Xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra chất lượng, hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều TRA vụ án HÌNH sự DO NGƯỜI dưới 18 TUỔI THỰC HIỆN từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 74 - 77)

hiệu quả

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung những cơ sở pháp lý để tiến tới xây dựng một nền TTHS thân thiện đối với người dưới 18 tuổi thì yếu tố con người trong việc tiến hành các hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra cũng là vấn đề cốt lõi. Để việc áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện có hiệu quả trên thực tế, trước tiên cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn để tránh những sai phạm trong cách thức tiến hành các hoạt động điều tra. Thông qua công tác đào tạo, tập huấn, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có những hiểu biết, kĩ năng cần thiết trong hoạt động điều tra người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra cũng là việc mà Nhà nước cần đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, những nguyên nhân dẫn đến việc sai phạm của Điều tra viên, Cán bộ điều tra không chỉ là việc thiếu kiến thức mà còn đến từ việc không nhận thực một cách đúng đắn về thủ tục tố tụng đặc biệt này. Do đó, cần tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên sâu và cần thiết phải soạn thảo một nội dung cụ thể cho quá trình đào tạo này. Dựa theo hướng dẫn của LHQ, chương trình tập huấn có thể bao gồm những nội dung như: nguyên tắc và những yêu cầu LHQ đặt ra cho hệ thống tư pháp người CTN, đường lối; mục

đích của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến đối tượng này; những đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ và đặc biệt là các nghiệp vụ chuyên môn như cách hỏi cung, lấy lời khai [12],… Các khoá huấn luyện đó cần tập trung vào những vấn đề như nguyên nhân xã hội và những nguyên nhân khác dẫn đến hành vi phạm pháp của người dưới 18 tuổi; sự phát triển về tâm lý cũng như những khía cạnh khác ảnh hưởng đến sự phát triển của người người dưới 18 tuổi; đặc biệt quan tâm đến người người dưới 18 tuổi là nữ hoặc người người dưới 18 tuổi thuộc dân tộc thiểu số và người bản địa; về văn hóa và xu hướng của giới trẻ trên thế giới; những biện pháp xử lý người người dưới 18 tuổi phạm tội, đặc biệt là những biện pháp xử lý không cần đến thủ tục TTHS. Việc đào tạo sẽ giúp cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra phân biệt rõ ràng thủ tục điều tra đối với người dưới 18 tuổi với những đối tượng khác để áp dụng chính xác quy định của pháp luật. Q trình điều tra có được thực hiện một cách đúng đắn hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của Điều tra viên, Cán bộ điều bởi lẽ khơng ít hoạt động điều tra mà điều kiện áp dụng là tính cần thiết, hợp lý. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của Điều tra viên, Cán bộ điều sẽ tránh đi việc những người này vì quan điểm, lợi ích cá nhân mà thực hiện những đánh giá chủ quan, hành vi sai lệch, phương hại đến quyền, lợi ích của người dưới 18 tuổi.

Do điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực nên việc tổ chức một đội ngũ cán bộ chuyên trách phục vụ cho hoạt động điều tra người dưới 18 tuổi là chưa khả thi và triển khai trên thực tế. Tuy nhiên, để khắc phục hạn chế này, thay vì phân cơng một vài cán bộ chỉ phụ trách những vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an thành phố Biên Hịa sẽ thành lập một đội ngũ “kiêm nhiệm”. Trong đó, những Điều tra viên, Cán bộ điều tra này được đào tạo, tập huấn về công tác điều tra người dưới 18 tuổi theo những quy định của pháp luật, sẽ phụ trách giải quyết những vụ án loại này, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tham gia vào thủ tục tố tụng đối với những

đối tượng khác. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề khan hiếm nguồn nhân lực tại CQĐT. Đồng thời, đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra cần nâng cao ý thức, xác định thủ tục điều tra người dưới 18 tuổi khơng chỉ địi hỏi quan tâm đến việc chứng minh tội phạm mà cịn địi hỏi sự thơng cảm, thấu hiểu về hoàn cảnh, tâm lý để giúp cho việc thực hiện thủ tục điều tra diễn ra đúng pháp luật.

Ngồi ra, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh cơng tác thanh tra, giám sát các thủ tục điều tra, trong đó, Viện kiểm sát tăng cường trách nhiệm của mình trong cơng tác kiểm sát điều tra. Việc tăng cường sự kiểm tra đối với hoạt động tư pháp giúp phát hiện một cách nhanh chóng nhất sai phạm nếu có và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội và những người tham gia. Một trong những vấn đề cũng cần được nhắc đến đó là quan tâm, tăng cường Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên là nữ để đảm bảo quá trình tố tụng hình sự thân thiện đối với những VAHS có người dưới 18 tuổi, đặc biệt là những hoạt động tố tụng mang lại cảm giác sợ hãi và sự kích động về tâm lý cho người dưới 18 tuổi như hỏi cung, lấy lời khai, hay các biện pháp điều tra khác như khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể.

Bên cạnh đó, Liên ngành tố tụng Cơng an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cần phối kết hợp tốt trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, công tác giải quyết VAHS và nhất là cần quan tâm đúng mức đến các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện. Lãnh đạo các cơ quan đơn vị phải thường xuyên thực hiện việc quán triệt đối với các quy định, hướng dẫn của cấp trên, cần quan tâm chỉ đạo sâu sát và nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ công chức trong đơn vị mình. Hạn chế thấp nhất những thiếu sót, bất đồng quan điểm trong việc giải quyết, xử lý vụ án, tránh làm tổn hại đến quyền, lợi ích của người dưới 18 tuổi phạm tội. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, đơn vị cấp dưới

thực hiện theo chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên, báo cáo đầy đủ, kịp thời những khó khăn vướng mắc để hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều TRA vụ án HÌNH sự DO NGƯỜI dưới 18 TUỔI THỰC HIỆN từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)