Phương thức đóng, mức đóng và thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 27 - 30)

- Người đang hưởng lương hưu.

1.2.3. Phương thức đóng, mức đóng và thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

tự nguyện

Pháp luật Việt Nam hiện hành không có tách riêng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện mà quy định chung trong quỹ hưu trí và tử tuất cùng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định này là có tính hợp lý bởi lẽ đảm bảo cùng mục đích của bảo hiểm xã hội và có công bằng, thống nhất cho người lao động hưởng lương hưu và cho thân nhân của họ hưởng chế độ tuất ổn định, lâu dài. Pháp luật quy định cụ thể về phương thức đóng, mức phí đóng và thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

1.2.3.1. Phương thức đóng

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

- Đóng hằng tháng. - Đóng 03 tháng một lần. - Đóng 06 tháng một lần. - Đóng 12 tháng một lần.

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần

(Được tính chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng).

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. (Được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng).

Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm, nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định trên, cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định. Quy định này so với trước đây thì cho thấy phương thức đóng phí có tính linh hoạt cho người lao động làm các công việc trong những ngành nghề khác nhau mà không có thu nhập ổn định trong tháng, như vậy sẽ tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

1.2.3.2. Về mức phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 10, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính

phủ, được quy định như sau: Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định (Năm 2019 là 700.000 đồng/tháng) của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện tại 1.490.000 đồng

x 20 = 29.800.000 đồng/tháng). Ví dụ: Người tham gia chọn mức thu nhập

hàng tháng làm căn cứ đóng là 2.000.000 đồng thì mức đóng hàng tháng là 2.000.000 đồng x 22% =440.000 đồng/tháng.

Với quy định này, việc xác định mức phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa vào thu nhập của người lao động sẽ do họ lựa chọn trong khoảng mức thu nhập từ tối thiểu đến tối đa theo quy định của pháp luật và tùy thuộc thu nhập tài chính tháng ổn định mà người lao động tự chọn và kê khai với cơ quan Bảo hiểm Xã hội.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể: 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác (tại Điều 14, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ). Quy định trên, mục đích để chia sẻ với người lao động có thu nhập thấp và góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như bảo đảm an toàn về tài chính cho quỹ. Song, trong bối cảnh hiện nay người lao động cũng chưa thấy lợi ích của loại hình này, không hứng thú khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

1.2.3.3. Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thủ tục hồ sơ, biểu mẫu được quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ- CP của Chính phủ và Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Cụ thể một số nội dung cơ bản sau:

- Quy định thủ tục thực hiện chế độ hưu trí: Người lao động phải có: Sổ Bảo hiểm xã hội, đơn đề nghị hưởng lương hưu, giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép, quyết định có hiệu lực của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với những trường hợp người mất tích trở về và các giấy tờ khác theo quy định.

- Quy định thủ tục thực hiện chế độ tử tuất: Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất với thân nhân người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm: Sổ bảo hiểm xã hội, bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tờ khai của nhân thân và biên bản họp của nhân thân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần, biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định, bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết vì bệnh nghề nghiệp, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và các giấy tờ khác theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)