Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN xét xử sơ THẨM HÌNH sự của TOÀ án NHÂN dân cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 36 - 37)

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương trước những năm 1960 rất rộng, cụ thể là xét xử tất cả các vụ án hình sự trừ những việc vi cảnh thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Ngày 14-7-1960, Luật tổ chức Tòa án nhân dân được ban hành và sau đó là Pháp lệnh tổ chức Tịa án nhân dân ngày 23-3-1961, đã quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh là những vụ án hình sự có thể xử phạt trên 2 năm tù và những vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới nhưng lấy lên xét xử .

Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 và các Thông tư hướng dẫn liên ngành thì trên thực tế Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử những tội phạm có khung hình phạt trên 2 năm tù và xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyên nhưng thấy cần lấy lên để xét xử.

Căn cứ vào tình hình thực tế về khối 1ượng cơng việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, điều kiện tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất của các Tịa án, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định theo hướng giảm bớt xét xử sơ thẩm hình sự đối với Tịa án nhân dân cấp tỉnh.

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt trên 7 năm tù; các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội quy

định tại các điều 95, 96, khoản 1 Điều 172 và các điều 222, 223, 263, 293, 294, 295, 296 Bộ luật hình sự và những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để xét xử. Đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để xét xử thì luật khơng quy định cụ thể đó là những vụ án nào. Theo điểm 4 Mục I Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 12-01-1989, của Tòa án nhân dân tối cao, Viên kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”, thì Tịa án cấp tỉnh quyết định lấy các vụ án sau đây lên xét xử :

- Vụ án phức tạp (có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành);

-Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Sĩ quan Công an, Cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyên, người nước ngồi, người có chức sắc trong tơn giáo hoặc có uy tín trong dân tộc ít người

Theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Tịa án nhân dân cấp tỉnh cịn có thẩm quyền xét xử những vụ án mà bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu được xét xử ở Việt Nam. Tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử là Tịa án nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy từng trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN xét xử sơ THẨM HÌNH sự của TOÀ án NHÂN dân cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)