Hệ thống thanh tra ngân hàng tại Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng Nhà nước Viêṭ Nam (Trang 43 - 46)

Cũng giống nhƣ Ngân hàng Trung ƣơng Việt Nam, Ngân hàng Trung ƣơng Cộng hòa Pháp thuộc mô hình Ngân hàng Trung ƣơng nằm trong Chính Phủ. Ƣu điểm rõ nhất của mô hình này chính là tạo ra sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ Quốc gia với chính sách kinh tế - xã hội, bởi lẽ cả hai chính sách này đều đƣợc kiểm soát bởi Chính phủ.

Theo Luật Ngân hàng Cộng hòa Pháp năm 1984 thì việc giám sát ngân hàng đƣợc phân chia cho ba tổ chức: Ủy ban cơ chế Ngân hàng (CRB); Ủy ban tổ chức tín dụng (CEC); Ủy ban Ngân hàng (CB). Trong đó nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

 Ủy ban cơ chế Ngân hàng (CRB): Ban hành các quy chế có tính chất chung, áp dụng cho các tổ chức tín dụng.

 Ủy ban các tổ chức tín dụng (CEC): Cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động hoặc cho hƣởng những miễn trừ các biệt.

 Ủy ban Ngân hàng (CB): Giám sát tuân thủ các quy chế, kiểm tra trên chứng từ và thanh tra tại chỗ; xem xét các điều kiện kinh doanh; theo dõi cơ cấu tài chính; xử phạt các vi phạm.

Việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn giữa ba tổ chức là một đòi hỏi về mặt lý luận và thực tiễn, với sự phân chia này sẽ tránh đƣợc lạm quyền

41

của các tổ chức trong việc giám sát Ngân hàng. Ở đây, thấy rõ đƣợc việc vân dụng thuyết tam quyền phân lập vào hoạt động này.

Thành phần của ba tổ chức này đều có 6 thành viên chính thức và 6 thành viên dự khuyết. Ngƣời có vị trị cao nhất và quan trọng nhất là Thống đốc Ngân hàng Trung ƣơng. Thống đốc là thành viên của cả ba tổ chức và đảm nhiệm cƣơng vị Chủ tịch của CEC, CB và phó chủ tích của CRB.

Ngân hàng Trung ƣơng chỉ đóng vai trò hỗ trợ (về phƣơng tiện làm việc và bộ máy hành chính) cho các tổ chức trên chứ không phải là cơ quan chủ quản.

Tổ chức chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng là Ủy ban Ngân hàng (CB). Quyền lực của Ủy ban Ngân hàng theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1984 đƣợc mở rộng cả hai mặt: 1. Đối tƣợng tác động là tất cả các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức tín dụng trƣớc đây đặt vào vị trí đặc biệt và các công ty tài chính chuyên môn). 2. Ủy ban Ngân hàng giám sát việc tuân thủ của các tổ chức tín dụng đối với quy chế, tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng để bảo đảm hoạt động Ngân hàng lành mạnh.

Việc thanh tra, giám sát các Ngân hàng Pháp dựa trên 4 nguyên tắc: tính bao quát, tính duy nhất, tính ƣu tiên, tính chịu trách nhiệm lớn. Cụ thể các nguyên tắc đó nhƣ sau:

Tính bao quát: Việc giám sát Ngân hàng đƣợc thực hiện bao trùm lên

toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Hơn nữa, bao trùm lên tất cả các loại hình ngân hàng (Ngân hàng Trung ƣơng của Nhà nƣớc hay tƣ nhân, Ngân hàng chính sách hay hợp tác xã). Nguyên tắc nhằm đảm bảo tính an toàn cho khách hàng, bảo đảm an toàn cho nên kinh tế.

42

Tính duy nhất: Nguyên tắc nhằm đảm bảo sự công bằng trong điều

kiện hoạt động và cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác nhau. Nội dung của nguyên tắc thể hiện: Tất cả các tổ chức tín dụng đều chịu sự giám sát cùng một cơ quan chức năng có thẩm quyền, phải tuân thủ các quy định nhƣ nhau về hoạt động, cùng chịu áp dụng phƣơng pháp giám sát nhƣ nhau.

Tính ưu tiên: Nguyên tắc này nhằm duy trì sự ổn định của các tổ

chức tín dụng.

Nhắm tới mục tiêu này, Luật Ngân hàng Pháp năm 1984 đã chấm dứt việc sử dụng ngành Ngân hàng nhƣ một công cụ can thiệp vào nền kinh tế. Công việc phải làm là giám sát chất lƣợng quản lý và tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng. Giới hạn công tác giám sát trong việc tuân thủ các quy định an toàn. Quan tâm tới quyền lợi của ngƣời gửi và tính ổn định chung của hệ thống ngân hàng.

Tính chịu trách nhiệm lớn: Phạm vi hoạt động càng lớn thì trách nhiệm càng cao. Nhằm đảm bảo quyền năng cho các nhà chức trách, nguyên tắc này nêu rõ, trong khuân khổ pháp luật cho phép các nhà chức trách đƣợc toàn quyền hành động để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ chịu trách nhiệm trƣớc các quyết định của mình một cách tuyệt đối [23].

Ngoài 4 nguyên tắc nêu trên, chức năng thanh tra tại chỗ của Ủy ban Ngân hàng Pháp cũng có một số điểm đánh chú ý nhƣ: Thanh tra tại chỗ chính là việc Ủy ban Ngân hàng thƣờng xuyên xuống tận các chi nhánh của tổ chức tín dụng, tới những pháp nhân kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp tổ chức tín dụng, kể cả chi nhanh của các pháp nhân đó. Phƣơng pháp thanh tra tại chỗ đƣợc áp dụng đối với tất cả các tổ chức tín dụng tại Pháp. Tổ chức thanh tra đƣợc chia làm 7 vùng, và mỗi vùng sẽ có một Tổng thanh tra phụ trách.

43

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng Nhà nước Viêṭ Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)