Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục sơ thẩm tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết TCĐĐ theo thủ tục xét xử sơ thẩm của TAND từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 39 - 59)

tại Tòa án nhân dân huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

2.2.1. Tổng quan tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp đất đai theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án huyện Phúc Thọ từ năm 2015 đến năm 2018

* Khái quát chung về TAND huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

Cùng với hệ thống tổ chức ngành TAND theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, Tòa án được tổ chức theo mô hình 4 cấp thì TAND huyện Phúc Thọ trực thuộc TAND thành phố Hà Nội, là tòa án cấp thấp nhất, có nhiệm vụ xét xử trên địa bàn địa giới hành chính là huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. TAND huyện Phúc Thọgiải quyết những vụ án hình sự; những vụ việc dân sự (bao gồm những yêu cầu và tranh chấp về dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động); những vụ án hành chính; giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản hợp tác xã, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Cùng với đó, Tòa án có trách nhiệm giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp; ra quyết định thi hành án hình sự; hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết định miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên; ra quyết định xoá án tích...). Nói

tóm lại, TAND huyện Phúc Thọ có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

TAND huyện Phúc Thọ đã ngày càng trưởng thành, về tổ chức bộ máy. Hiện nay, ở Phúc Thọ thì Tòa án nhân dân đã có biên chế 15 cán bộ, trong đó chánh án, 2 phó chánh án, 7 thẩm phán, 5 thư ký. Kết quả giải quyết hàng năm đều đạt 100% đối với án hình sự, trên 90% đối với vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính (tính theo số liệu tổng kết thi đua hàng năm). Tỷ lệ án phải cải sửa, hủy đã giảm đáng kể ở mức 0,1% tổng số bản án đã xét xử. Điều này cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của Tập thể cán bộ Tòa án huyện Phúc Thọ đã đạt được trong những năm vừa qua.

* Kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự trên địa bàn huyện Phúc

Thọ, Hà Nội.

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ, từ năm 2015 đến năm 2018, tình hình thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự sơ thẩm như bảng dưới đây:

Bảng 1. Thống kê các vụ việc dân sự sơ thẩm từ năm 2015 đến năm 2018 tại TAND huyện Phúc Thọ

Năm Thụ lý

Tổng số án dân sự Loại việc đất đai Xét xử Tồn Dân sự Đất đai

2015 99 30 90 25

2016 105 45 100 35 2017 109 56 105 50 2018 115 65 110 59

Qua các số liệu trên cho thấy, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai là một vấn đề phức tạp, chiếm một tỷ lệ rất lớn so với các tranh chấp khác phát sinh trong công tác quản lý nhà nước về mọi mặt, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh

tế đất nước, ổn định xã hội. Cũng có thể thấy số lượng các vụ án về TCĐĐ ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ án dân sự.

Tìm hiểu các vụ việc TCĐĐ mà TAND huyện Phúc Thọ giải quyết thời gian qua cho thấy, có các loại tranh chấp cơ bản sau đây: (i) tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (ii) tranh chấp về hợp đồng tặng cho; (iii) tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; (iv) tranh chấp về đòi lại đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn, chiếm đất; (v) tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi ly hôn; (vi) tranh chấp về đòi lại đất giữa cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ khi vợ chồng con trai, con dâu hoặc vợ chồng con gái, con rể ly hôn,…

2.2.2. Đánh giá chung về tình hình giải quyết các tranh chấp đất đai theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Nhìn chung, việc áp dụng pháp luật trong giải quyết TCĐĐ của TAND trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Các Toà án đã tuân thủ các quy định của Bộ luật TTDS năm 2015, nhận thức rõ tính đặc thù trong việc giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất, không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rõ yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan, thực hiện tốt phương châm kiên trì hoà giải đúng pháp luật trong quá trình giải quyết, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và tăng cường đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Số lượng các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được Toà án hoà giải thành chiếm tỷ lệ đáng kể. Năm 2018, tỷ lệ hòa giải thành của tòa ánhuyện Phúc Thọ đạt 35% trong tổng số các vụ án đã giải quyết.

TAND huyện Phúc Thọ đã áp dụng đúng đắn và thống nhất các quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 và BLDS năm 2015, các văn bản pháp luật khác về đất đai và các hướng dẫn của Toà án nhân dân Tối cao trong công tác xét xử các vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất. Đường lối xét xử các tranh chấp về quyền sử dụng đất được Toà án tuân thủ và áp dụng pháp luật triệt để, chất lượng giải quyết được nâng cao, đã góp phần trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người được Nhà nước giao đất và bảo vệ các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai. Các bản án, quyết định của Toà án huyện Phúc Thọ đã xét xử các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được xã hội, nhân dân ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành. Những phiên tòa mẫu với việc tranh luận công khai, dân chủ, những bản án “thấu tình, đạt lý” đầy tính thuyết phục đã đi vào đời sống nhân dân, tại nên niềm tin vào công lý, vào lẽ phải và công bằng xã hội.

Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết TCĐĐ của TAND huyện Phúc Thọ trong thời gian qua cho thấy đội ngũ Thẩm phán đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Với những kết quả đã đạt được trong công tác xét xử các vụ án nói chung và giải quyết các TCĐĐ nói riêng, TAND huyện Phúc Thọ hoàn toàn có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ mà Hiến pháp và pháp luật đã giao, xứng đáng trở thành cơ quan trung tâm của hoạt động tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Ngoài ra, thông qua việc xét xử, TAND còn giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho đương sự và những người khác.

2.2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Những hạn chế, vướng mắc:

Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết TCĐĐ của Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ cũng còn có những hạn chế nhất định. Còn có một số bản án, quyết định của Toà án thể hiện chất lượng xét xử chưa tốt dẫn đến hậu quả bản án bị hủy, gây tốn kém thời gian và công sức, làm giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan xét xử. Các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị khi đưa ra xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm vẫn còn bị sửa, bị huỷ. Có thể nêu một số hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất, hạn chế về việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật vể tố tụng.

- Có trường hợp cán bộ tòa án xác định không đúng thẩm quyền giải quyết của toà án nên đã thụ lý giải quyết.

- Tòa án không áp dụng đầy đủ các quy định của Bộ luật TTDS năm 2015 để xác định tính xác thực của các chứng cứ do đương sự xuất trình trong quá trình giải quyết vụ án.

Mặc dù đã được lưu ý trong một số Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm nhưng một số hồ sơ vụ án, tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình chỉ là bản photocopy, trong khi những tài liệu, chứng cứ này có tính chất rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án như: giấy vay nợ, giấy xác nhận số tiền còn nợ, di chúc, hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất… Những tài liệu pho to copy này không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là đã sao y bản chính… không có chữ ký xác nhận đã đối chiếu với bản chính của Thẩm phán nhận tài liệu, hoặc người nhận tài liệu có ký nhưng không ghi rõ chức danh, họ và tên, không lập biên bản về việc thu nhận tài liệu… làm cho việc xem xét đánh giá chứng cứ, xác định đường lối xử lý vụ án gặp khó khăn và không đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với trường hợp đương sự yêu cầu giám định và đã được tòa án giải thích nhưng đương sự vẫn không nộp tiền chi phí giám định thì tòa án phải lập biên bản để lưu trong hồ sơ.

-Có một số trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn đã chết trong quá trình tố tụng và họ có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng nhưng tòa án vẫn xác định người đã chết là nguyên đơn hoặc bị đơn là không chính xác.

- Có trường hợp tòa án áp dụng không đúng quy định của pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nên tòa án hành chính cấp sơ thẩm thụ lý vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng lại bị tòa án hành chính cấp phúc thẩm xử hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho tòa án dân sự thụ lý, xét xử.

- Sai sót trong khi xác định thời hiệu khởi kiện những vụ việc tranh chấp thừa kế, yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu...

Ngoài ra, còn có hiện tượng vi phạm về thủ tục tố tụng khác trong quá trình thụ lý, xác minh, lập hồ sơ, xét xử (ví dụ như đo đạc diện tích đất không chính xác, định giá đất quá thấp, vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự…) dẫn đến bản án bị kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại nhiều. Điều đó khẳng định rằng Toà án nhân dân giải quyết các TCĐĐ còn có những hạn chế nhất định khi áp dụng pháp luật TTDS, dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án còn chưa chính xác, khách quan.

Vụ việc dưới đây từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợi chồng ly hôn trong trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất không cùng chủ sở hữu và sử dụng hợp pháp của vợ và chồng trong hôn nhân gây ra nhiều khó khăn, vương mắc trong quá trình giải quyết của Tòa án huyện Phúc Thọ.

Nội dung tranh chấp

Chị Phạm Thị Mỹ Hạnh và anh Vũ Văn Xuân trước đây là vợ chồng. Năm 2003, chị Hạnh yêu cầu ly hôn. Theo chị Hạnh, tài sản chung của vợ

chồng hiện nay chỉ còn duy nhất diện tích đất 3.193m2 thuộc thửa 58-13 tờ bản đồ số 69-70 tọa lạc tại thôn Hoàng Giao. Chị Hạnh yêu cầu giải quyết theo pháp luật. Ngoài ra, căn nhà cấp 1 trước đây chị và anh Xuân ở đã bị sập, một số vật dụng gia đình không đáng kể không yêu cầu giải quyết.

Về diện tích 4.203 m2 đất thuộc thửa 215 tờ bàn đồ số 32 tọa lạc tại thôn Hoàng Giao có nguồn gốc thuộc quyền sử dụng đất của mẹ chị là bà Đoàn Thị Vui. Bà Vui đã được cấp GCNQSDĐ số A604054 ngày 09/09/1991. Do bà Vui sống độc thân và chỉ có một người con duy nhất là chị, nên sau khi lấy anh Xuân, bà đã cho chị và anh Xuân trực tiếp quản lý sử dụng từ năm 1992. Năm 1995, khi chị đang mang thai con thứ hai: Anh Xuân tự ý làm thủ tục tách mang tên anh Xuân ngày 05/4/1996. Sau khi biết chị không phản đối vì vợ chồng đang chung sống với nhau. Từ năm 1996 đến năm 2001, chị và anh Xuân đã cắt chuyển nhượng cho nhiều người, sau khi trừ đi 41,5 m2 đất bị quy hoạch mở đường, hiện nay thửa đất còn lại 376m2.

Đối với diện tích 9.632 m2 thuộc thửa 21 + 31 tờ bản đồ dố 31 tọa lạc tại thôn Hoàng Giao, có nguồn gốc được mua của ông Trần Diệp Thạch từ nguồn tiền bán thửa 215 vào năm 1998, đất này hiện chưa sang tên trước bạ mà vẫn do ông Thạch đứng tên trong GCNQSDĐ số B:433771 cấp ngày 11/11/2004. Do đó, hai thửa đất này là tài sản riêng của chị, không phải là tài sản chung của vợ chồng.

Theo anh Xuân: Thừa nhận nguồn gốc diện tích đất 4.203m2 thuộc thửa 21, tờ bản đồ số 32 trước đây là của bà Vui. Sau khi chị Hạnh và anh Xuân lấy nhau, bà đã cho vợ chồng nên bà Vui mới làm thủ tục chuyển nhượng cho anh Xuân.

Ngày 16/11/2000 anh Xuân bị tai nạn giao thông sau một thời gian ngắn do mâu thuẫn chị Hạnh bỏ nhà đi. Mẹ anh Xuân phải trực nuôi 03 con của anh Xuân đồng thời lo chi phí chăm sóc anh, không có tiền nên bà có làm đơn xin xác nhận cho anh Xuân bán đất để lấy tiền chữa bệnh. Ngày

30/7/2001 anh Xuân đã viết giấy sang nhượng đất vườn ghi nhận việc bán 9.632 m2 đất thuộc thửa 22 + 31 tờ bản đồ số 31 cho vợ chồng chị Nụ, em ruột với giá 10 cây vàng, tương đương 46.500.000 đồng.

Nay anh Xuân, bà Hoa có quan điểm: Mặc dù là tài sản chung của vợ chồng, anh Xuận tự ý bán không có sự đồng ý của chị Hạnh, nhưng lý do bán là hoàn toàn chính đáng. Mặt khác, bán cho người khác không ai dám mua, tính mạng con người là quan trọng nên chị Nụ mua để tạo điều kiện cho anh trai chữa bệnh. Chị Hạnh phải có trách nhiệm với các chi phí của anh Xuân trong thời gian vợ chồng chưa ly hôn. Do đó, yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất của chị Nụ đã mua. Đối với thửa đất còn lại, đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.

Vợ chồng ông Trần Diệp Thạch xác nhận năm 1998 ông bà có sang nhượng toàn bộ diện tích cho anh Xuân, chị Hạnh với giá 5,9 cây vàng. Tại thời điểm đó, chưa có GCNQSDĐ nên hai bên không thông qua chính quyền. Năm 2004, Nhà nước làm thủ tục và đất này đứng tên ông. Ông bà không có yêu cầu quyền lợi gì liên quan đề nghị tòa giải quyết theo pháp luật.

Quan điểm giải quyết của TAND huyện Phúc Thọ giải quyết vụ việc nêu trên là:

-Về tài sản chung: Chị Hạnh cho rằng diện tịch 4.203m2 đất thuộc thửa 21 tờ bản đố số 31 và diện tích đất 9.632m2 thuộc thửa 22+31 tờ bản đồ 31 tọa lạc tại ấp Hoàng Giao là tài sản riêng của chị. Về vấn đề này thấy rằng: Theo tài liệu có trong hồ sơ thì diện tích đất 4.205m2 có GCNQSDĐ số A604054 ngày 09/9/1991 mang tên bà Đoàn Thị Vui. Bà Vui đã chuyển

nhượng cho anh Xuân 4.203m2 đất này và ngày 29/10/1997 anh Xuân đã được cấp GCNQSDD mới đối với diện tích đất trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết TCĐĐ theo thủ tục xét xử sơ thẩm của TAND từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 39 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)