Nội dung giáo dục đạo đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁO dục đạo đức QUÂN NHÂN CHO học VIÊN TRƯỜNG sĩ QUAN lục QUÂN 2 TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY (Trang 29 - 37)

Lục quân 2 hiện nay

Đạo đức quân nhân được hình thành, phát triển trên nền tảng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cùng với đó là thực tiễn xây dựng, bảo vệ và phát triển của quân đội, của đất nước Việt Nam qua các thời kỳ. Nên, ĐĐQN có nội dung rất phong phú, sâu sắc, lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Mọi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng các phẩm chất; trung, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nội dung GDĐĐQN cho học viên Trường SQLQ2, ngoài nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, cần hướng tới các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống nói chung và của người quân nhân cách mạng nói riêng. Đó là những

giá trị thể hiện tinh thần cao đẹp của một quân đội cách mạng có mục tiêu, lý tưởng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Theo đó, GDĐĐQN cho học viên Trường SQLQ2 hiện nay là cần tập trung vào các nội dung sau.

1.3.1. Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân

Đây là giá trị đạo đức quân nhân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, đồng thời là phẩm chất truyền thống tốt đẹp của quân đội ta “là chuẩn mực đạo đức bao trùm của con người Việt Nam, là định hướng chính trị đạo đức lớn nhất cho mỗi người, là khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” [11, tr.53]. Sự khác biệt của quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước trên thế giới đó là quân đội của dân, do dân và vì dân. Quân đội đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và vì quyền lợi của nhân dân đã đưa đến những thắng lợi vẽ vang cho dân tộc. Chính vì vậy, cần giáo dục: Lòng trung thành với mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, sẵn sàng thực hiện các nghị quyết, do Đảng đề ra; giáo dục bản chất truyền thống, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho học viên, tinh thần học tập, rèn đức luyện tài, cống hiến sức mình cho Đảng, nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó; hiếu với dân, hết lòng phục vụ nhân dân, vì quyền lợi của nhân dân, không làm phương hại đến nhân dân, tôn trọng nhân dân, thấm nhuần Mười lời thề danh dự của quân nhân và

Mười hai điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân, thực hiện đầy đủ mọi chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước, đem lại lợi ích, chính đáng cho nhân dân.

1.3.2. Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội chính là niềm tin, là nêu cao lý tưởng, lập trường của người quân nhân cách mạng trước mọi khó khăn gian khổ đều tin tưởng vào chế độ, vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn; sẵn sàng chiến đấu bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững định hướng XHCN. Đối với người quân nhân cách mạng, yêu nước XHCN còn là thể hiện việc quán triệt nhất quán các nguyên tắc, quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối quan điểm của Đảng trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Cho nên, cần giáo dục học viên nắm và nhận thức

tính đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là tạo niềm tin cho học viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tính tất thắng của sự nghiệp cách mạng. Giúp họ không giao động, bi quan hay chùn bước trước khó khăn, gian khổ, luôn giữ vững lập trường, lý tưởng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Xây dựng cho học viên nhận thức rõ về bản chất, thực trạng, nguyên nhân, hệ quả của những suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, qua đó giúp cho mỗi học viên tự giác nâng cao nhận thức, tích cực đấu tranh ngăn chặn những tiêu cực xâm nhập vào môi trường văn hóa quân sự. Làm cho mọi quân nhân thấm nhuần quan điểm sống “hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cộng sản”, là chuẩn mực đạo đức cơ bản hàng đầu của một người quân nhân cách mạng

1.3.3. Có lòng dũng cảm, sáng tạo, chịu đựng gian khổ khó khăn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dũng cảm là không được nhút nhát, phải can đảm, dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng đánh” [33, tr.479]. Dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, chịu đựng gian khổ vừa là truyền thống quý báu của quân đội ta, vừa là giá trị đạo đức quân nhân cơ bản giúp người quân nhân đương đầu vượt qua mọi khó khăn thử thách. Trong chiến tranh, lòng dũng cảm đã trở thành sức mạnh nội lực, giúp người chiến sĩ vượt qua mọi hiểm nguy, sự mất mát, hy sinh, nhưng họ không nao núng, chùn bước, quyết tâm chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp là giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngày nay, tình hình đất nước với nhiều thách thức (dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, tham nhũng, lãng phí, các vấn nạn xã hội,… ). Cùng với đó là các biến tấu của tình hình thế giới, các thế lực thù địch vẫn luôn thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” thì tinh thần dũng cảm, vượt khó khăn gian khổ cùng với đó là mưu trí, sáng tạo để đương đầu với hoàn cảnh là phẩm chất vô cùng quan trọng, cần thiết và không hề thiếu. Vấn đề là làm thế nào để người học viên hiểu và thực hành lòng dũng cảm cho đúng với yêu cầu đặt ra của Nhà trường, quân đội. Do đó, cần giáo dục quân nhân thấm nhuần ý chí dũng cảm, chấp nhận mọi khó khăn gian khổ, phục tùng mệnh lệnh cấp trên, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Giáo dục sự mưu trí, sáng tạo, khả năng nắm bắt, xử lý tình huống trong học tập, công tác, kiên quyết đấu tranh khắc phục biểu hiện tư tưởng thụ động, ỷ lại, trung bình chủ nghĩa. Giáo dục, cho quân nhân nhận thấy được thực tiễn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của cha ông ta trong chiến tranh, còn trong thời bình là đương đầu, nhận và thực hiện tốt các nhiệm vụ dù ở đồng bằng, hay những nơi xa xôi, hẻo lánh, vùng biên giới hải đảo, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Đó chính là tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh.

1.3.4. Có tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ luật

Đoàn kết, dân chủ, kỷ luật là những tiêu chuẩn hàng đầu của quân đội nói chung và mỗi người quân nhân cách mạng nói riêng: theo Đại từ điển tiếng Việt “đoàn kết là kết thành một khối, thống nhất ý chí, không mâu thuẫn chống đối nhau” [67, tr.645], Sinh thời Chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Đoàn kết là sức mạnh nhất của ta. Phải đoàn kết nội bộ, giữa cán bộ và chiến sỹ” [32, tr.306], Người thường nhắc nhở: “Các chú cần phải đoàn kết hơn nữa, đoàn kết chặt chẽ giữa chiến sỹ với nhau, giữa cán bộ với nhau, giữa chiến sỹ và cán bộ, giữa quân và dân. Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”[31, tr.396]. Do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh trong chiến đấu, sinh hoạt học tập và trong cuộc sống. Dân chủ làm cho mỗi quân nhân biết tôn trọng lẫn nhau và tập thể quân nhân luôn trong sạch, công bằng và bình đẳng. Kỷ luật là sức mạnh của quân đội, tính tự giác nghiêm minh tạo cho quân đội có sự thống nhất cao cả về ý chí và hành động. Chính vì vậy, cần giáo dục cho học viên sự gắn bó, tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các quân nhân, dẫn chứng cho họ hiểu đoàn kết có ý nghĩa cực kỳ to lớn, sẽ tạo thành sức mạnh tinh thần, vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành các nhiệm vụ. Có thái độ tôn trọng lẫn nhau, cấp trên biết tôn trọng lắng nghe ý kiến cấp dưới, thực hiện tốt chế độ phê bình và tự phê bình thường xuyên, tạo bầu không khí dân chủ thoải mái, thực hiện dân chủ trên mọi phương diện, chính trị, quân sự, hậu cần, đời sống. Giáo dục học viên thái độ, hành vi chấp hành nghiêm Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, hệ

thống điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội, chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mọi lĩnh vực và nhiệm vụ công tác.

1.3.5. Khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi, cầu tiến bộ

Đây vừa là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là các giá trị đạo đức quân nhân. Do đó, giáo dục cho quân nhân nhận biết được, người quân nhân khiêm tốn khi, biết đặt mình trong tập thể, trong sự nghiệp chung của quân đội, của Đảng và Nhân dân, không tự cao, tự đại, như Bác Hồ đã căn dặn: “Phải khiêm tốn, nghiêm chỉnh. Phải giữ gìn tính chất trong sạch, chất phác của người chiến sĩ cách mạng” [34, tr.358]. Truyền đạt cho mọi quân nhân hiểu, giản dị thể hiện ở tác phong khoa học, phong cách sống và hoạt động không phô trương, xa hoa cầu kỳ, biểu hiện tự kiêu, tự đại. Thấy được, trong điều kiện hiện nay, ham học hỏi, cầu tiến bộ sẽ giúp quân nhân vượt qua được những hạn chế về trình độ, năng lực, để tự tin vươn tới chiếm lĩnh những tri thức mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng.

1.3.6. Tính trung thực, thẳng thắn, tình đồng chí, đồng đội

Đây là những giá trị có vai trò quan trọng, là cơ sở, nền tảng nhân cách đạo đức của người quân nhân cách mạng. Đối với quân nhân, trung thực, thẳng thắn được thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử đối với chức trách, nhiệm vụ, trong quan hệ với tập thể quân nhân, với quân nhân khác và các mối quan hệ xã hội. Đó là thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, không vì một tác nhân nào khác mà làm sai lệch hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội là truyền thống quý báu của quân đội cách mạng, là nhân tố tinh thần để họ vững tin trên mọi chiến tuyến. Trong giai đoạn hiện nay, trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập mở cửa, sự chống phá của các thế lực thù địch. Cần giáo dục đức tính trung thực, thẳng thắn của người quân nhân giúp xây dựng, giữ gìn, cũng cố niềm tin của quân đội và nhân dân vào sự tất thắng của những nhân tố cách mạng. Giáo dục cho quân nhân thấy được đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng, chất keo gắn bó trong đời sống tinh thần của mỗi quân nhân, là những người cùng chí hướng, cùng chung lý tưởng vì Tổ quốc Việt

Nam XHCN, tình thương yêu giữa đồng chí đồng đội với nhau là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch trong quân đội.

1.3.7. Có tinh thần chủ nghĩa tập thể

Chủ nghĩa tập thể là giá trị đạo đức quân nhân không thể thiếu, nó vừa là nguyên tắc, vừa là cơ sở nền tảng và là trung tâm của đạo đức mới. Trong bài viết

Đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thời đại của chúng ta là thời

đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thể đứng riêng lẻ, mà càng phải hòa mình trong tập thể, trong xã hội” [39, tr.600]. Chủ nghĩa tập thể là sự thống nhất tự giác giữa các cá nhân vì những lý tưởng cao quý của con người. Đó là sự thống nhất của tình đồng chí, đồng đội tinh thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau, đảm bảo cho các cá nhân phát triển cao nhất phục vụ cho xã hội. Chính vì thế, cần giáo dục cho học viên nhận thức trách nhiệm cao cả của họ, trước tập thể là phải luôn “một người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, luôn nêu cao tinh thần, thái độ tôn trọng, chăm sóc lẫn nhau, đảm bảo cho các cá nhân phát triển và phục vụ cho lợi ích của xã hội, luôn đặt lợi ích tập thể lên trước lợi ích cá nhân.

Chủ nghĩa tập thể luôn yêu cầu mỗi quân nhân phải đấu tranh khắc phục các ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì, chủ nghĩa cá nhân là biểu hiện của thói ích kỷ, vụ lợi, ăn bám, háo danh, không biết hy sinh vì lợi ích của người khác và lợi ích của tập thể. Do vậy, để thấm nhuần ĐĐQN và hiện thực hóa các giá trị của nó vào cuộc sống, người học viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện, đấu tranh kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực do chủ nghĩa cá nhân sinh ra và phải luôn "nêu cao tinh thần làm chủ tập thể XHCN, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc" [4, tr.6].

1.3.8. Có tinh thần quốc tế vô sản

Là một đặc trưng của quân nhân trong quân đội XHCN nói chung, quân đội ta nói riêng. Tinh thần quốc tế vô sản của người quân nhân là ý thức, trách nhiệm của người quân nhân cách mạng đối với nhiệm vụ quốc tế vì mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh “nhưng muốn cho cách

mạng vô sản thắng lợi, thì phải giáo dục lâu dài cho công nhân tinh thần bình đẳng và hữu nghị dân tộc đầy đủ nhất” [25, tr.132]. Ngày nay, tinh thần quốc tế vô sản biểu hiện ở sắc thái mới đó là bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh đó vẫn luôn tôn trọng lợi ích dân tộc khác, cùng nhau hợp tác, hữu nghị, vì hòa bình, cùng phát triển. Lao động, chiến đấu với tinh thần đạo đức cộng sản, để bảo vệ xây dựng Tổ quốc mình, đồng thời đoàn kết ủng hộ và giúp đỡ phong trào cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới. Nên trong nội dung giáo dục cần trang bị cho học viên thấy rõ vị trí, vai trò của sự đoàn kết các dân tộc trong đấu tranh cũng như trong xây dựng, hợp tác, cùng phát triển. Cho họ thấy được tinh thần quốc tế cao cả sẽ giúp cho chúng ta giải quyết tốt các mối quan hệ quốc tế theo đường lối đối ngoại của Đảng hiện nay là: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

Tiểu kết chương 1

Có thể nói, đạo đức quân nhân quân đội là biểu hiện đặc thù của đạo đức cộng sản trong tổ chức quân đội cách mạng, được hình thành và phát triển từ đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của đạo đức dân tộc. ĐĐQN đó là toàn bộ những quan niệm, tình cảm, nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi ứng xử giữa quân nhân và quân nhân với xã hội một cách tự nguyện.

Trong quân đội, ĐĐQN - đạo đức cộng sản chính là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần, sức mạnh tổng hợp, chiến đấu của quân đội; góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tuy nhiên, ĐĐQN không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà phải trải qua quá trình giáo dục và tự giáo dục diễn ra trong các nhà trường hay đơn vị quân đội.

Nằm trong hệ thống Nhà trường quân đội, công tác GDĐĐQN cho học viên Trường SQLQ2 được tiến hành thường xuyên, liên tục, với nhiều nội dung phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁO dục đạo đức QUÂN NHÂN CHO học VIÊN TRƯỜNG sĩ QUAN lục QUÂN 2 TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)