Bất cập về cơ chế huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty tài chính Vinashin (Trang 51 - 52)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1 Bất cập về cơ chế huy động vốn

Về nhận ủy thác cho vay: Luật các TCTD 2010 cho phép các CTTC được nhận ủy thác của cá nhân, tuy nhiên, Thông tư số 04/2012/TT-NHNN lại quy định CTTC chỉ được nhận ủy thác của tổ chức. Như vậy, Thông tư này đã quy định trái với Luật các TCTD 2010, tạo nên sự không thống nhất trong hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của CTTC.

Ngoài ra, với điều kiện của bên ủy thác cho vay là “tại thời điểm ủy thác cho vay tổ chức ủy thác cho vay không có dư nợ tín dụng tại các TCTD ở trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” là rất khó đáp ứng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc tổ chức kinh tế có dự nợ tại TCTD là một điều hết sức bình thường. Trong những trường hợp như hợp đồng tín dụng với TCTD đó chưa đáo hạn, hoặc mức dư nợ tín dụng so với nguồn vốn và tài sản của tổ chức kinh tế là đang ở mức an toàn…thì việc ủy thác cho vay của tổ chức kinh tế đó là hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc pháp luật quy định điều kiện quá chặt như vậy sẽ gây khó khăn cho các tổ chức kinh tế và các TCTD, trong đó có CTTC trong quá trình ủy thác và nhận ủy thác.

Về nhận tiền gửi của cá nhân: Luật các TCTD số 47/2010/QH12 quy định CTTC chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức, không được nhận tiền gửi của

48

các khách hàng là cá nhân: Quy định này một mặt đảm bảo được an toàn cho khách hàng gửi tiền là cá nhân, nhưng mặt khác lại giảm khả năng cạnh tranh của CTTC với các Ngân hàng thương mại, đặc biệt với các CTTC đang muốn muốn mở rộng phạm vi huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi của cá nhân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty tài chính Vinashin (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)