Phân tích mối liên hệ giữa khu hệ khuê tảo và các thông số môi trường hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố bến tre (Trang 57 - 61)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.6. Phân tích mối liên hệ giữa khu hệ khuê tảo và các thông số môi trường hóa

hóa lý

Mối tương quan giữa độ đa dạng, sinh khối, các chỉ số sinh học và các biến số môi trường được thể hiện bằng phân tích tương quan của Spearman. Kết quả phân tích mối tương quan của Spearman giữa các biến môi trường và độ phong phú, sinh khối, các chỉ tiêu sinh học trong mùa mưa được thể hiện trong Bảng 3.5. Mật độ có tương quan thuận với PO43- (r = 0,6742) và chỉ số TDI tương quan thuận mạnh với đĩa Secchi (r = 0,7127), trong khi chỉ số H ' có mối tương quan nghịch với DO (r = - 0,6925).

Bảng 3.5. Hệ số p giữa độ đa dạng, sinh khối, các chỉ tiêu sinh học và các biến số môi trường trong mùa mưa.

Các thông số

môi trường Mật độ Sinh khối TDI H' D

pH 0.6194 0.5299 0.5981 0.1697 0.7369 DO 0.2154 0.5075 0.6701 0.0285* 0.0611 Nhiệt độ 0.6973 0.7513 0.5019 0.2864 0.3064 Độ đục 0.7086 0.863 0.4115 0.4209 0.7518 SD 0.9306 0.6846 0.0242* 0.9076 0.6634 TDS 0.2622 0.4376 0.5451 0.4376 0.8181 Độ mặn 0.6884 0.9054 0.8059 0.3972 0.2121 NO3- 0.7658 0.9406 0.6597 0.3716 0.2165 NH4+ 0.2458 0.2831 0.1004 0.7496 0.8618 PO43- 0.033* 0.1356 0.8643 0.6089 0.5224

Lưu ý: * Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05

Vào mùa khô, kết quả phân tích mối tương quan của Spearman giữa các biến môi trường và độ phong phú, sinh khối, các chỉ tiêu sinh học được chỉ ra trong Bảng 3.6. Sinh khối có mối tương quan thuận chặt chẽ với PO43- (r = 0,7094) và chỉ số TDI tương quan thuận. với Nhiệt độ (r = 0,7723), trong khi mối quan hệ nghịch biến giữa chỉ số H ' và nhiệt độ được tìm thấy trong nghiên cứu này (r = -0,6699).

Bảng 3.6. Hệ số p giữa độ đa dạng, sinh khối, các chỉ tiêu sinh học và các biến số môi trường trong mùa khô

Các thông số

môi trường Mật độ Sinh khối TDI H' D

pH 0.2929 0.4723 0.2875 0.9771 0.7958

DO 0.5168 0.625 0.0701 0.5653 0.3428

Turbidity 0.4135 0.8852 0.4792 0.686 0.9539 Secchi disk 0.0744 0.7175 0.81849 0.7502 0.9078 TDS 0.9655 0.8405 0.9084 0.6455 0.5849 Salinity 0.8415 0.8476 0.8708 0.813 0.7562 NO3- 0.3581 0.644 0.2788 0.1155 0.1747 NH4+ 0.6337 0.9082 0.6448 0.8968 0.5356 PO43- 0.0537 0.0249* 0.4517 0.3852 0.1561

Lưu ý: * Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05

Sự chi phối của các thông số hóa lý và mật độ khuê tảo được phân tích bằng phương pháp phân tích CCA với một số đại diện chính cho 2 mùa, kết quả được biểu thị ở hình 3.7 sau đây:

Hình 3.7. Sự chi phối của môi trường hóa lý và quần xã khuê tảo đáy trong mùa khô (A) và mùa mưa (B)

Trong mùa mưa có 16 loài khuê tảo đáy có tần suất xuất hiện > 15% được sử dụng để phân tích CCA. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng (nitrate và amonium), hàm lượng TDS, pH, DO và độ muối chi phối phần lớn quần xã khuê tảo đáy. Trong đó trục CCA1 tương quan thuận với hàm lượng TDS, độ mặn, nhiệt độ, hàm lượng NO3 và chi phối 33.7% độ biến động của quần xã khuê tảo đáy. Trong khi đó trục CCA2 tương quan thuận với DO nhưng tương quan nghịch với độ đục và chi

A CCA1 CCA2 CCA1 CCA2 B

phối 22.4% độ biến động của quần xã khuê tảo. Đồ thị CCA cũng cho thấy quần xã khuê tảo đáy được phân ra các nhóm: nhóm chịu tác động mạnh của độ mặn gồm 1 số loài như: Nitzschia claussi (Ncla), Navicula placentula (Npla), Nitzschia sigma

var. (Nsva), Nitzschia lorenziana (Nlor); nhóm chịu tác động mạnh của anomium gồm các loài như: Lyrella lyra (Llyr), Nitzchia nana (Ninn), Pinnularia viridis (Pvir) ; nhóm chịu tác động của nitrate chỉ gồm Nitzschia sigma (Nsig); nhóm chịu tác động mạnh bởi TDS gồm: Neidium affine (Naff), Nitzschia linearis (Nli).

Trên cơ sở nghiên cứu của Palmer (1980) xác định được 46 loài tảo nước ngọt chỉ thị cho nước sạch, 50 loài và dưới loài thường có mặt trong vùng nước ô nhiễm hữu cơ cùng với một số nghiên cứu trong và ngoài nước, một số nhóm loài vi tảo có khả năng sử dụng làm chỉ thị cho các mức độ khác nhau của phú dưỡng hóa, ô nhiễm mặn được chọn lọc và đề xuất trong bảng 3.7 [71].

Bảng 3.7. Các nhóm vi tảo có tiềm năng sử dụng làm chỉ thị môi trường

Khuê tảo đáy Dạng sống Khả năng chỉ thị

Navicula placentula Trôi nổi, bám Nhiễm mặn ít, dinh dưỡng

trung bình

Neidium affine Trôi nổi, bám Nước đục

Nitzschia claussi Trôi nổi, bám Nhiễm mặn ít

Nitzschia claussi Trôi nổi, bám Nhiễm mặn ít

Nitzschia linearis Trôi nổi, bám Nước đục

Nitzschia nana Trôi nổi, bám Dinh dưỡng trung bình

Nitzschia sigma Trôi nổi, bám Nhiễm mặn ít, dinh dưỡng

trung bình

Nitzschia sigma var. Trôi nổi, bám Nhiễm mặn ít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố bến tre (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)