Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính thuộc chức năng của bộ công an (Trang 43 - 54)

2.3.1. Ưu điểm

- Công tác QLNN về XLVPHC thuộc chức năng Bộ Công an được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ. Về cơ bản, hệ thống văn bản QPPL về XLVPHC đã được ban hành đầy đủ và có hiệu lực thi hành.

- Hệ thống văn bản QPPL về XLVPHC đã công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các quy định về trình tự, thủ tục xử phạt VPHC, quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC,

quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng và thi hành các biện pháp XLHC về cơ bản đã bảo đảm tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, rõ ràng. Qua đó, đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh

chống VPHC, vi phạm pháp luật, yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch trong XLVPHC, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm ANTT, ATXH, tăng cường hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

- Công tác XLVPHC của Công an các đơn vị, địa phương được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Luật XLVPHC và các

văn bản hướng dẫn thi hành. Các chủ thể có thẩm quyền XLVPHC trong CAND đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành trong XLVPHC, bảo đảm việc thực hiện công tác này theo đúng quy định của pháp luật.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về XLVPHC thuộc chức năng của Bộ Công an cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc sau đây:

2.3.2.1. Những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về XLVPHC còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nhiều quy định của pháp luật về XLVPHC đã dần bộc lộ những bất cập, cụ thể là các nhóm vấn đề về:

- Thẩm quyền xử phạt VPHC: Sự thay đổi về các chức danh có thẩm quyền XLVPHC chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung trong các quy định của Luật, thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC bị giới hạn với thẩm quyền phạt tiền của các ngành, các cấp; việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới quyết định xử phạt, thủ tục thẩm định giá trịtang vật, xửlý tang vật,

phương tiện bị tạm giữ… quy định chưa rõ ràng.

- Trình tự, thủ tục xử phạt VPHC: Một số quy định về trình tự, thủ tục xử phạt VPHC trong Luật được quy định chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây lúng túng trong quá trình triển khai, áp dụng hoặc tồn tại

một số quy định không có tính khả thi; không bảo đảm công tác cải cách thủ tục hành chính.

2.3.2.2. Hạn chế trong công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

XLVPHC có phạm vi rất rộng, thuộc trách nhiệm của nhiều bộ, ngành, địa phương; tác động trực tiếp đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội và liên quan đến nhiều ngành luật, văn bản QPPL. Do đó, việc xây dựng văn bản QPPL quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành và phải bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản QPPL về XLVPHC và giữa pháp luật về XLVPHC với pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, do phạm vi rộng như đã nêu trên nên các nghị định XPVPHC trong các lĩnh vực thường liên quan đến nhiều văn bản QPPL có nội dung QLNN khác nhau, trong trường hợp các văn bản làm căn cứ ban hành được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì các văn bản QPPL về XPVPHC cũng sẽ phải sửa đổi, bổ sung tương ứng cho phù hợp, khiến cho việc xây dựng, cập nhật hành vi vi phạm chưa thực sự được hiệu quả. Việc sửa đổi, bổ sung văn bản nội dung QLNN được thực hiện ở các thời điểm khác nhau dẫn đến việc một nghị định XPVPHC quy định trong nhiều lĩnh vực có thể bị sửa đổi, bổ sung nhiều lần, gây khó khăn trong việc soạn thảo và áp dụng pháp luật.

Ví dụ như: Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 34/2014/TT- BCA ngày 15/8/2014 quy định về các biểu mẫu để sử dụng khi xử phạt VPHC thuộc thẩm quyền của CAND nhằm cụ thể hóa quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. Ngày 18/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP; trong đó có sự thay đổi về các biểu mẫu. Việc sử dụng biểu mẫu để XLVPHC được thực hiện theo quy định của Nghị định số 97/2017- NĐ-CP. Do lĩnh vực QLNN về XLVPHC của thuộc chức năng Bộ Công an

được bao phủ rộng khắp đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, nên cần thiết phải ban hành các Thông tư mới thay thế Thông tư số 34/2014/TT-BCA bảo đảm phù hợp với văn bản cấp trên và thống nhất sử dụng trong toàn lực lượng. Tuy nhiên, đến tháng 03/2019, Bộ trưởng Bộ Công an mới ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BCA quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt VPHC thuộc thẩm quyền của CAND thay thế Thông tư số 34/2014/TT-BCA. Việc chậm trễ ban hành Thông tư mới quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt VPHC thuộc thẩm quyền của CAND khiến công tác XLVPHC trong lĩnh vực ANTT của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng.

Ngoài ra, việc xây dựng văn bản QPPL nhiều khi còn theo ý chí chủ quan của cơ quan chủ trì xây dựng; một số quy định còn chưa thống nhất, chồng chéo về hành vi vi phạm, thẩm quyền xử phạt VPHC giữa các lực lượng, một số dấu hiệu được quy định để XLVPHC theo pháp luật hành chính đồng thời là dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự...

Trong những năm qua, Bộ Công an đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành 07 Nghị định; Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành và liên tịch ban hành 26 thông tư hướng dẫn chi tiết pháp luật về XLVPHC. Các văn bản này cơ bản đã tác động toàn diện đến công tác XLVPHC trên các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN về ANTT của Bộ Công an song vẫn chưa đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Một số nội dung chưa được quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đặc biệt là về lĩnh vực cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Một số quy định về xử phạt VPHC chưa phù hợp với thực tế, chưa đủ tính răn đe hoặc chưa được bảo điều kiện thi hành. Do vậy, số vụ VPHC được CAND phát hiện và xử lý có xu hướng giảm dần từ năm 2016 cho đến nay, tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp XLHC GDTXPTT, đưa vào TGD, đưa vào CSGDBB lại có xu hướng tăng cao thể hiện mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

2.3.2.3. Hạn chế trong thực hiện quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng nghiệp vụ: Các văn bản QPPL về XLVPHC tính ổn định chưa cao, phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều nội dung cụ thể phải ủy quyền nên đã gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác triển khai thực hiện trong thực tế. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XLVPHC, vai trò công tác theo dõi, thi hành pháp luật về XLVPHC chưa đi vào chiều sâu nên chưa phát huy được hiệu quả cao nhất, chưa thấm sâu vào nhận thức của đông đảo cá nhân, cơ quan, tổ chức. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người dân chưa cao, việc huy động nguồn lực cho công tác này chưa được tiến hành một cách đồng bộ, kinh phí, cơ sở vật chất thực hiện công tác này còn rất thiếu. Đối với công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mới chỉ tập trung vào phổ biến quy định của pháp luật mà chưa chú trọng vào kỹ năng giải quyết các vụ việc, tình huống phát sinh trong thực tiễn.

- Công tác báo cáo, thống kê về XLVPHC trong CAND về cơ bản đã được kết quả nhất định, tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định này còn gặp một số vướng mắc như:

Ngày 24/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước; trong đó quy định thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ:

+ Báo cáo hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.

+ Báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15/6 đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo.

+ Hằng năm: Tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo.

Tuy nhiên, hiện nay chế độ báo cáo, thống kê của công tác XLVPHC trong Công an nhân dân được thực hiện theo Thông tư số 63/2017/TT-BCA ngày 27/12/2017 quy định phối hợp trong công tác quản lý XLVPHC trong CAND. Theo đó, thời điểm lấy số liệu báo cáo về xử phạt VPHC trong lĩnh vực liên quan đến ANTT được quy định tại Khoản 4 Điều 9 như sau:

+ Báo cáo định kỳ hằng tháng: tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

+ Báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 hàng năm. + Báo cáo hằng năm: Tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Như vậy, thời điểm lấy số liệu báo cáo trong CAND chưa kịp thời được

điều chỉnh để thống nhất với quy định của Chính phủ, điều này gây nhiều khó khăn cho công tác xây dựng báo cáo, tổng hợp số liệu của Công an các đơn vị, địa phương cũng như xây dựng báo cáo chung của Bộ Công an. Bên cạnh đó, hiện nay việc thống kê số liệu được thực hiện thủ công “chủ yếu là ghi chép vào sổ theo dõi, thống kê số liệu vào ứng dụng exel” [56, tr. 98], do đó khó bảo đảm số liệu được đầy đủ, chi tiết như yêu cầu, việc tổng hợp số liệu cũng mất rất nhiều thời gian.

Công tác báo cáo, thống kê về XLVPHC trong CAND còn phân tán, chưa tập trung, thống nhất về một đầu mối mà chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý theo hệ lực lượng như Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH…; công tác lập hồ sơ, lập sổ theo dõi để phục vụ cho việc xem xét áp dụng biện pháp XLVPHC hoặc xử lý hình sự và các hoạt động khác có liên quan chưa được thực hiện một cách đồng bộ và chưa có sự kết nối, chia sẻ giữa các địa phương.

- Công tác chỉ đạo thực hiện QLNN về XLVPHC chưa được quan tâm sâu sát. Trên thực tế còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi có vụ việc xảy ra; công tác kiểm điểm trách nhiệm đối với các cán bộ, chiến sĩ chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xảy ra các vụ việc phức tạp trên địa bàn quản lý chưa nghiêm túc, làm ảnh hưởng đến kết quả công tác. Việc kiểm tra, hướng dẫn, XLVPHC chưa triệt để, hiệu quả còn thấp. Nhiều cán bộ qua kiểm tra chưa chú ý phát hiện, xử lý kịp thời những đối tượng không chấp hành quy định của pháp luật về QLNN về XLVPHC, lợi dụng hoạt động kinh doanh này để thực hiện tội phạm, vi phạm pháp luật; việc xử lý ở một số địa bàn chưa nghiêm túc, còn có sự nể nang. Công tác QLNN về XLVPHC chưa thực sự gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm ANTT, ATXH ở địa phương.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa lực lượng CAND với các ngành, cơ quan, tổ chức trong việc QLNN về XLVPHC chưa được chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên, kịp thời nên chưa đạt hiệu quả cao nhất là đối với một số vi phạm cụ thể trong các lĩnh vực liên quan đến chức năng, thẩm quyền của nhiều ngành, lực lượng (bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản…) mà quy định của pháp luật chưa phân định rõ rang trách nhiệm, thẩm quyền dẫn đến nẽ tránh trách nhiệm, XLVPHC không triệt để.

Hiện nay, cơ chế chia sẻ và cung cấp thông tin về các đối tượng VPHC còn hạn chế do chưa xây dựng cơ sở dữ liệu về XLVPHC. Việc này gây khó khăn trong việc xác định các trường hợp VPHC nhiều lần, tái phạm để xem xét là tình tiết tăng nặng trong XLVPHC hoặc tránh để xảy ra các trường hợp bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép (nhất là giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện) ở địa phương này thì đến địa phương khác xin cấp lại dẫn đến tình trạng tồn động hồ sơ, khó xử lý.

2.3.3. Nguyên nhân

Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Một số quy định của Luật XLVPHC còn chung chung, chưa cụ thể dẫn đến có nhiều các hiểu khác nhau và việc áp dụng các quy định của pháp luật về XLVPHC trên thực tiễn không thống nhất.

- Các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật XLVPHC chưa được kịp thời ban hành, thiếu tính đồng bộ dẫn đến việc áp dụng pháp luật lúng túng. Bên cạnh đó, tính ổn định của các quy định này chưa cao, phạm vi điều chỉnh rộng, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến những khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và côn tác triển khai trên thực tế.

- Nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành

các văn bản pháp luật về XLVPHC đối với đối tượng tại khu vực này cũng gặp nhiều khó khăn.

- Công tác XLVPHC có nơi, có lúc còn chưa triệt để cùng với chế tài xử phạt đối với một số hành vi chưa đủ sức răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm.

- Năng lực nhận thức và áp dụng, vận dụng pháp luật của một bộ phận cán bộ trực tiếp thi hành pháp luật còn hạn chế; đầu mối là công tác theo dõi thi hành pháp luật về XLVPHC tại Công an các đơn vị, địa phương chưa được tổ

chức thống nhất. Việc chỉ đạo thực hiện và tập huấn, triển khai thực hiện các nội dung công tác theo dõi, thi hành pháp luật về XLVPHC còn hạn chế dẫn đến lúng túng, bị động trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về XLVPHC.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XLVPHC, vai trò của công tác theo dõi, thi hành pháp luật về XLVPHC chưa thực sự đi vào chiều

sâu nên chưa phát huy được hiệu quả cao nhất. Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân chưa cao dẫn đến những hành vi VPHC, lặp lại nhiều lần, cố tình trì hoãn hoặc trốn tránh không thực hiện quyết định xử phạt hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp XLHC.

- Công tác XLVPHC có phạm vi rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội chủ yếu được tiến hành độc lập bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan còn hạn chế. Do vậy, dẫn đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính thuộc chức năng của bộ công an (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)