Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen a20, OTUB1, OTUB2, cezanne và nồng độ các cytokine viêm trên bệnh nhân ung thư bạch cầu (Trang 25 - 27)

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML) là một rối loạn tăng sinh dòng tủy vô tính và là bệnh lý huyết học ác tính đầu tiên có liên quan đến một tổn thương di truyền cụ thể. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiễm sắc thể Philadelphia được cho là dấu hiệu chẩn đoán xác định cho CML và hiện diện ở gần 90% bệnh nhân [44]. Trọng tâm của cơ chế bệnh sinh của CML là sự hợp nhất của gen bệnh bạch cầu Abelson murine (ABL) trên nhiễm sắc thể 9 với gen vùng điểm dừng (BCR) trên nhiễm sắc thể 22 tạo nên tổ hợp gen BCR-ABL. Điều này dẫn đến biểu hiện của một oncoprotein được gọi là BCR ‐ ABL1 [45]. BCR-ABL là một tyrosine kinase hoạt động tích cực, kích hoạt một số con đường dẫn truyền tín hiệu ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của các tế bào tạo máu. Hầu hết các trường hợp CML dường như được gây ra bởi sự chuyển vị được gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph) (khoảng 95% bệnh nhân CML mang nhiễm sắc thể này).

Hình 1.5: Sự hình thành nhiễm sắc thể Philadelphia

(Nguồn: https://www.cancersupportcommunity.org/chronic-myeloid- leukemia)

Hình 1.6: Hình ảnh tế bào bạch cầu dòng tủy trong bệnh CML (Nguồn: [24])

Tỷ lệ mắc CML là khoảng 1-2 trên 100.000 dân mỗi năm. CML chiếm 15 - 25% tất cả các bệnh bạch cầu ở người trưởng thành và 14% tổng số bệnh bạch cầu nói ở các nước phương Tây [46]. Mặc dù tuổi chẩn đoán trung bình

là 67 tuổi, CML có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Cũng như các loại bệnh bạch cầu khác, CML xuất hiện nhiều hơn ở nam so với nữ (tỷ lệ nam/nữ là 1,4:1) và xuất hiện phổ biến hơn ở người lớn khoảng 60 - 65 tuổi [47].

Sự ra đời của liệu pháp ức chế tyrosine kinase (TKI) đã khiến CML từ một căn bệnh gây tử vong thành một căn bệnh mạn tính cho đa số bệnh nhân. Trước năm 1983, tỷ lệ sống sót sau 8 năm của CML là dưới 15%. Việc sử dụng liệu pháp dựa trên interferon-α và liệu pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu toàn thể (HSCT) đã cải thiện tỷ lệ sống sót sau 8 năm từ 42% (năm 1983) lên 65% (năm 2000). Với sự ra đời của liệu pháp TKI vào năm 2001, tỷ lệ sống sót sau 8 năm là 87% và tiếp tục được cải thiện khi sử dụng liệu pháp TKI thế hệ thứ hai và thứ ba [48].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen a20, OTUB1, OTUB2, cezanne và nồng độ các cytokine viêm trên bệnh nhân ung thư bạch cầu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)