Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước đảm bảo ổn định và tăng chi cho các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 147 - 149)

- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động

4.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước đảm bảo ổn định và tăng chi cho các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

tăng chi cho các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp nên để thực hiện mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn Bắc Ninh trong thời gian tới, cần phải huy động tổng lực các nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan liên quan cải tiến hình thức và biện pháp tổ chức thu ngân sách, thực hiện tốt phương

châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước, chú trọng những lĩnh vực còn thất thu lớn, chủ yếu là thất thu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện các biện pháp, bồi dưỡng các nguồn thu, tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thuế của người nộp thuế, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong kê khai, tính thuế, nộp thuế. Phân loại theo loại hình doanh nghiệp, quy mơ kinh doanh để giám sát chặt chẽ việc kê khai nhằm khai thác nguồn thu.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế tài xử lý vi phạm trong các văn bản pháp luật, bảo đảm đủ hiệu quả để ngăn chặn các sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách, góp phần lập lại kỷ luật tài chính. Những sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách phải được xử lý công khai, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, hạn chế việc xử lý nội bộ, bưng bít thơng tin. Làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong xây dựng, bảo trì các cơng trình kết cấu hạ tầng nơng thơn khi để xảy ra thất thốt, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách.

Thực hiện nhất quán, tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nhằm tăng thu cho ngân sách,thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính về thuế và hải quan; đảm bảo quản lý chặt chẽ và khai thác hiệu quả nguồn thu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận, trốn thuế; áp dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước; xây dựng quy định về phân cấp quản lý thu, chi ngân sách phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, theo quy mô nguồn thu, đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, kế hoạch tài chính 3 năm, xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, đảm bảo phân bổ ngân sách có trọng tâm, trọng điểm, minh bạch, khách quan, đúng quy định; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả.

Tăng cường kiểm tra, quản lý thu ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp có thu như: Các trường mẫu giáo, trung học cơ sở về thu học phí; Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng của các địa phương, Văn phòng cấp đăng ký quyền sử dụng đất… các cơ quan, đơn vị có thu các phí được hưởng qua đó sẽ làm tăng độ chính xác, đảm bảo đúng quy định hiện hành, phấn đấu giảm cấp bù từ ngân sách, giảm cân đối

ngân sách cho đơn vị và từ đó có thể giao cho các đơn vị tự đảm bảo và đảm bảo một phần kinh phí, tự cân đối được kinh phí sự nghiệp của mình. Đối với các xã, thị trấn bỏ hình thức khốn chuyển sang thực hiện đấu thầu công khai cho thuê ao, hồ, mặt nước để sản xuất nơng nghiệp, kinh doanh các loại hình dịch vụ.

Tăng cường nguồn thu cho ngân sách địa phương trên cơ sở khai thác đầy đủ và hiệu quả các nguồn thu ở địa phương: Thuế, phí và lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê nhà, thu khác ngân sách: thu phạt vi phạm trật tự, an tồn giao thơng; phạt vi phạm hành chánh; thu cố định tại xã, các khoản thu để lại quản lý chi ngân sách: thủy lợi phí, viện phí, học phí. Khai thác các nguồn thu tiềm ẩn như: Thu vay, thu viện trợ, thu hợp tác lao động, nguồn thu vận động nhân dân, nhà doanh nghiệp, cơng ty, xí nghiệp, để đầu tư xây dựng các cơng trình cơng cộng, thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Mở rộng quyền tự chủ cho chính quyền cấp xã trong khai thác các nguồn thu của địa phương: Chấn chỉnh và phát triển các nguồn thu để lại 100% cho ngân sách cấp xã; Hướng dẫn các khoản huy động nhân dân đóng góp; Phối hợp chỉ đạo quản lý các nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%); Giải quyết kịp thời nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã; Có cơ chế tạo nguồn thu và cơ chế quản lý nguồn thu ngân sách xã đảm bảo nhu cầu chi tiêu của xã.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy quản lý thu các cấp. Làm tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực thi đua về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của mơ hình tổ chức mới. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý thu theo hướng chun mơn hóa kỹ năng quản lý, thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w