Thực trạng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá theo pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 39)

thác đá ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực khai thác đá

Theo quy định của Luật BVMT năm 2014 có sự phân biệt giữa quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường. Theo đó, Luật BVMT năm 2014, quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. Còn tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường (khoản 5, 6 Điều 3) [21].

Việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường đóng vai trò quan trọng trong công tác BVMT. Luật BVMT năm 2014 có riêng một chương (Chương II) cho nội dung quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường. Hầu hết, các lĩnh vực môi trường đều có các tiêu chuẩn quy chuẩn quy định, các yêu cầu pháp lý thực thi. Cũng theo quy định của Luật này thì hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường gồm các nhóm như sau:

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh gồm: a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất;

b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất; c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước biển;

d) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khí;

đ) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ; e) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.

a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông và hoạt động khác;

b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định; c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại.

3. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác.

Trong hoạt động khai thác đá cần quan tâm các QCVN TCVN sau đây:

TT QCVN đã ban hành

1 QCVN 03:2008/BTNMT

QCVN về Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất 2 QCVN 06:2009/BTNMT

QCVN về một số chất độc hại trong không khí xung quanh 3 QCVN 07:2009/BTNMT

QCVN về ngưỡng chất thải nguy hại. 4 QCVN 08:2008/BTNMT

QCVN về Chất lượng nước mặt 5 QCVN 09:2008/BTNMT

QCVN về Chất lượng nước ngầm 6 QCVN 10:2008/BTNMT

QCVN về Chất lượng nước biển ven bờ 7 QCVN 14:2008/BTNMT

QCVN về Nước thải sinh hoạt 8 QCVN 19:2009/BTNMT

QCVN về Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ 9 QCVN 26:2010/BTNMT

QCVN về tiếng ồn

10 QCVN 27:2010/BTNMT

QCVN về độ rung

11 QCVN 38:2011/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thuỷ sinh 12 QCVN 40:2011/BTNMT

13 14 15 16 17 18 19

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

QCVN 45:2012/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của dioxin trong một số loại đất

QCVN 48:2012/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoáng sản rắn

QCVN 05:2013/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

QCVN 50:2013/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

QCVN 03-MT:2015/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

QCVN 09-MT:2015/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

Ngoài các quy chuẩn nêu trên của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì trong lĩnh vực khai thác đá còn một số quy chuẩn tiêu chuẩn khác liên quan như:

- QCVN 04:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên

- QCVN 02: 2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp

-TCVN 5326: 2008: Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên

- QCVN 05: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá

-QĐ số 3733/2002/QĐ-BYT : Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

2.1.2 Các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có các quy định cụ thể về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố môi trường đối với các ngành nói chung trong đó có lĩnh vực khai thác đá (cụ thể tại các Điều 108). Theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT), đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; Thông tư số 26/2015/TT-BTNTM ngày 28/5/2015 quy định đề án BVMT chi tiết, đề án BVMT đơn giản; Thông tư số 27/2015/TT-BTNTM ngày 29/5/2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT; các dự án phải có kế hoạch xây dựng, vận hành các công trình để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Các nội dung này được lồng ghép với báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Đề án bảo vệ môi trường.

Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tại Điều 108 của Luật BVMT năm 2014 đã quy định về trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phòng ngừa ô nhiễm với các biện pháp như: Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó; lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố; thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật; có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra ô nhiễm khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường. Ngoài ra, Luật BVMT năm 2014 còn có các quy định khác về biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiếm lược, đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải, đánh giá sức chịu tải của môi trường; công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông; phương án BVMT; bảo hiểm môi trường, ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; quan trắc môi trường; công khai thông tin môi trường; thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động BVMT. Có thể thấy, đây là những quy định quan trọng có vai trò quyết định địa điểm, công nghệ của dự án, kiểm soát việc xả thải, giám sát quá trình hoạt động của cơ sở, để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường (ÔNMT).

Tuy nhiên, các quy định này, đặc biệt là quy định tại Điều 108 của Luật BVMT năm 2014 còn chưa cụ thể và chưa bao quát hết các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm. cụ thể

Chưa xác định danh mục các ngành nghề có khả năng gây ÔNMT nghiêm trọng, hoặc tiềm ẩn nguy cơ SCMT để có các biện pháp ứng xử phù hợp với từng dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề đó. Việc ứng xử này cần được quy phạm hóa nhằm can thiệp ngay từ giai đoạn lập quy hoạch phân vùng sản xuất, kinh doanh của các ngành, nghề, phân vùng xả thải đến các yêu cầu trong ĐTM, kế hoạch quản lý môi trường, phương án BVMT; có biện pháp giám sát đặc biệt trong quá trình sản xuất, kinh doanh và biện pháp ứng phó nếu xảy ra SCMT

Áp dụng công nghệ tốt nhất có thể để đạt được nhiều mục tiêu, trong đó có việc giảm thiểu chất thải thông qua sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có trong mối tương quan giữa năng lực của cơ sở sản xuất, kinh doanh với yêu cầu BVMT nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng công nghệ tốt nhất không bắt buộc phải áp dụng kỹ thuật và công nghệ cụ thể nào mà chỉ tính đến đặc tính công nghệ, vị trí địa lý, điều kiện môi trường, tính khả thi về kỹ thuật và chi phí khi áp dụng. Do đó, cần xác định quy trình áp dụng, thứ tự ưu tiên và cơ chế đặc thù khi cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ tốt nhất.

Áp dụng kiểm toán môi trường nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, có được công cụ nhằm nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu, số liệu, báo cáo môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thời gian nhất định nhằm phát hiện những sai sót, vi phạm trong hoạt động BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thông qua kiểm toán môi trường, với việc đánh giá các yếu tố sản xuất (đầu vào, đầu ra, có tính đến sự thất thoát để giám sát hoạt động xả thải) sẽ cung cấp bằng chứng xác thực về việc gây ô nhiễm, cũng như SCMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây là công cụ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, cá nhân có hành vi gây ra ô nhiễm.

Xác định mối quan hệ giữa quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chung về chất thải với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng riêng cho từng ngành, loại hình sản xuất kinh doanh theo hướng quy chuẩn áp dụng riêng phải có yêu cầu cao hơn (khắt khe hơn) quy chuẩn chung, hoặc phân cấp cho địa phương xây dựng quy chuẩn địa phương áp dụng riêng cho từng ngành, loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Minh bạch thông tin về môi trường và kết quả kiểm toán môi trường là cơ sở quan trọng để hạn chế các hành vi vi phạm quy định về BVMT, kiểm soát các hoạt

động xả thải trái pháp luật tiềm ẩn nguy cơ gây SCMT thông qua vai trò giám sát của cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, nâng cao vai trò của cộng đồng, tổ chức xã hội, tổ chức phí chính phủ, cơ quan thông tấn báo chí trong việc giám sát hoạt động BVMT. Đây là kênh giám sát quan trọng và hiệu quả trong việc kiểm soát hoạt động BVMT.

Cần quy định về đào tạo, tập huấn, diễn tập về phòng ngừa và ứng phó SCMT. Do SCMT diễn ra bất ngờ, phức tạp, khó lường, dễ gây lúng túng và hoảng loạn trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, cũng như cộng đồng dân cư xung quanh, vì vậy, việc đào tạo, tập huấn, diễn tập để có phản ứng phù hợp khi sự cố xảy ra là hết sức cần thiết.

2.1.3 Các quy định về ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá

Theo quy định tại Điều 109, 110, 111, 112 thì việc ngăn chặn khắc phục ô nhiễm trong các lĩnh vực nói chung và trong việc khai thác khoáng sản nói riêng được quy định như sau:

Điều 109. Ứng phó sự cố môi trường

1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;

b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố;

c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm phối hợp ứng phó;

d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì người đứng đầu phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.

2. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

3. Nhân lực, vật tư, phương tiện sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn và thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 110. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

2. Nhà nước xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường và hệ thống trang thiết bị cảnh báo sự cố môi trường.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở dịch vụ ứng phó sự cố môi trường. Điều 111. Xác định thiệt hại do sự cố môi trường

1. Nội dung điều tra, xác định thiệt hại do sự cố môi trường gồm: a) Phạm vi, giới hạn khu vực bị ô nhiễm do sự cố môi trường; b) Mức độ ô nhiễm;

c) Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan; d) Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

đ) Thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, sự cố phải bồi thường.

2. Trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức, điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên tỉnh.

3. Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai.

Điều 112. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường

a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

b) Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;

c) Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.

2. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá theo pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 39)