Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố bến tre (Trang 25 - 26)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.5. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

1.5.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngồi ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Trong năm khơng có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20oC. Tổng số giờ nắng trung bình từ 6 - 8 giờ/ngày cịn mùa mưa là 4-5 giờ/ngày. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đơng, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngồi vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o bắc trở lên). Ngồi ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt [1]

Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đơng bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đơng bắc là thời kỳ khơ hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình trong năm thấp và giảm dần về hướng đông, vào khoảng 1.317 mm/năm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm [1].

Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện trong mùa mưa, tốc độ trung bình 1,0 – 1,2 m/s, tốc độ tối đa 10 – 18 m/s và gió mùa Đơng Bắc (gió chướng) xuất hiện vào mùa khơ, thổi theo hướng từ biển vào, có tác dụng làm dâng mực nước triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào đất liền, tốc độ trung bình dưới 3 m/s.

Đặc điểm thủy văn và thủy triều:

Bến Tre có mạng lưới sơng ngịi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 4.600km, chế độ dòng chảy tương đối phức tạp. Vùng biển Bến Tre có chế độ bán nhật triều và có biên độ triều khá lớn, vào kỳ triều cường độ lớn từ 3 – 4 m, triều kém độ lớn từ 0,5 – 1 m. Vào kỳ nước lớn, dòng chảy ở vùng cửa sông đạt giá trị khá lớn, tại khu vực trước cửa song tốc độ có thể đạt tới 5 – 7m/s, càng sâu vào trong tốc độ càng giản và chỉ đạt từ 1,5 – 2,5m/s [1].

Hạn hán và xâm nhập mặn:

Hàng năm vào mùa khơ, nước mặn theo dịng triều xâm nhập sâu vào các sơng chính trong tỉnh Bến Tre. Biến đổi khí hậu gây nên tình trạng khơ hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mùa mưa, kết hợp với mực nước biển dâng là nguyên nhân mở rộng phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn tại Bến Tre.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố bến tre (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)