoặc khơng có cả cha và mẹ chiếm tỉ lệ khá cao.

Đa số các bị cáo sống trong các gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc và giáo dục, chủ yếu là do người phạm tội xuất thân từ gia đình đơng con, kinh tế khó khăn, gia đình khơng hạnh phúc.

Ví dụ 1: Ngày 22/7/2018, tổ cơng tác cơng an phường Lộc Thọ, TP Nha Trang đang tuần tra trên đoạn đường Biệt Thự giao với Nguyễn Thiện Thuật thì phát hiện một nhóm thanh niên có biểu hiện nghi vấn trộm cắp tài sản nên tiến hành

kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, các thanh thiếu niên đều khơng xuất trình được giấy tờ tùy thân, tổ công tác đã mời các đối tượng về trụ sở để làm việc. Tại cơ quan công an, qua quá trình đấu tranh khai thác, các đối tượng khai tên như sau: Lê Minh Tuấn (sinh năm 1999, sống lang thang), Tạ Gia An (sinh năm 2003), Tạ Gia Khang (sinh năm 2003), Tạ Gia Huy (sinh năm 2004), cùng đăng ký tạm trú tại 47 Phan Bội Châu, Xương Huân, TP Nha Trang. Đây đều là các đối tượng đã cắt đứt hoặc khơng có sự liên lạc với gia đình. Đối tượng An, Huy, Khang là anh em ruột và đều đã bỏ học. Cả 4 đối tượng th nhà ở chung, do khơng có tiền tiêu xài, nên các đối tượng đã bàn bạc cùng nhau đi trộm cắp tài sản. Chúng đi bộ trên các tuyến đường có nhiều xe ơ tơ đậu đỗ, sau đó đập vỡ cửa kính rồi lấy trộm tài sản trong xe. Với phương thức này, nhóm thanh niên trên đã thực hiện nhiều vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang trong thời gian qua [2].

Môi trường trường học

Nhà trường hạn chế trong cơng tác quản lý, khơng có hoặc có nhưng khơng đạt hiệu quả về sự phối hợp với gia đình trong việc giáo dục trẻ, nhiều trường hợp học sinh có những biểu hiện tiêu cực như thường xuyên trốn học, học hành sa sút, đánh nhau, đua địi... nhưng nhà trường khơng kịp thời phát hiện và định hướng cho các em. Ngoài hạn chế nêu trên, nhà trường cịn nhiều thiếu sót như: khơng quan tâm giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống và chưa có giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục, giúp đỡ học sinh cá biệt. Nhà trường thương xử phạt học sinh theo cách truyền thống là đình chỉ học hoặc đuổi học.

Mơi trường bạn bè

Bạn bè tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Kết bạn với bạn bè xấu, trẻ rất dễ nhiễm những thói hư, tật xấu của bạn bè như lười học, uống rượu, hút thuốc lá, đua đòi, chơi bời, hưởng thụ, coi thường đạo đức, pháp luật, hay thậm chí là nghiện ma túy, bỏ học, tụ tập thành các băng nhóm phạm tội. Ví dụ: Đầu tháng 11 năm 2018, ở thành phố Nha Trang xảy ra hàng loạt vụ trộm xe máy. Theo cơ quan điều tra, sau một thời gian theo dõi, ngày 28/11/2018, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. Nha Trang kiểm tra phịng trọ ở thơn

Liên Thành, xã Vĩnh Phương mà đối tượng Thành thuê lưu trú. Tại đây, công an đã phát hiện nhiều giấy đăng ký xe máy, vật dụng dùng để bẻ khóa xe máy, điện thoại, sim điện thoại cùng 1 xe máy gắn biển số giả. Thành khai đã cùng 2 đồng bọn là Huy và Khoa gây ra liên tiếp nhiều vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn Nha Trang. Hai ngày sau đó, lần lượt Huy và Khoa đã bị các trinh sát hình sự Cơng an TP. Nha Trang bắt giữ. Đến nay, Công an TP. Nha Trang đã thu giữ 3 xe máy các loại, nhiều điện thoại di động cùng một số giấy tờ khác của các đối tượng để phục vụ công tác điều tra [11]. Được biết, đối tượng Thành, Huy và Khoa là bạn bè học chung cấp 3 tại trường phổ thông trung học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Nha Trang. Tuy nhiên cả ba đã rủ nhau bỏ học, cùng sa đà tụ tập chơi điện tử cùng các thanh niên bất hảo. Để có tiền thỏa mãn nhu cầu của mình, 3 đối tượng đã bàn bạc và gây ra những vụ trộm cắp tài sản nêu trên.

Mơi trường kinh tế, văn hóa xã hội vĩ mơ

Theo số liệu thống kê trong phần cơ cấu về nghề nghiệp, có thể khẳng định rằng: Số lượng bị cáo sống trong gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, bị cáo khơng có nghề nghiệp ổn định hoặc thất nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao. Chính từ nguyên nhân thất nghiệp, việc làm không ổn định với mức thu nhập thấp không thể đảm bảo cho cuộc sống của bản thân mà các đối tượng đã phạm tội. Theo kết quả khảo sát cơ cấu về hộ khẩu thường trú, nơi cư trú cho thấy, số lượng bị cáo là người ngoài tỉnh chiếm tỉ lệ tương đối cao, chiếm 23%. Xuất phát từ vị trí, địa lý, Nha Trang là thành phố đang phát triển kinh tế du lịch, biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với nhiều cụm công nghiệp, dịch vụ hậu cần nghề cá, điều đó đã thu hút nhiều lao động từ các tỉnh khác đến làm việc, và sinh sống. Trong khi đó cơng tác quản lý, kiểm sốt số người đến tạm trú và lưu trú trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế, kéo theo đó là việc phát sinh các vấn đề như người lao động khơng có nơi cư trú ổn định (chủ yếu ở phòng thuê, nhà thuê), thất nghiệp và tất yếu là xảy ra tội phạm trộm cắp tài sản.

Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội có chiều hướng đi xuống. Việc tiếp thu thiếu chọn lọc những sản phẩm văn hóa nước ngồi như trang web, phim ảnh, sách ảnh có nội dung khơng lành mạnh,... ngày càng tăng cao. Từ đó dễ nảy sinh những quan niệm tiêu cực và dễ thúc đẩy con người thực hiện các hành vi phạm tội của mình.

2.3.2. Yếu tố chủ quan - Sở thích, xu hướng

Nghiên cứu 678 người pham tội cho thấy, từ những sở thích lệch lạc như tụ tập bạn bè xấu, ăn chơi, uống rượu, nghiện ma túy, nghiện games, cờ bạc là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản. Ví dụ: Vụ việc xảy ra vào lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 06/04/2018, trong lúc Trung đang chơi game tại tiệm Internet ở phường Phước Hịa, thành phố Nha Trang thì tài khoản điện tử hết tiền. Trung liền lẻn vào phòng trọ số 4 tại tiệm internet để trộm. Trong phịng trọ lúc đó có 3 người là Võ Thị Thanh Lam, 28 tuổi, trú ở xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh; Võ Thị Anh Thư, 25 tuổi, trú ở xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hịa và Phạm Hồng Minh Thúy, 24 tuổi, trú ở xã Suối Tân, huyện Cam Lâm. Sau khi luồn tay mở khóa cửa phịng, Trung lục lọi tìm kiếm tài sản. Cùng lúc đó chị Lam thức giấc, Trung lao tới dùng tay bóp cổ đe dọa để cướp điện thoại di động. Khi nạn nhân kêu la, Trung nhảy qua lan can lẩn trốn. Gần nửa giờ sau đó gã thanh niên này quay trở lại tiệm Internet để lấy xe máy thì bị nhân viên ở đó bắt giữ, giao cho Cơng an [36]. Đối tượng Trung khai nhận đây không phải lần đầu tiên phạm tội trộm cắp, trước đó trong tháng 2 và tháng 3/2018, Trung đã thực hiện trót lọt 2 vụ trộm cắp tài sản trên cùng địa bàn, gồm 2 laptop và 4 điện thoại di động, sau đó bán lấy tiền chơi điện tử.

- Sai lệch về nhu cầu và cách thỏa mãn nhu cầu

Qua nghiên cứu 493 vụ án với 678 người phạm tội trộm cắp đã chỉ ra rằng: 95% bị cáo thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản là để thỏa mãn nhu cầu vật chất và chỉ có 5% bị cáo phạm tội là để trả thù. Do tác động của nền kinh tế thị

trường, một số đối tượng đã lựa chọn thực hiện hành vi trộm cắp tài sản để thỏa mãn nhu cầu vật chất lệch lạc của chính bản thân mình.

Ví dụ: Theo hồ sơ, khoảng 20 giờ ngày 31/07/2018, đối tượng Công cùng một đối tượng đi đến Khu đơ thị Vĩnh Điềm Trung thì phát hiện chiếc xe Exciter BKS 79N2-207.48 để trong sân một nhà trên đường A4 khơng khóa cổng và đã vào lấy trộm. Ngày hôm sau, chúng gây ra vụ trộm xe máy Exciter trên đường B7, Khu đô thị VCN Phước Hải, thành phố Nha Trang. Tuy nhiên, khi 2 đối tượng vừa chuẩn bị lên xe tẩu thốt thì bị lực lượng chức năng phát hiện và vây bắt. Qua đấu tranh, bọn chúng khai đã gây ra 14 vụ trộm xe máy, bình quân mỗi ngày trộm 1 - 3 xe. Thủ đoạn của các đối tượng này là hàng ngày chạy xe trên các tuyến đường, nhất là những khu đô thị tập trung nhiều xe máy có giá trị như: SH, Exciter,... Sau khi trộm xe, nhóm này đưa xe đi sơn mới, hoặc tráo các thiết bị phụ tùng từ xe này sang xe khác. Công an thành phố Nha Trang cho biết, cả 2 đối tượng sa lưới đều nghiện ma túy đá, trong đó 1 đối tượng đã có tiền án về mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy [18]. Do nhu cầu sử dụng ma túy, các đối tượng này thường xuyên di chuyển qua nhiều phường xã trong thành phố vào thời gian sau 20h tối để trộm cắp tài sản.

- Trí tuệ, khả năng kiềm chế và khả năng kiểm soát hành vi

Dựa trên số liệu trong phần cơ cấu về trình độ học vấn nêu trên đã phản ánh một thực trạng rằng phần lớn các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản có trình độ học vấn thấp, vì ở họ khả năng đánh giá các tình huống xảy ra rất hạn chế, cộng thêm sự lười biếng, muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng mà khơng phải bỏ công sức lao động để thỏa mãn nhu cầu vật chất của bản thân mà các đối tượng đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng nhiều hành vi và thủ đoạn khác nhau. Mặt khác, những người có trình độ học vấn thấp thì nguy cơ phạm tội trộm cắp cao. Tuy nhiên, những người có trình độ học vấn cao cũng có nguy cơ thực hiện loại tội phạm này nếu sự quản lý, quy trình thực hiện thủ tục của các công ty, doanh nghiệp, ngân hàng cịn có sự lỏng lẽo, hạn chế. Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu là phải kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản với giáo dục.

Nâng cao trình độ học vấn cũng như nhận thức cho người dân nhất là nhận thức được giá trị của đồng tiền, giá trị sức lao động của bản thân và cần có sự quy định rõ ràng, quản lý chặt chẽ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… Mặt khác, các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường là nam ở độ tuổi từ 18 trở lên, đã có những hiểu biết nhất định trong cuộc sống, có khả năng che dấu hành vi phạm tội của bản thân và sẵn sàng đối phó với cơ quan chức năng khi bị phát hiện. Vì vậy, cơng tác phịng, chống tội trộm cắp cũng cần được tăng cường và tập trung vào các đối tượng nam ở độ tuổi đã thành niên.

- Những hạn chế về ý thức pháp luật

Từ việc nghiên cứu 493 bản án đã chỉ ra rằng: Các bị cáo khơng hiểu biết hoặc hiểu biết rất ít, hiểu biết mơ hồ về pháp luật chiếm tỉ lệ thấp (26/493) chiếm tỷ lệ 5,2%, chủ yếu là các bị cáo có thái độ thờ ơ, coi thường pháp luật, có xu hướng chống đối pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật, một số người tin vào khả năng trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật hoặc họ hy vọng rằng hành vi phạm tội của mình khơng bị phát hiện.

Từ các vụ án trên cho thấy, mặc dù đã bị xử phạt nhiều lần nhưng các đối tượng vẫn có thái độ thờ ơ, coi thường pháp luật, có xu hướng chống đối pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cộng với việc khơng có nghề nghiệp ổn định nên khi khơng có tiền tiêu xài thì các đối tượng trên lại nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người khác để thỏa mãn nhu cầu của mình. Qua đó, cơng tác đấu tranh phịng, chống tội trộm cắp tài sản cần chú ý đến các đối tượng đã có tiền án, tiền sự, tạo điều kiện cho các đối tượng đã từng phạm tội có việc làm ổn định, tái hịa nhập cộng đồng sau khi thi hành hình phạt tù trở về sinh sống tại địa phương và đồng thời chú trọng công tác giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.

Tóm lại, phân tích những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản (các yếu tố khách quan thuộc môi trường sống và các yếu tố chủ quan thuộc về người phạm tội) trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy để tình hình tội trộm cắp giảm đáng kể cần phải hướng đến việc hạn chế hay loại trừ các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống cũng như các

yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân có vai trị tác động đến việc hình thành nhân thân người phạm tội. Đây là biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần làm giảm đáng kể số lượng tội phạm xảy ra trong xã hội, đảm bảo tốt nhất an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Kết luận chương 2

Như vậy, thông qua chương 2 của đề tài, tác giả đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Trình bày khái quát tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ở Nha Trang theo các phương diện như: (i) mức độ; (ii) cơ số; (iii) cơ cấu; (iv) tính chất của vụ án.

- Vận dụng các lý thuyết của chương 1 để trình bày thực trạng cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội bao gồm: (i) theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp của người phạm tội; (ii) theo điều kiện kinh tế, hồn cảnh gia đình của người phạm tội; (iii) theo mục đích, động cơ của người phạm tội; (iv) theo tính chất tái phạm, phạm tội lần đầu của người phạm tội.

Thông qua việc xem xét các vấn đề về nhân thân người phạm tội, tác giả đề tài đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá về hiện trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ở Nha Trang trong giai đoạn từ 2014 - 2018. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra 1 số giải pháp, kiến nghị trong chương 3 tiếp theo của đề tài.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)