CÁC BỘ NGHIỆP VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 39 - 43)

- Người đang hưởng lương hưu.

CÁC BỘ NGHIỆP VỤ

1. Bộ phận Quản lý thu

2. Bộ phận cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế 3. Bộ phận chế độ Bảo hiểm xã hội

4. Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính 5. Bộ phận kế toán

6. Bộ phận văn thư, thủ quỹ

hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng quý, hàng năm, báo cáo kết quả thu bảo hiểm xã hội về tỉnh theo quy định.

+ Bộ phận kế hoạch tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý hoạt độngtài chính của đơn vị .

+ Bộ phận chế độ chính sách: Có nhiệm vụ giải quyết các chính sách chế độ bảo hiểm xã hội như ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.

+ Bộ phận sổ, thẻ: có nhiệm vụ in sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và in thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng được Bảo hiểm xã hội tỉnh phân cấp.

+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính: có nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các hồ sơ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trả kế quả đúng thời gian quy định.

+ Bộ phận văn thư, lưu trữ: có nhiệm vụ xử lý văn bản đến và văn đi cho tất cả các nghiệp vụ liên quan, đồng thời lưu trữ đầy đủ hồ sơ.

Bảo hiểm xã hội huyện Phú Tân là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định. Đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện. Cụ thể chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan như:

- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cấp tỉnh: Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ; thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp với cơ quan thuế cập nhật mã thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Bảo hiểm xã hội huyện Phú Tân đi vào hoạt động độc lập vào tháng 01 năm 2004 với chỉ tiêu biên chế là 04 người, do mới thành lập nên các viên chức, người lao động phải làm việc với một khối lượng công việc rất lớn. Hơn nữa cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ mới chuyển sang chưa có kinh nghiệm nên gặp không ít những khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm cố gắng, với nhận thức đúng đắn của cán bộ về công tác bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, liên quan đến các chế độ chính sách của người lao động trong xã hội. Do vậy, hơn suốt 16 năm qua Bảo hiểm xã hội huyện Phú Tân đã luôn phấn đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao, tạo sự tin tưởng cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; mỗi viên chức, người lao động trong cơ quan luôn đoàn kết, nỗ lực cố gắng vượt qua những thách thức, khó khăn, vướng mắc để dần dần từng bước phát triển đi lên không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, đội ngũ viên chức, người lao động dần dần được tăng cường, hiện tại số viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau là 12 người (Nam là

06 người; Nữ có 06 người). Tất cả số viên chức, người lao động này đều có

trình độ Đại học, cao đẳng chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực tận tụy với công việc, nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất của các đơn vị được xây dựng khang trang, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đạt nhiều thành tích quan trọng trên các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)