Pháp luật về các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty tài chính Vinashin (Trang 45)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3 Pháp luật về các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín

dụng của CTTC

Trước đây, việc quy định các bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD nói chung và các CTTC nói riêng được quy định riêng cho từng hình thức cấp tín dụng. Các quy định an toàn, nhằm hạn chế sự tập trung rủi ro quá mức của TCTD vào một hoặc một nhóm khách hàng. Luật Các TCTD có một điều chỉnh quan trọng so với Luật Các TCTD năm 1997 là không xác định hạn mức tín dụng cho một khách hàng theo từng loại nghiệp vụ tín dụng, mà đưa ra hạn mức cấp tín dụng tổng thể đối với một khách hàng. Đây là cách quy định phản ánh thực tế là rủi ro của TCTD khi cấp tín dụng cho một khách hàng không phụ thuộc vào nghiệp vụ tín dụng mà phụ thuộc vào rủi ro của các đối tác liên quan.

a) Những trường hợp không được cấp tín dụng

Theo quy định tại Điều 126 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 thì CTTC không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của CTTC, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của CTTC là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ

42

sở hữu của CTTC là công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

Đồng thời CTTC không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng không được cấp tín dụng này, không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để TCTD khác cấp tín dụng cho các đối tượng mà mình không được phép cấp tín dụng.

Các quy định trên nhằm hạn chế các quan hệ cấp tín dụng nội bộ như:

không được cấp tín dụng cho thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc - là những người có quyền lực trong CTTC, nhằm hạn chế xung đột lợi ích, tránh tình trạng lạm dụng ảnh hưởng của những người này đến việc ra quyết định cấp tín dụng của CTTC, có thể gây mất an toàn cho CTTC; không được cấp tín dụng đối với pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của CTTC, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD; hạn chế cấp tín dụng đối với cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của CTTC nhằm hạn chế việc các tập đoàn, tổng công ty lạm dụng việc thành lập để huy động vốn và cho vay nội bộ - hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro, nhằm bảo đảm an toàn cho TCTD và phù hợp với thông lệ chung trong hoạt động ngân hàng…

b) Hạn chế cấp tín dụng

Theo quy định tại Điều 127 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 thì CTTC phải thực hiện việc hạn chế cấp tín dụng đối với một số đối tượng nhất định. Cụ thể như sau:

43

điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại CTTC; thanh tra viên đang thanh tra tại CTTC;

+ Kế toán trưởng của CTTC; + Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

+ Doanh nghiệp có một trong những người thuộc đối tượng không được cấp tín dụng của CTTC sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

+ Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

+ Các công ty con, công ty liên kết của CTTC hoặc doanh nghiệp mà CTTC nắm quyền kiểm soát.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng hạn chế cấp tín dụng (trừ khoản cấp tín dụng cho Các công ty con, công ty liên kết của CTTC hoặc doanh nghiệp mà CTTC nắm quyền kiểm soát) không được vượt quá 5% vốn tự có của CTTC.

Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng hạn chế cấp tín dụng phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của CTTC thông qua và công khai trong công ty.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng là công ty con, công ty liên kết của CTTC hoặc doanh nghiệp mà CTTC nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của CTTC; đối với tất cả các công ty con, công ty liên kết của CTTC hoặc doanh nghiệp mà CTTC nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD.

Với việc đề ra các quy định về hạn chế cấp tín dụng như trên, các nhà làm luật muốn ngăn ngừa khả năng gây rủi ro tín dụng cao từ những yếu tố phi khách quan, bị lạm dụng đối với hoạt động cấp tín dụng. Quy định trên

44

xét về lý thuyết, có thể phù hợp với các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, TCTD khác, nhưng hoàn toàn không phù hợp với CTTC. Bởi lẽ, trên thực tế, tuyệt đại đa số CTTC đều do các tập đoàn thành lập và trực thuộc các tập đoàn, với nhiệm vụ chủ đạo là điều phối nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu tài chính, giải pháp tín dụng giữa các công ty thành viên. Nhiệm vụ này cũng phù hợp với chủ trương thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của Nhà nước. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Điều 127, Luật Các TCTD 2010, thì có lẽ các CTTC đang nắm trọng trách thực hiện những nhiệm vụ bất khả thi. Một mặt phải thực hiện nhiệm vụ kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn hoặc của ngành, mặt khác, phải thực thi pháp luật về lĩnh vực ngân hàng với tỷ lệ giới hạn đầu tư tài trợ tín dụng quá chặt. Để tồn tại, các công ty thường phải dựa vào nguồn vốn huy động từ các thành viên trong tập đoàn và để phát triển, có lợi nhuận, các công ty buộc phải tìm cách “vượt rào”, sử dụng nguồn vốn huy động đó mà cấp tín dụng cũng chủ yếu cho chính các thành viên trong tập đoàn. Nếu chỉ được phép cấp tổng mức dư nợ tín dụng đối với tất cả các Doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn không vượt quá 5% vốn tự có, thì có nghĩa các CTTC sẽ đi vào chỗ tự sụp đổ. Đưa ra nhận định này là bởi cấp tín dụng chỉ là vế thứ hai của bài toán kinh doanh đối với các CTTC, nếu không cấp tín dụng cho các Doanh nghiệp thành viên, thì các CTTC cũng khó có thể huy động vốn được từ các Doanh nghiệp này. Đây chính là vế thứ nhất của bài toán khó giải, vì với năng lực nhỏ gọn của mình, chuyện cạnh tranh huy động vốn và cho vay Doanh nghiệp ngoài ngành, ngoài tập đoàn với các ngân hàng thương mại đồ sộ là điều khó tưởng đối với các CTTC.

Khi nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá những giới hạn trên, CTTC có thể cùng với các TCTD khác cấp tín dụng hợp vốn. Cấp tín dụng hợp vốn là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đối với

45

khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trước đây, theo Quy chế đồng tài trợ của TCTD, khi tham gia đồng tài trợ, CTTC không được làm TCTD đầu mối. Thông tư số 42/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ra đời và thay thế Quy chế đồng tài trợ, theo đó CTTC được làm thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối thanh toán trong trường hợp CTTC cùng với các Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân và các CTTC khác cùng nhau hợp vốn để cấp tín dụng cho dự án.

c) Giới hạn cấp tín dụng

Các quy định về giới hạn cấp tín dụng nhằm hạn chế sự tập trung rủi ro quá mức của CTTC vào một hoặc một nhóm khách hàng, từ đó đảm bảo an toàn cho hoạt động của CTTC. Luật các TCTD năm 2010 có một điều chỉnh quan trọng so với Luật các TCTD năm 1997 là không xác định hạn mức tín dụng cho một khách hàng theo từng loại nghiệp vụ tín dụng, mà đưa ra hạn mức cấp tín dụng tổng thể đối với một khách hàng. Đây là cách quy định phản ảnh thực tế là rủi ro của TCTD khi cấp tín dụng cho một khách hàng không phụ thuộc vào nghiệp vụ tín dụng mà phụ thuộc vào rủi ro của đối tác liên

quan. Điều 128 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 quy định: “Tổng mức dư

nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của CTTC; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của CTTC.”

Mức dư nợ cấp tín dụng trên đây bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành nhưng không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là TCTD khác. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng

46

và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng thì CTTC được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, CTTC phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn: Tỷ lệ khả năng chi trả; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn.

47 Chương 2

Thực trạng pháp luật về hoạt động tín dụng của Công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty tài chính Vinashin

2.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC

Các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động tín dụng của CTTC được quy định ngày càng chặt chẽ, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của các CTTC, tạo điều kiện cho CTTC phát triển. Tuy vậy, pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC vẫn còn nhiều bất cập như sau:

2.1.1 Bất cập về cơ chế huy động vốn

Về nhận ủy thác cho vay: Luật các TCTD 2010 cho phép các CTTC được nhận ủy thác của cá nhân, tuy nhiên, Thông tư số 04/2012/TT-NHNN lại quy định CTTC chỉ được nhận ủy thác của tổ chức. Như vậy, Thông tư này đã quy định trái với Luật các TCTD 2010, tạo nên sự không thống nhất trong hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của CTTC.

Ngoài ra, với điều kiện của bên ủy thác cho vay là “tại thời điểm ủy thác cho vay tổ chức ủy thác cho vay không có dư nợ tín dụng tại các TCTD ở trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” là rất khó đáp ứng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc tổ chức kinh tế có dự nợ tại TCTD là một điều hết sức bình thường. Trong những trường hợp như hợp đồng tín dụng với TCTD đó chưa đáo hạn, hoặc mức dư nợ tín dụng so với nguồn vốn và tài sản của tổ chức kinh tế là đang ở mức an toàn…thì việc ủy thác cho vay của tổ chức kinh tế đó là hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc pháp luật quy định điều kiện quá chặt như vậy sẽ gây khó khăn cho các tổ chức kinh tế và các TCTD, trong đó có CTTC trong quá trình ủy thác và nhận ủy thác.

Về nhận tiền gửi của cá nhân: Luật các TCTD số 47/2010/QH12 quy định CTTC chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức, không được nhận tiền gửi của

48

các khách hàng là cá nhân: Quy định này một mặt đảm bảo được an toàn cho khách hàng gửi tiền là cá nhân, nhưng mặt khác lại giảm khả năng cạnh tranh của CTTC với các Ngân hàng thương mại, đặc biệt với các CTTC đang muốn muốn mở rộng phạm vi huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi của cá nhân.

2.1.2 Bất cập trong cơ chế cấp tín dụng a) Về giới hạn cấp tín dụng: a) Về giới hạn cấp tín dụng:

Theo Khoản 1, Điều 127, Luật Các TCTD 2010 thì có CTTC) sẽ bị hạn chế cấp tín dụng cho những đối tượng như: tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại chính CTTC, thanh tra viên đang thanh tra tại CTTC, kế toán trưởng của CTTC, các cổ đông lớn, cổ đông sáng lập và các doanh nghiệp mà pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn sở hữu trên 10% vốn điều lệ của Doanh nghiệp đó....CTTC không được cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm, hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn và đặc biệt, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với tất cả các đối tượng này (trừ khoản cấp tín dụng cho Các công ty con, công ty liên kết của CTTC hoặc doanh nghiệp mà CTTC nắm quyền kiểm soát) không được vượt quá 5% vốn tự có của CTTC.

Trong 18 CTTC đang hoạt động ở Việt nam, có 12 CTTC thuộc các Tập đoàn hoặc Tổng công ty. Một mặt các CTTC phải thực hiện nhiệm vụ kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn hoặc của ngành, mặt khác, phải thực thi pháp luật về lĩnh vực ngân hàng với tỷ lệ giới hạn đầu tư tài trợ tín dụng quá chặt. Để tồn tại, các công ty thường phải dựa vào nguồn vốn huy động từ các thành viên trong tập đoàn và sử dụng nguồn vốn huy động đó mà cấp tín dụng cũng chủ yếu cho chính các thành viên trong tập đoàn. Ngoài ra, với đặc thù ngành, lĩnh vực linh doanh của các Tập đoàn, Tổng công ty (như

49

Dầu khí, công nghiệp tàu thủy), các dự án, phương án, dự án vay vốn thường cần một nguồn vốn vay rất lớn. Vì chỉ được phép cấp tổng mức dư nợ tín dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn không vượt quá 5% vốn tự có nên việc cấp tín dụng cho các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty của CTTC rất khó khăn.

b) Về việc cấp tín dụng hợp vốn: Đối với các nhu cầu vay vốn lớn, vượt quá các giới hạn cấp tín dụng cho phép, các CTTC phải cùng với các TCTD khác cấp tín dụng hợp vốn.

Tuy nhiên trong việc cấp tín dụng hợp vốn, trước đây Điều 5 Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 29/03/2002 của NHNN quy định các CTTC chỉ được phép tham gia đồng tài trợ, mà không được làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ. Gần đây Thông tư số 42/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng, trong đó Khoản 3

Điều 3 Thông tư này quy định: “ Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân và CTTC chỉ được làm thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối thanh toán trong trường hợp các tổ chức này cùng nhau hợp vốn để cấp tín dụng cho dự án”

Như vậy, hiện nay các CTTC chỉ được làm đầu mối cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối thanh toán trong trường hợp các CTTC, Ngân hàng

hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân cùng nhau hợp vốn để cấp tín dụng cho dự

án. Còn trong trường hợp các CTTC cấp tín dụng hợp vốn với các Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty tài chính Vinashin (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)