Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 63 - 65)

Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Sau chiến tranh, Hàn Quốc là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu với 70% dân số sống ở nông thôn, 80% dân nơng thơn khơng có điện thắp sáng, sống trong những căn nhà lợp bằng lá, gần như khơng có các cơng trình vệ sinh, y tế, văn hóa,...

Năm 1970, chính phủ Hàn Quốc đã phát động phong trào đổi mới nơng thơn có tên “Saemaul undong”, mục tiêu là "thay đổi tư duy, phát huy nội lực của nhân dân", tạo cơ chế cho chính quyền địa phương thu hút vốn đầu tư cho KCHT nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng [67].

Chính quyền các tỉnh tập trung phát triển những cơng trình hạ tầng cụ thể gắn trực tiếp với hoạt động sản xuất, đời sống của khu vực nông thôn: mở rộng, làm mới đường vào thơn xóm; mở rộng, làm mới đường trong thơn; vệ sinh thơn xóm; xây dựng khu giặt giũ chung; đào giếng nước chung; cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng; cải tạo hàng rào quanh nhà từ tường đất thành tường xây gạch,

xi măng; sửa cầu; sửa hệ thống đập sơng ngịi và xây dựng điểm gom phân bắc. Các quy hoạch xây dựng nơng thơn nhấn mạnh 3 yếu tố chính là tổ chức khơng gian, phát triển sản xuất nông nghiệp về nghề phụ và quy hoạch cải tạo hạ tầng nông thôn, được thực hiện đồng bộ và cuốn chiếu ở từng địa phương. Chính sách huy động vốn được thực hiện theo phương châm: ngân sách Nhà nước bỏ ra 1 (chủ yếu là vật tư, xi măng, sắt thép...) thì vốn nhân dân đóng góp 5-10 (cơng sức, đất đai và tiền của). Sự hỗ trợ về tài chính của chính quyền trung ương trong năm đầu chiếm tỷ lệ cao và giảm dần vào các năm sau, đồng thời tăng quy mô đầu tư từ ngân sách

cấp địa phương và đóng góp của nhân dân tăng dần. Người dân được tự quyết định loại cơng trình nào cần ưu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm tồn bộ về thiết kế, chỉ đạo thi cơng, nghiệm thu cơng trình thơng qua ủy ban phát triển nơng thôn do dân làng dân chủ bầu ra [91].

Khi phong trào bắt đầu được triển khai, chính quyền các tỉnh đã cấp miễn phí cho mỗi xã 355 bao xi măng (loại 40 kg). Người dân đóng góp ngày cơng, hiến đất làm đường để mở rộng, nâng cấp đường giao thông làng, xã. Sau 1 năm, 16.600 xã được cải thiện rõ rệt do tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh và cơ sở, đồng thời vận động sự tham gia tích cực của người dân. Năm thứ 2, chỉ những xã có thành tích tốt được tơn vinh khen thưởng và được chính quyền hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn thép cho mỗi xã để tiếp tục phát triển KCHT và thực hiện các dự án tăng thu nhập. Cách thức này tạo nên khơng khí cạnh tranh sơi nổi ở các khu vực nông thôn, là yếu tố thúc đẩy đáng kể phong trào. Các hộ dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, hiến đất, tài sản và công sức lao động cho phong trào,khơng có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác [46].

Mục tiêu chính trong giai đoạn này là cải thiện mơi trường sống cho người dân nông thơn: mở rộng đường giao thơng, hồn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em… làm nền tảng để bắt đầu cho quá trình phát triển nơng thơn.

Đến đầu những năm 1980, bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổi to lớn và tồn diện. Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu, kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Sau khi thực hiện xong các dự án KCHT, phong trào tiếp tục được triển khai bằng những dự án nâng cao thu nhập như khuyến nông, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh, xây dựng hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trồng rừng, kinh doanh... Hỗ trợ của ngân sách nhà nước chuyển sang bằng tiền dưới hai dạng cho vay và cho không. Trên 750.000 nông hộ ở 137 vùng đã được hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh 21 mặt hàng bao gồm: gia cầm, thịt bò,

sữa bò, dâu tằm, hoa màu, cây ăn quả, cá, nấm... Chương trình “Saemaul undong” một mặt giữ chân và tạo thu nhập cho lao động nông thôn, mặt khác đã giúp nâng cao tay nghề và khả năng quản lý, ý thức công nghiệp cho lực lượng lao động nông thôn. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp tăng nhanh, trong vịng 20 năm, tổng số người làm nghề nông giảm 50, nông nghiệp của Hàn Quốc chiếm 2,5% GDP, với 1, 2 triệu lao động [61].

Cách thức chính quyền Trung ương và địa phương huy động, sử dụng vốn cho phát triển KCHT nông thôn trong phong trào “Saemaul undong” đã làm biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng NTM ngày một giàu đẹp hơn và góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nơng nghiệp lạc hậu trở nên giàu có. Khu vực nơng thơn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w