3.3.1. Bảo đảm về cơ sở vật chất
Ngoài việc nâng cao năng lực trình độ, năng lực chuyên môn của các chủ thể tham gia tố tụng. Nhà nước ta đã quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị văn phòng hiện đại phục vụ công tác xét xử. Các trụ sở TAND, VKSND đều đã được đầu tư khang trang và hiện đại.Việc bố trí chỗ ngồi cho những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tại phiên theo mô hình hiện nay đã đảm bảo sự ngang bằng về vị trí ngồi giữa đại diện VKS và
NBC. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa cũng ngày càng được nâng cao, bước đầu đã có những dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã đạt được, thì hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự vẫn chưa thực sự đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu như: Chưa có phòng xử án riêng cho từng đối tượng; Chưa có phòng cách ly người làm chứng; Những trang thiết bị cần thiết như hệ thống âm thanh, ghi âm, ghi hình, máy tính, máy chiếu, màn hình trình bày chứng cứ phục vụ cho việc tranh tụng, và xét xử còn chậm chưa được trang bị và triển khai.
Hiện nay, hầu hết các nhà tạm giữ, tạm giam và Tòa án không trang bị phòng riêng cho Luật sư gặp bị cáo, cũng như phòng cho Luật sư nghiên cứu hồ sơ, không có phòng cách ly người làm chứng và người tham gia tố tụng khác. Hay nói cách khác, với cơ sở vật chất như hiện tại không tạo điều kiện thuận lợi để NBC thực hiện tốt công việc của mình, không đáp ứng được chủ trương mở rộng tranh tụng trong TTHS. Đa số các bị can, bị cáo với tư cách là bên gỡ tội đang bị giam giữ trong môi trường khắc nghiệt, chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, ăn uống kham khổ, không được gặp người thân, môi trường “Ngục tù” hiểu theo đúng nghĩa là không đảm bảo quyền con người.
Bên cạnh đó, bên buộc tội được trang bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ đầy đủ hơn, họ luôn luôn ở thế mạnh trong khi tiến hành tố tụng, từ đó, tạo nên một áp lực tâm lý vô cùng lớn với bên gỡ tội. Trong những điều kiện bất bình đẳng về mọi mặt như vậy, đã vượt quá sức chịu đựng của một con người, theo quy luật tâm lý chung như thế để tạm thời thoát cảnh ngục tù với mong ước được hưởng quyền tối thiểu của một con người thì bị can, bị cáo đành phải nghe và làm theo ý muốn của bên buộc tội. Và cũng từ đây, họ buông xuôi phó mặc cuộc đời mình cho may rủi, cho số phận, và cũng từ đây gây ra nhiều vụ án oan sai. Do đó, trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng nhà tạm giữ, tạm giam đáp ứng được các điều kiện sinh hoạt tối
Để không có một lợi ích vật chất nào chi phối hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì chế độ chính sách đãi ngộ cho các chủ thể này cũng rất cần được quan tâm đúng mức để họ yên tâm công tác và cống hiến. Hiện nay, chế độ tiền lương của Nhà nước theo hạn ngạch đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết, những người tiến hành tố tụng đang phải gánh một khối lượng công việc và trách nhiệm rất lớn, đòi hỏi phải có chế độ tiền lương, chế độ chính sách đặc thù đối với từng chủ thể trong quy trình tố tụng đủ để họ chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần, có như vậy mới đẩy lùi được những biểu hiện tiêu cực để họ phấn đấu và đề cao tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác.
3.3.2. Bảm đảm về nhân rộng mô hình vụ án tranh tụng mẫu
Như đã phân tích trên đây, xuất phát từ thực tiễn đã có rất nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm, từ đây đã tạo ra một môi trường học tập từ thực tiễn cho các chủ thể tranh tụng. Đây cũng là một giải pháp về mặt học thuật hữu hiệu để nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa HSPT. Phiên tòa rút kinh nghiệm là một giải pháp tự đào tạo, bồi dưỡng những lớp cán bộ ngành tư pháp, từ mô hình đó rút ra những bài học kinh nghiệm về kỹ năng tranh tụng cho các chủ thể tranh tụng để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên mô hình tranh tụng mẫu cũng bộc lộ những nhược điểm là chỉ rút kinh nghiệm được khâu tranh tụng tại phiên tòa, còn tranh tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì chưa được quan tâm đến, nhất là trong giai đoạn điều tra VAHS là giai đoạn hạn chế việc tranh tụng nhất, giai đoạn này rất dễ gây oan sai “Án tại hồ sơ”. Chính giai đoạn này dễ xâm hại đến các quyền con người nhiều nhất. Do đó, cần phải gia cố thêm để tăng cường tranh tụng.
Theo tác giả để học tập kinh nghiệm tranh tụng trong thực tiễn và để đáp ứng chủ trương chống oan sai hiện nay cần phải tổ chức vụ án tranh tụng mẫu ở tất cả các giai đoạn tố tụng để cùng nhau rút kinh nghiệm.
Kết luận Chương 3
Qua việc trình bày và phân tích các nội dung tại Chương 3, BLTTHS năm 2015 đã tạo ra một cơ sở, một hành lang pháp lý để đảm bảo tranh tụng trên thực tiễn, góp phần trong công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm, hạn chế oan sai, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong TTHS. Tác giả rút ra các kết luận như sau:
Một là, bảo đảm việc tranh tụng tại phiên tòa HSPT cần phải đảm bảo được
các yêu cầu về cải cách tư pháp, các giải pháp tăng cường để tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS, những vấn đề còn hạn chế, bất cập. Các yêu cầu khác như yêu cầu đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách cho các chủ thể tranh tụng và yêu cầu về nhân rộng mô hình vụ án tranh tụng mẫu cũng như các yêu cầu về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả các chủ thể tranh tụng.
Hai là, phát hiện những thiếu sót, hạn chế của BLTTHS hiện hành và việc áp dụng pháp luật TTHS trong thực tiễn về vấn đề tranh tụng, đảm bảo quyền tranh tụng trong hoạt động xét xử, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng, tăng cường nhận thức về tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng, hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS để bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất loại bỏ những nội dung làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng xét xử của Tòa án (ví dụ như: Tòa án có quyền khởi tố vụ án, hoặc Tòa án xét xử bị cáo tội nặng hơn tội danh mà VKS truy tố …)
Ba là, tác giả cũng đưa ra các giải pháp tăng cường về việc nâng cao
trình độ, năng lực, trình độ chuyên môn của các chủ thể tranh tụng (Thẩm phán, VKS, NBC) nhằm phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tranh tụng để bảo đảm quyền tranh tụng của các chủ thể khi tham gia phiên tòa hình sự.
Có thể nói rằng, BLTTHS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm đã phản ánh được bước tiến dài của nền tư pháp nước nhà, tạo sự chuyển biến về chất và có tính quyết định đối với hiệu quả của hoạt động TTHS Việt Nam, từ đó mở rộng tính dân chủ, công khai, minh bạch, mang lại sự công bằng trong quá trình giải quyết VAHS. Từ đó bảo đảm tốt hơn quyền con người trong TTHS, quyền công dân và các quyền cơ bản khác, tạo ra điều kiện tốt nhất để họ được thực hiện quyền tự bào chữa của mình. Với những yêu cầu và giải pháp trên đây, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế tranh tụng trong VAHS. Từ đó phát huy được hiệu quả cao nhất trên thực tế áp dụng.
KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Bảo đảm quyền tranh tụng
trong phiên tòa hình sự phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả rút
ra được một số kết luận sau:
- Tranh tụng tại phiên tòa hình sự là một vấn đề phức tạp, về mặt lý luận và thực tiễn đang có nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau của các nhà khoa học cũng như những người làm công tác thực tiện. Việc đưa ra khái niệm về quyền tranh tụng, khái niệm về bảo đảm quyền tranh tụng và khái niệm về phiên tòa HSPT cũng góp phần làm sáng tỏ bản chất, phạm vi và nội dung tranh luận tại phiên tòa, phân biệt rõ giữa phiên tòa HSST và phiên tòa HSPT giống và khác nhau như thế nào.
- Tranh tụng tại phiên tòa HSPT có những đặc điểm về chủ thể tranh tụng bao gồm:
Chủ thể có chức năng buộc tội VKS, đại diện là KSV được phân công giữ quyền công tố tại phiên tòa; Bị hại và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị hại; Nguyên đơn dân sự.
- Chủ thể có chức năng gỡ tội: Bị cáo; NBC cho bị cáo; Bị đơn dân sự; Người đại diện hợp pháp của bị đơn dân sự; Người đại diện của pháp nhân thương mại phạm tội.
- Chủ thể thực hiện chức năng xét xử là: Tòa án (Đại diện là HĐXX) nhân danh Nhà nước, quyết định việc bị cáo có tội hay không có tội, chấp nhận hay không chấp nhận việc kháng cáo/kháng nghị.
- Các chủ thể khác cũng có thể tham gia phiên toà theo triệu tập của Toà án để làm rõ một số vấn đề có liên quan đến vụ án, gồm: Người làm chứng; Người giám định; Người định giá tài sản; Nhà chuyên môn; Người phiên dịch và Người chứng kiến….Về nội dung và phạm vi tranh tụng thể hiện tại phiên tòa HSPT chủ yếu giữa chủ thể buộc tội và chủ thể bên gỡ tội, các bên đều thể hiện công khai trên nguyên tắc bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh
giá chứng cứ và quan điểm áp dụng pháp luật xoay quanh việc kháng cáo/kháng nghị bản án HSST chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn luật định để xác định sự thật khách quan của vụ án nhằm thuyết phục HĐXX chấp nhận quan điểm của mình trong việc giải quyết vụ án.
- Trong phiên tòa HSPT chất lượng tranh tụng chịu sự tác động và chi phối của các quy phạm pháp luật về tranh tụng, chức năng tổ chức của cơ quan tư pháp, nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn của các chủ thể tranh tụng và các đảm bảo khác. Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa HSPT mang một ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, xã hội và pháp lý góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng và quyền con người trong TTHS..
- Những quy định hiện hành của pháp luật đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xét hỏi, việc tranh luận tại phiên tòa với việc thực hiện các quy định này trên thực tế còn có một số hạn chế, bất cập nhất định trong việc thực hiện quyền tranh tụng. Những tồn tại, hạn chế có nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung ở một số quy định của BLTTHS còn bất cập, nhận thức về tranh tụng và trình độ năng lực của KSV, Tòa án, NBC còn hạn chế. Để thực hiện được quyền tranh tụng bình đẳng, công khai cần phải ghi nhận các nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền im lặng của người bị buộc tội như là một thành trì bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội. Ngoài ra đảm bảo quyền tranh tụng còn phải xem xét giải quyết ở góc độ thực tiễn, lấy bảo đảm quyền con người làm trục xoay của toàn bộ các hoạt động thực tiễn của TTHS. Hay nói một cách khác, trong các hoạt động tranh tụng các cơ quan như VKS, Tòa án phải đề cao quyền con người, khi quyết định áp dụng các biện pháp tố tụng phải rất thận trọng cân nhắc và chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.
- Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá trên, tác giả nêu ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tranh tụng, thông qua đó để bảo đảm quyền tranh tụng tại
phiên tòa HSPT. Đặc biệt, tác giả cũng mong muốn những nghiên cứu của luận văn sẽ được các nhà lập pháp quan tâm, cân nhắc trong quá trình áp dụng nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hình sự, về lâu về dài cần nghiên cứu để tiếp tục đổi mới tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho các chủ thể tranh tụng, đảm bảo về cơ sở vật chất khác cho họat động tranh tụng.
Theo tác giả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử các VAHS phù hợp với yêu cầu và định hướng của Đảng và Nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp, phải đặt trong mối quan hệ tổng thể trong quá trình dần hoàn thiện pháp luật TTHS và mô hình tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng của các chủ thể tham gia tranh tụng thông qua việc thực hiện các quy định của pháp luật TTHS. Trong xu thế chống oan sai, bảo vệ quyền con người trong TTHS tiến tới xây dựng một xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh không còn cách nào khác là chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên để bảo đảm tranh tụng và quyền tranh tụng trong TTHS.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thúc Anh (2008), Một số suy nghĩ về tranh tụng tại phiên tòa trong cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 01), tr.2-5
2. Ban biên soạn chuyên từ điển New Era (2005), Từ điển Việt – Anh (Vietnamese – English Dictionary), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. tr. 1966.
3. Ban biên soạn chuyên từ điển New Era (2005), Từ điển Việt – Anh (Vietnamese – English Dictionary), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. tr. 1142.
4. Trần Văn Độ (2004), Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí Khoa học, (số 4) tr.5-9.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
8. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
9. Trương Hồ Hải – Lê Thị Oanh (2014), Góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh tụng và suy đoán vô tội theo tinh thần Hiến pháp 2013 - Góc nhìn từ thực tiễn vụ án hình sự, Kỷ yếu hội thảo “Hiến pháp 2013 - Góc nhỉn từ thực tiễn vụ án hình sự” An Giang, tr.99.
10. Phạm Hồng Hải (1999), Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. tr.48
11. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
12. Quốc hội (2013), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
13. Quốc hội (2013), Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, Hà Nội.
14. Quốc hội (2013), Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân, Hà Nội
15. Nguyễn Mạnh Kháng (2003), Cải cách tư pháp và vấn đề tranh tụng,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 10), tr.37.
16. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền dân sự và Chính trị.
17. Hoàng Thư – Hương Giang, Tranh tụng trong thực tiễn: Vướng mắc từ phía nào, http://moj.gov.vn/ct/Pages/thong-tin-spx?ItemID=3268 ngày 17/12/2007 tr.3
18. Nguyễn văn Trượng (2008), Bàn về vấn đề tranh tụng và các yếu tố tranh tụng trong pháp luật TTHS Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân