QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảng đà nẵng và vai trò của nó đối với phát triển thương mại quốc tế (Trang 35)

ĐÀ NẴNG

7.1. Những thuận lợi và khó khăn về mặt của cảng:

7.1.1. Thuận lợi:

Nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam. Từ nơi này có thể vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh, thành và các quốc gia khác như Lào, Thái Lan,.. băng đường hành lang quốc tế Đông Tây.

7.1.2. Khó khăn:

Chịu tác động của địa hình cộng với dãi hội tụ nhiệt đới đem lại những cơn mưa lớn và mùa mưa thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 làm ảnh hưởng đến công tác khai thác cảng.Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc nên lưu tốc dòng chảy khá lớn ảnh hưởng đến tốc độ của tàu, vào mùa lũ thì nước lên rất nhanh nhưng về mùa khô thì lại rất cạn gây khó khăn cho hệ thống giao thông vận tải tuyến đường thủy nội địa.Cạnh tranh về hàng hóa với các cảng mới hình thành trong khu vực.Nằm ở khu vực biển Đông, nơi được coi là vành đai hình thành bão vì vậy hàng năm phải gánh chịu nhiều cơn bão nhiệt đới làm ảnh hưởng đến hoạt động và năng suất xếp dỡ của cảng. Cảng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều.

7.2. Quy hoạch

Theo Quyết định 1743 /QĐ-BGTVT ngày 3/8/2011 của Bộ Giao Thông Vận tải quy hoạch chi tiết đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thì trong đó:

Cảng Đà Nẵng: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng: Tiên Sa, Sơn Trà (Thọ Quang) và Liên Chiểu.

+ Khu bến Tiên Sa: là bến tổng hợp, container, có bến chuyên dùng khách du lịch quốc tế. Giai đoạn 2015: nâng cấp cải tạo các bến hiện hữu và xây mới 01 bến cho tàu 50.000 DWT; Giai đoạn 2020: xây mới 01 bến khách cho tàu đến 100.000 GRT phục vụ khách du lịch quốc tế và bổ sung 01 bến 50.000 DWT trên cơ sở nối 2 bến nhô hiện hữu . Năng lực thông qua năm 2015 đạt 5,0 triệu T/năm, năm 2020 khoảng 5,5 triệu T/năm và 300 nghìn lượt khách/năm.

+ Khu bến Sơn Trà (Thọ Quang): Phục vụ di dời khu bến Sông Hàn, Nại Hiên và Mỹ Khê.

Môn Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế

Lớp HP: IBS2003_2

36

• Bến tổng hợp: xây mới 02 bến cho tàu 10.000 DWT. Năng lực thông qua 1,5 - 1,8triệu T/năm.

• Bến xăng dầu: Quy mô gồm 02 bến cho tàu 10.000 DWT. Năng lực thông qua 0,8 - 1,2 triệu T/năm.

• Bến khí hóa lỏng, đạm: Quy mô 01 bến cho tàu 5.000 DWT, năng lực thông qua 0,5triệu T/năm.

+ Khu bến Liên Chiểu: là bến chuyên dùng có bến tổng hợp, phục vụ các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng và tương lai hỗ trợ bến Tiên Sa khi phát triển hết công suất. Quy mô cho tàu 50.000 - 80.000 DWT. Đây là khu phát triển có điều kiện, quy mô theo tiến trình đầu tư các khu công nghiệp phía sau. Giai đoạn 2020 xây mới 02 bến cho tàu 50.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 2,5 - 3,5 triệu T/năm.

• Bến xăng dầu: 03 bến hiện hữu cho tàu 10.000 - 30.000 DWT. Năng lực thông quakhoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm.

• Bến xi măng Hải Vân: bến chuyên dùng phục vụ nhà máy xi măng Hải Vân, quy mônhư hiện hữu gồm 01 bến cho tàu 7.000 DWT. Trong tương lai được di dời cùng với nhà máy.

+ Khu bến Sông Hàn: Ngừng khai thác bốc xếp hàng hóa, chuyển đổi côn g năng thành khu dịch vụ hàng hải, du lịch.

Môn Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế

Lớp HP: IBS2003_2

37

KẾT LUẬN

Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, Cảng Đà Nẵng được xác định là một cảng lớn của khu vực. Trong đó, Cảng Tiên Sa có khu bến container với hệ thống kho bãi, đê chắn sóng, thiết bị chuyên dụng hiện đại, phục vụ giao thương hàng hóa và phát triển kinh tế, du lịch cho vùng hậu phương gồm các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua tuyến hành làng kinh tế Đông Tây. Cảng Đà Nẵng còn được xác định là một trong những cửa ngõ chính ra biển Đông của tiểu vùng Mê Công. Hệ thống Khai thác và quản lý Cảng đã được đươn vị BV – Vương quốc Anh công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, mọi hoạt động của Cảng đều được định hướng vào những lợi ích thiết thực của khách hàng. Hiện nay, Cảng Đà Nẵng đang từng bước triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn ISO 14001:2010 để bảo vệ môi trường, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Với việc năng động tìm kiếm khách hàng, xây dựng mạng lưới đối tác, đẩy mạnh nghiên cứu cũng như phát triển thị trường, thương hiệu Cảng Đà Nẵng dần dần được xác lập trong ngành hàng hải Việt Nam và khu vực.

Với những thành tích đạt được, Cảng Đà Nẵng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất – nhì – ba, Hạng chương độc lập hạng ba và hạng nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2015. Đây là những phần thưởng ghi nhận công lao đóng góp, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân Cảng Đà Nẵng, đồng thời cũng giúp Cảng Đà Nẵng vững tin hơn cho một tương lai tươi sáng, vững bước trên con đường phát triển trở thành một trong những cảng biển hiện đại hàng đầu của cả nước và khu vực.

ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP

Võ Đức Thái Nguyễn Minh Phương

Trần Thị Thu Hoa Đoàn Thị Thanh Phúc

Trần Thị Lệ Hồng Trần Thi Mại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảng đà nẵng và vai trò của nó đối với phát triển thương mại quốc tế (Trang 35)