Trong quá trình giải quyết VAHS, việc xác định đúng đối tượng chứng minh không chỉ là điều kiện cần thiết để nhận thức vụ án được chính xác mà cịn giúp cho các Cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở khoa học khi tiến hành các hoạt động tố tụng của mình. Khi tiến hành tố tụng theo thủ tục thông thường những vấn đề phải chứng minh khi điều tra, truy tố, xét xử VAHS được quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015. Theo đó, những vấn đề cần được chứng minh trên cơ bản được chia thành ba nhóm vấn đề: Một là, những đối tượng chứng minh thuộc về bản chất của vụ án hay các yếu tố cấu thành tội phạm. Hai là, những đối tượng chứng minh có ảnh hưởng đến trách nhiệm
hình sự và hình phạt. Ba là, những đối tượng chứng minh tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Các đối tượng chứng minh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xác định đúng đối tượng chứng minh sẽ giúp cho quá rình giải quyết VAHS mang tính khoa học, khắc phục tình trạng điều tra tràn lan, khơng có định hướng.
Bên cạnh việc xác định các đối tượng cần chứng minh trên, khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc là người dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo tối ưu quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, cũng như áp dụng đúng đắn chính sách hình sự của Nhà nước để giáo dục người phạm tội trở thành người lương thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác định thêm những vấn đề sau:
- Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
- Có hay khơng có người thành niên xúi giục.
- Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội [27].
Theo quy định trên, những vấn đề này chỉ đặt ra thì tiến hành điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, không áp dụng đối với người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi. Người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự bao gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo [27]. Việc xác định đúng những đối tượng chứng minh này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết VAHS, cụ thể như sau:
Về xác định tuổi của người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội
nhằm mục đích xác định có truy cứu hay khơng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó; quyết định hình phạt thích hợp và đảm bảo chế độ thi hành án đúng quy định của pháp luật đối với người dưới 18 tuổi. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử những bị can, bị cáo thì CQĐT, Viện kiểm sát, Tịa án chỉ được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử khi có đầy đủ căn cứ kết luận rằng bị can bị cáo là người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, dựa vào tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi để tính thời điểm áp dụng thủ tục tố tụng hình sự. Điều này có nghĩa tại thời điểm áp dụng các thủ tục tố tụng người bị buộc tội phải là người dưới 18 tuổi, nếu khi thực hiện hành vi phạm tội họ dưới 18 tuổi nhưng đến khi phát hiện, bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử mà đủ 18 tuổi thì khơng áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt mà sẽ áp dụng thủ tục tố tụng thông thường.
Về điều kiện sinh sống và giáo dục người dưới 18 tuổi có ảnh hưởng
đến việc xác định một số đặc điểm liên quan tới hành vi phạm tội do họ gây ra và khả năng cải tạo, giáo dục, tái hòa nhập cộng đồng. Những điều kiện sinh sống và giáo dục cần được xác định gồm: điều kiện sống của gia đình; thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái; môi trường sinh hoạt xung quanh; nội dung giáo dục của nhà trường; nơi làm việc; nơi cư trú có ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi hay không. Đây là những yếu tố ảnh
hưởng đầu tiên và quan trọng nhất trong việc đào tạo tư cách và tính cách của người dưới 18 tuổi, theo chiều hướng phát triển lành mạnh hay hình thành nhân cách lệch lạc từ những thói quen, yếu tố tiêu cực từ mơi trường sống.
Về có hay khơng có người thành niên xúi giục, việc xác định người
phạm tội nói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng nếu chứng minh được phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng chế thì được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được BLHS quy định [25]. Ngược lại, nếu xác định được có người thành niên xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội thì đây là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự [25]. Do đó, trong những vụ án mà người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cần phải xác định có người lớn xúi giục hay khơng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi. Ngoài ra, giúp cơ quan/người tiến hành tố tụng sớm phát hiện đồng phạm trong vụ án, kịp thời xử lý người xúi giục để lọt kẻ phạm tội; không làm oan người vô tội.
Về nguyên nhân, điều kiện, hồn cảnh phạm tội, tìm hiểu những vấn đề
này nhằm xác định con đường dẫn đến phạm tội của người dưới 18 tuổi góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có hiệu quả; đồng thời đề ra biện pháp khắc phục và ngăn ngừa hợp lý. Mơi trường gia đình, nhà trường, xã hội ln gắn bó mật thiết với nhau và tác động trực tiếp đến người dưới 18 tuổi. Theo đó, mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội được xem là những nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội; đặc điểm tâm lý lứa tuổi người dưới 18 tuổi là điều kiện ảnh hưởng và tác động lẫn nhau một cách biện chứng làm phát sinh tội phạm ở người dưới 18 tuổi.
Tóm lại, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, những người tiến hành tố tụng cần phải xác định rõ các vấn đề trên để đánh giá về trình độ, khả năng nhận thức hành vi, diễn biến tâm lý, sự tác động của các yếu tố khách quan đối với hành vi phạm tội nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn xử lý
các vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng đồng thời bảo đảm sự tương thích với các hướng dẫn của LHQ đề ra.
2.2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thủ tục điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện