CHUẨN BỊ: Đứng dạng hai chân, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai. (Hình 74)
Động tác 1: Đưa hai tay lên song song nhau, bàn tay mở sấp xuống mặt đất, cao ngang vai, hít hơi vào bằng mũi (Hình 75)
Động tác 2:… Gạt bằng hai tay sang trái về sau lưng, tay vẫn thẳng và song song nhau (tuy nhiên tay phải tự nhiên bị cong), mắt nhìn theo tay, chân đứng bàm đất, hông xoay theo tay. (Hình 76)
Động tác 3:… Hai tay đưa bằng trước mặt như động tác 1. (Hình 75)
Động tác 4:… Hạ hai tay xuống như thế chuẩn bị, hình 74. Thở ra. Kế hít hơi vào đưa tay lên để thực hiện lại động tác 1-2-3-4… về phía bên phải. Tức làm mỗi bên một lần. Làm 8 lần cả thảy. (Hình 77)
YẾU LÝ: Đoạn 3 nầy có 4 động tác cho mỗi bên, cộng chung là 8 động tác. Khi thực hiện biểu diễn vận dụng hai hơi thở. Hít vào thì cử tay lên đưa ngang bằng về sau đoạn đưa về trước, hạ tay xuống thì thở ra; kế lại cử tay lên, hít vào đưa ra sau về hướng nghịch bên…
Động tác 1 nầy cũng đưa tay lên giống động tác 1 đoạn thứ nhất của những thế tập phụ thuộc, nhưng khác là không nhón gót mà ngược lại phải trằn gót xuống thật cứng, tay đưa lên thì dịu dàng, tưởng hai tay là hai tay bằng gân không có xương nghĩa là vai để thật tự nhiên, đồng thời phải thấy hai cánh tay rất nặng. Kế đưa ra sau thì hông xoay theo tay, tức tay đi trước hông mới xoay theo, lúc nầy hông và vai đều nới lỏng tự nhiên, tay đưa đi vặn hông như ta vặn sợi dây thừng, kế tháo giây thừng trở về vị trí cũ. Bàn chân không cho xê dịch trong lúc xoay. Làm thật nhẹ nhàng không cố gắng vận lực hay gò bó gồng chuyển.
Động tác nầy giúp nới giãn các xương nơi ngực, hông eo, và xương sống. Khi làm quen thấy thoải mái lắm sau hai ba lần vận động.
Một người đã có công phu Bát Đoạn Cẩm và các thế phụ thuộc nầy mỗi lần diễn tập một động tác nào đều cảm ứng được ngay những vùng trong thân thể được săn sóc tới, do đó họ vừa khinh khoái vừa kiểm soát được các phần còn bị bỏ quên. Ai có uống nước đá mới biết sự mát của nước đá và khi tập Bát Đoạn Cẩm… thì mới có cái khinh khoái do các thế tập cho mình.