Thứ nhất, quán triệt các quan điểm của Đảng, của Hồ Chí Minh về công tác dân vận cho cán bộ, công chức nhà nước. Đến nay, không ít cán bộ, công chức chưa thấy được vai trò của mình trong việc vận động quần chúng nhân dân mà cho đó là công việc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Nếu chưa thay đổi được nhận thức thì khó có thể thay đổi được hành vi của họ.
Thứ hai, việc ban hành các chính sách, quy định cần tham khảo ý kiến Nhân dân, được sự đồng tình, hưởng ứng của Nhân dân, coi lợi ích chính đáng của Nhân dân là trên hết. Có như vậy, chính sách đưa ra mới được thực thi có hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác ứng xửvàđạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức. Không ít trường hợp, cán bộ chính quyền có trách nhiệm với dân nhưng do trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị hạn chế nên khi giải quyết công việc thường lúng túng, không rõ ràng, thiếu thuyết phục. Điều đó làm cho Nhân dân thấy không thỏa đáng, nhiều khi dẫn đến bất mãn với chính quyền.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành, kiên quyết loại bỏ những thủtục hành chính gây phiền hà cho Nhân dân, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, giải quyết nhanh, có hiệu quả công việc của tổ chức và Nhân dân. Coi trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức kịp thời phát hiện và xử lý những người có thái độ thiếu tôn trọng Nhân dân, vi phạm dân chủ. Công khai minh bạch những quy định về các thủ tục hành chính để thuận lợi cho Nhân dân trong việc giải quyết công việc.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện Pháp luật Dân chủ ở cơ sở. Pháp lệnh này được thực hiện tốt sẽ góp phần ngăn chặn những cán bộ, công chức hách dịch, thiếu tận tâm với dân và phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Thực hiện tốt cơ chế kiểm điểm, phê bình trước dân để Nhân dân mạnh dạn góp ý, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ chính quyền. Thực hiện đầy đủ các nội dung công khai, minh bạch theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Chính quyền các cấp phải cử cán bộ theo dõi về công tác dân vận.
Thứ sáu, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đẩy mạnh hoạt đông giám sát các tổ chức này đối với cán bộ, công chức nhà nước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, động viên hội viên, đoàn viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Qua các hoạt động thực tiễn, Mặt trận và các đoàn thể thu thập, phản ánh những ý kiến của Nhân dân về các chủ trương, chính sách đó để kịp thời điều chỉnh. Các cấp chính quyền phối hợp với Mặt trận để giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo của Nhân dân.
Thứ bảy, công tác dân vận chính quyền phải là một trong những tiêu chí xếp loại thi đua hằng năm của các địa phương, đơn vị. Có chế độ khen thưởng thích đáng đối với cán bộ, công chức làm tốt công tác dân vận, được Nhân dân yêu mến, tin cậy; đồng thời, có biện pháp xử lý đối với những cán bộ, công chức bị Nhân dân phản ánh về thái độ cử xử vô cảm với dân hoặc gây khó khăn trong quá trình giải quyết công việc. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức để hạn chế trường hợp thiếu trách nhiệm với dân.
Thứ tám, chính quyền các cấp rà soát lại một số chính sách, chế độ đã ban hành để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm giải quyết có hiệu quả những bức xúc của người dân. Khi thực hiện chính sách, các cơ quan chính quyền, cán bộ thực thi nhiệm vụ phải biết “dân vận khéo” thông qua tổ chức điều hành giải quyết vấn đề theo đúng pháp luật, thấu tình đạt lý, tức là phải làm tốt công tác điều hành với công tác tuyên truyền vân động, thuyết phục.
Thứ chín, có chế độ đãi ngộvà sửdụng thích đáng, phù hợp đểkhuyến khích cán bộ, công chức tận tâm phục vụ Nhân dân. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu mức thu nhập không tương xứng với sự cống hiến, với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác thì sự nhiệt tình trong lao động chắc chắn sẽ bị hạn chế.
Thứ mười, cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện hiệu quả
hơn các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận. Bảo đảm tạo chuyển biến hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm và hành động của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động trong mối quan hệ với nhân dân; có giải pháp tốt hơn trong nâng cao trách nhiệm, đạo đức phục vụ nhân dân.
Thứ mười một, cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao đạo đức công vụ, tăng chỉ số hài lòng của người dân, đơn vị về sự phục vụ của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Cấp ủy, chính quyền cần tổ chức tốt công tác tiếp dân; phát huy vai trò của người đứng đầu các cấp trong việc đối thoại với nhân dân, lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị, bức xúc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Các địa phương, cơ quan chức năng tập trung giải quyết hiệu quả, dứt điểm đơn thư, khiếu nại tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng”.
Thứ mười hai, cần tiếp tục dựa vào dân, khơi dậy truyền thống yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững trật tự an toàn xã hội, nhằm tiếp tục củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
* Định hướng cho quận Bình Thạnh
Để thực hiện tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa công tác dân vận chính quyền, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận của Nhân dân, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ thành phố, bảo vệ đất nước. Quận Bình Thạnh cần tập trung một số nội dung trọng tâm:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
công tác dân vận cho cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố; làm cho cán bộ, công chức thấm nhuần và xác định trách nhiệm của mình, trong mỗi hành vi thực thi công vụ, sửa đổi lối làm việc (theo tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh), nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử, năng lực tham mưu cho cấp trên để đưa ra những quyết sách đúng đắn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân. Chính điều này sẽ là cầu nối thắt
chặt quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, làm cho quan hệ ngày càng gắn bó, mật thiết.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, giải quyết nhanh, có hiệu quả công việc của tổ chức và Nhân dân; coi trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện và xử lý những cán bộ, công chức, viên chức có thái độ thiếu tôn trọng Nhân dân, vi phạm dân chủ. Công khai minh bạch những quy định về thủ tục hành chính để thuận lợi cho Nhân dân trong việc giải quyết công việc.
Thứ ba, trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, điều hành của chính quyền các cấp phải xem lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân là trên hết. Nội dung cốt lõi là phải tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan có liên quan góp ý các chủ trương, chính sách của cấp ủy và chính quyền các cấp trước khi ban hành; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân, bao gồm những vụ việc cụ thể và cả những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những tồn tại ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Thứ tư, đổi mới nội dung và phương thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy tốt nhất quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, động viên hội viên, đoàn viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông qua thực tiễn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thu thập, phản ánh những ý kiến của nhân dân về các chủ trương, chính sách để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.