Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý COD và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu ti pbo2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý COD và

và độ màu của NRR bằng fenton điện hóa kết hợp oxy hóa anot

- Nghiên cứu ảnh hưởng của pH:

Chuẩn bị NRR, Nồng độ FeSO4 ở mức 0,1 mM, I = 0,2 A, tốc độ sục khí 3,5 L/ phút khoảng các giữa các điện cực là 1 cm, pH điều chỉnh về các giá trị: 2, 3, 4, 5, 6. Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ phòng (T = 28oC - 30°C).

Tính hiệu suất xử lý COD và độ màu của NRR ở các mốc thời gian 15, 30, 45, 60 phút so sánh hiệu suất xử lý COD và độ màu của NRR ở các giá trị pH ban đầu khác nhau, từ đó tìm ra pH phù hợp cho quá trình.

Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của pH ban đầu đến hiệu quả xử lý COD và độ màu được thể hiện ở hình 2.8.

Hình 2.8. Sơ đồ thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của pH ban đầu đến

hiệu quả xử lý COD và độ màu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ dòng điện và thời gian điện phân: Các điều kiện thí nghiệm tương tự, chỉ khác là pH đưa về giá trị pH phù

hợp đã tìm thấy ở nghiên cứu trước, cường độ dòng điện sẽ thay đổi ở các giá trị: 0,1A; 0,2A; 0,3A; 0,4A; 0,5A.

Tính hiệu suất xử lý COD và độ màu của NRR ở các mốc thời gian 15, 30, 45, 60 phút so sánh hiệu suất xử lý COD và độ màu của NRR ở các cường độ dòng điện điện phân khác nhau, từ đó tìm ra cường độ điện phân phù hợp cho quá trình.

Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ dòng điện và thời gian điện phân đến hiệu quả xử lý COD và độ màu được thể hiện ở Hình 2.9.

Hình 2.9. Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ dòng điện và thời

gian điện phân đến hiệu quả xử lý COD và độ màu - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất xúc tác Fe2+:

Các điều kiện thí nghiệm tương tự, chỉ khác là pH đưa về giá trị pH phù hợp đã tìm thấy ở nghiên cứu trước, cường độ dòng điện sẽ chọn giá trị phù hợp tìm thấy ở nghiên cứu trước, nồng độ xúc tác FeSO4 thay đổi ở các giá trị: 0,05mM; 0,1mM; 0,2mM; 0,5mM; 1mM.

30, 45, 60 phút so sánh hiệu suất xử lý COD và độ màu của NRR ở các nồng độ xúc tác khác nhau, từ đó tìm ra nồng độ xúc tác phù hợp cho quá trình.

Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ xúc tác Fe2+ đến hiệu quả xử lý COD và độ màu được thể hiện ở hình 2.10.

Hình 2.10.Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ xúc tác Fe2+ đến hiệu quả xử lý COD và độ màu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tải lượng chất ô nhiễm xử lý:

Các bước tiến hành thí nghiệm như mô tả trong Hình 2.1, pH, cường độ dòng điện, nồng độ FeSO4 được lựa chọn từ các giá trị phù hợp tìm thấy ở trên, nồng độ COD và độ màu thay đổi bằng cách pha loãng NRR ban đầu theo các tỷ lệ khác nhau: 2 lần, 4 lần, 8 lần.

Tính hiệu suất xử lý COD và độ màu của NRR ở các mốc thời gian 15, 30, 45, 60 phút so sánh hiệu suất xử lý COD và độ màu của NRR ở các tải lượng chất ô nhiễm khác nhau, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng cỉa tải lượng chất ô nhiễm đến hiệu quả quá trình.

Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của tải lượng chất ô nhiễm ban đầu đến hiệu quả xử lý COD và độ màu được thể hiện ở Hình 2.11.

Hình 2.11.Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của tải lượng chất ô nhiễm ban đầu đến hiệu quả xử lý COD và độ màu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu ti pbo2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)