DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
2.1. Khái quát tình hình tội xâm phạm nhân phẩm trên địa bàn tỉnh BìnhDương Dương
2.1.1. Mức độ của tình hình tội xâm phạm nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Mức độ của tình hình tội XPNP từ thực tiễn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018 được nhận thức thông qua các số liệu phản ánh tổng số các tội XPNP đã xảy ra và số lượng người thực hiện hành vi phạm tội XPNP trên địa bàn tỉnh trong thời gian nêu trên. - Theo số liệu thống kê trong Bảng 2.1 cho thấy, trong thời gian từ năm 2014 đến 2018, trên địa bàn tỉnh đã xét xử tổng cộng 157 vụ án với 182 bị cáo về các tội XPNP, trung bình 31,4 vụ/năm và 36,4 bị cáo/năm. Trong đó, xảy ra nhiều nhất là năm 2018 (36 vụ, 42 bị cáo), kế đến là năm 2016 (33 vụ, 38 bị cáo), các năm còn lại gồm: 2014 (25 vụ, 29 bị cáo), 2015 (31 vụ, 37 bị cáo), 2017 (32 vụ, 36 bị cáo).
- Trên cơ sở nghiên cứu số liệu thống kê các bị cáo đã bị Tòa án xét xử về các tội XPNP và số liệu thống kê dân số (gồm những người có đăng ký hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú) trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy trong thời gian từ năm 2014 - 2018 trung bình 100.000 người dân ở tỉnh Bình Dương có 2,03 người phạm tội XPNP, so với số lượng người phạm tội khác thì số lượng người phạm tội XPNP ít hơn (2,03/209,97).
- Ngồi ra, theo số liệu của Bảng 2.3 về tỷ trọng của tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội XPNP trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì trong 05 năm từ năm 2014 - 2018, số vụ án XPNP chiếm tỷ trọng thấp so với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh, trung bình chiếm 1,63% số vụ án và 0,97% số bị cáo. Đây là con số tuy nhỏ nhưng lại tăng dần theo năm, cụ thể: Năm 2014, số vụ án XPNP chiếm tỷ trọng 1,31%, số bị cáo 0,83% so với tình hình tội phạm nói chung ; Năm 2015 lại tăng tỷ trọng lên 1.61% số vụ án và 1,03% số bị cáo so với tình hình tội phạm nói chung; Năm 2016 thì tăng tỷ trọng 1,69% số vụ án và 0,97% số bị cáo so với tình hình
tội phạm nói chung. Riêng năm 2017, thì tỷ trọng có giảm ít 1,66% số vụ án và 0,94 số bị cáo so với tình hình tội phạm nói chung. Nhưng đến năm 2018, thì lại tăng tỷ trọng đột biến 1,85% số vụ án và 1,04% số bị cáo so với tình hình tội phạm nói chung. Như vậy, có thể thấy tuy số vụ án và số bị cáo của các tội XPNP chiếm tỷ trọng khơng lớn trong tình hình tội phạm nói chung của tỉnh Bình Dương nhưng tỷ trọng này lại tăng đều theo từng năm, thể hiện sự nguy hiểm, ngày càng phức tạp của nhóm tội phạm này trên địa bàn tỉnh.
- Trong Bảng 2.4, đề cập đến 09 huyện, thị, thành phố, Theo Bảng 2.4 thể hiện, cột dọc cuối cùng bên phải là số dân trên 1 bị cáo. Con số này càng nhỏ thì mức độ phạm tội XPNP ở địa bàn đó càng cao. Theo đó, trong giai đoạn 2014 đến 2018, thị xã Dĩ An có mức độ phạm tội XPNP cao nhất, cứ 6.443 người dân thì có một người bị xét xử về các loại tội XPNP. Thị xã Tân Uyên có mức độ phạm tội XPNP thấp nhất, cứ 17.838 người dân thì có 01 người bị xét xử về các loại tội XPNP. Từ sự phân tích trên cho ta thấy các loại tội XPNP xảy ra ở khắp các địa bàn của tỉnh Bình Dương nhưng tập trung cao là ở các địa bàn dân cư đơng đúc, có nhiều dân nhập cư, nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất như thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và thị xã Bến Cát.
2.1.2. Diễn biến của tình hình tội xâm phạm nhân phẩm tại tỉnh Bình Dương
Diễn biến của tình hình tội XPNP trên địa bàn tỉnh Bình Dương là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối của tình hình tội XPNP của tỉnh trong thời gian từ năm 2014 đến 2018.
- Qua biểu đồ tại Hình 2.5 cho thấy, Điều đáng chú ý là năm 2016 và năm 2018 số vụ án và số bị cáo tăng nhiều so với năm 2014. Điều đó chứng tỏ tình hình tội XPNP trên địa bàn tỉnh Bình Dương có xu hướng tăng cả về số vụ lẫn số bị cáo trong thời gian tới.
- Còn theo số liệu tại Bảng 2.6, năm 2015 so với năm 2014, tình hình tội XPNP tăng 3,83% số vụ án, 4,39% số bị cáo. Năm 2016 so với năm 2015, tình hình tội XPNP tăng 1,27% số vụ án, 0,56% số bị cáo. Năm 2017 so với năm 2016, tình hình tội XPNP giảm 0,64% số vụ án, 1,1% số bị cáo. Năm 2018 so với năm 2017, tình hình tội XPNP tăng 2,54% số vụ án, 3,3% số bị cáo. Qua số liệu trên cho thấy, tình hình tội XPNP có diễn biến theo chiều hướng tăng. Tuy nhiên, chỉ có năm 2017, tình
lệ tăng thấp cịn các năm 2015 và 2018 thì tình hình tội phạm XPNP có tỷ lệ tăng cao. Điều đó chứng tỏ, tình hình tội XPNP trên địa bàn tỉnh Bình Dương có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp.
2.1.3. Cơ cấu của tình hình tội xâm phạm nhân phẩm theo tội danh
Cơ cấu của từng loại tội XPNP trong mối quan hệ với các tội XPNP tại tỉnh Bình Dương, gồm các tội: Tội hiếp dâm (Điều 141), tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), tội cưỡng dâm (Điều 143), tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 144), tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145), tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146), tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147), tội mua bán người (Điều 150), tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151), tội làm nhục người khác (Điều 155), tội vu khống (Điều 156). Đối với tội hiếp dâm, từ năm 2014 đến năm 2018 có tổng cộng 46 vụ, chiếm số lượng cao nhất trong nhóm tội XPNP, có tính chất rất nguy hiểm.
Qua số liệu trong Bảng 2.7 cho thấy, trong cơ cấu các loại tội XPNP thì tội hiếp dâm chiếm tỉ lệ cao nhất (29,29%), kế đến là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (12,74%), tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (11,46%), tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (10,19%), tội làm nhục người khác và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (9,55%), tội cưỡng dâm (8,28%), tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (5,73%); tội vu khống chiếm tỉ lệ thấp (3,18%) còn các tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi không xảy ra. Điều này thể hiện các loại tội XPXP trên địa bàn tỉnh Bình Dương xảy ra có chiều hướng ngày càng tăng, đặc biệt là các tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Vì vậy, có thể khẳng định rằng để đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội XPNP ở tỉnh Bình Dương cần tập trung trước hết vào tội tội hiếp dâm, kế đến là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi