Đánh giá về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU nại TRONG THI HÀNH án dân sự từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 57 - 68)

Đối với tỉnh Quảng Nam, những năm qua thường gặp một số báo cáo đột xuất về tình hình giải quyết khiếu nại theo yêu cầu của cấp trên. Bởi khi xảy đến có đơn khiếu nại về THADS của đương sự, thì cơ quan Thi hành án dân sự và người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan yêu cầu đề nghị: cơ quan đơn vị THADS cấp dưới phải báo cáo rõ về tình hình sự việc hoặc Chấp hành viên giải quyết hồ sơ.

Thực tế trên địa bàn Quảng Nam của các năm trở lại đây, công tác giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự đã có sự chuyển biến tích cực. Minh chứng đã cho thấy, kết quả 05 năm từ 2015-2019 về việc giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Nam của hệ thống cơ quan đơn vị THADS qua bảng 2.1, đó là:

Bảng 2.1. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về thi hành án dân sự từ năm 2015 đến năm 2019 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam

Năm Số đơn tiếp nhận Số đơn thụ lý giải quyết

Kết quả giải quyết

Tổng số Đình chỉ Khiếu nại đúng toàn bộ Khiếu nại đúng một phần Khiếu nại sai toàn bộ Số đơn chuyển kỳ sau 2015 64 39 39 16 0 2 21 0 2016 75 42 42 11 0 0 30 1 2017 67 39 39 14 0 3 22 0 2018 54 33 26 11 1 2 11 1 2019 82 51 51 21 0 1 29 0

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự từ năm 2015 đến năm 2019

của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam

2.3. Đánh giá về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. bàn tỉnh Quảng Nam.

2.3.1. Những kết quả đạt được về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự

Từ nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hệ thống các cơ quan đơn vị Thi hành án dân sự luôn phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu giảm thiểu tối đa các vụ việc khiếu nại kéo dài, tồn đọng và phức tạp; và giảm dần có thể đối với đơn thư khiếu nại mới phát sinh. Góp phần hiện thực hóa mục tiêu này, công tác giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự của tỉnh Quảng Nam đã đạt các kết quả nhất định, như sau:

Thứ nhất: Công tác tiếp công dân đã đi vào nề nếp

Cục THADS tỉnh Quảng Nam cùng với các Chi cục THADS trực thuộc trên địa bàn những năm qua đã từng bước chú trọng thực hiện tốt công tác tiếp công dân, cụ thể là: từ khâu bố trí địa điểm thuận lợi đến việc sắp xếp bố trí hợp lý các cán bộ có tín, có kỹ năng và kinh nghiệm đối thoại để tham gia công tác tiếp dân.

Mặc dù một số cơ quan THADS có khó khăn về cơ sở vật chất trụ sở và biên chế nhân sự có hạn trong khi công việc đang có xu hướng quá tải, song đã từng bước khắc phục bằng việc: bố trí hợp lý nhân sự và địa điểm tiếp dân; hoàn thiện quy chế tiếp dân, bố trí một cách khoa học về lịch tiếp dân của Lãnh đạo; đề cao thái độ trách nhiệm tận tình trong tiếp dân… Nhờ vậy, công tác tiếp dân được thực hiện tốt; qua đó tham gia chú trọng vào việc đẩy mạnh nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục phổ biến và giải thích pháp luật về khiếu nại… Kết quả là, người khiếu nại về thi hành án dân sự hiểu rõ hơn về nghĩa vụ và quyền của mình và thực hiện đúng quy trình thủ tục khiếu nại trong lĩnh vực THADS; nhiều trường hợp đã tự nguyện rút đơn khiếu nại và hợp tác tích cực với cơ quan Thi hành án dân sự trong tổ chức thi hành án.

Hai là: Việc tiếp nhận và phân loại đơn thư khiếu nại được tiến hành khoa học; quá trình xử lý đơn KN trong THADS đã được chủ động và thực hiện đúng luật

Trên cơ sở của Hướng dẫn 24/HD-TATC-VKSTC-BCA-BQP-BTP, ngày 06-5-

2014 về phân loại đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Cục Thi hành án

dân sự tỉnh Quảng Nam đã ra văn bản triển khai thực hiện Hướng dẫn liên ngành số 24/HD-TATC-VKSTC-BCA-BQP-BTP, ngày 06-5-2014. Theo đó tại tỉnh Quảng Nam, công tác xử lý đơn thư khiếu nại trong thi hành án dân sự ngày một khách

quan, chính xác, khoa học và đúng luật định, góp phần phục vụ tốt công tác quản lý tình hình đơn thư khiếu nại và rà soát loại bỏ nhiều đơn khiếu nại không đủ điều kiện xử lý.

Ba là: Quá trình quản lý và giải quyết những vụ việc KN trong THADS đã được chủ động và kịp thời.

Với mục tiêu gia tăng hiệu quả và chất lượng hoạt động, nhiều năm qua Cục THADS tỉnh Quảng Nam đã tập trung chú trọng giải quyết khiếu nại ngay từ cơ sở một cách đúng hạn và đúng luật định, hạn chế thấp nhất các khiếu nại vượt cấp hoặc mới phát sinh. Các khiếu nại THADS đã được xem xét, giải quyết, xử lý đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cơ quan và người có nghĩa vụ, quyền liên quan đến. Nhiều tổ chức, đơn vị đã nhận thức sâu sắc về trách nhiệm giải quyết khiếu nại, góp phần giảm thiểu và giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài...

Bốn là: việc triển khai công tác phối hợp liên ngành đã được chú trọng hơn trong công tác giải quyết KN trong THADS

Việc thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan THADS, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an đã tỏ ra có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện Quy chế, các ngành thường xuyên phối hợp, trao đổi, bàn thống nhất giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong công tác THADS cũng như trong công tác giải quyết KN về THADS. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THA, pháp luật KN về THADS được các ngành tập trung chỉ đạo để đương sự, công dân, cơ quan, tổ chức hiểu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật góp phần đảm bảo an ninh, chính trị tại địa phương. Cho đến nay, tất cả các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều đã ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS cũng như trong công tác giải quyết KN về tư pháp, tạo sự thống nhất, điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp trong công tác giải quyết KN về tư pháp nói chung và KN về THADS nói riêng trên địa bàn.

Việc phối hợp giữa các cơ quan THADS với các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng thông thường được tiến hành dưới các hình thức: Ban hành Quy chế phối hợp; báo cáo bằng văn bản; tổ chức các cuộc họp; trao đổi trực tiếp; cung cấp hồ sơ, tài liệu; thông báo kết quả giải quyết; tổ chức hội nghị tổng kết. Thực tiễn công tác THADS cho thấy mối quan hệ giữa cơ quan THADS, CHV với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã hình thành và được giải quyết cơ bản là hài hòa, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác THADS nói chung và công tác giải quyết KN về THADS nói riêng.

Thứ năm: Công tác báo cáo, thống kê, tổng hợp số liệu, tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại trong thi hành án dân sự được thực hiện thường xuyên, chính xác

Các Chi cục THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, kể cả báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất. Nhờ vậy, Cục THADS tỉnh Quảng Nam, công chức Phòng Kiểm tra, giải quyết KN, tố cáo tỉnh và các Chi cục THADS đã theo dõi quản lý công tác KN, đánh giá được tình hình KN của công dân, việc áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục THADS của công chức trong ngành để phục vụ công tác quản lý KN và quản lý ngành báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, từ đó hoàn thiện thể chế, đánh giá được chất lượng của công chức và kịp thời bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, làm cơ sở đánh giá thi đua khen thưởng.

2.3.2. Những hạn chế, bất cập về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự

Công tác giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, công tác tiếp công dân còn hình thức, không ít cơ quan THADS cấp huyện chưa bố trí được nơi tiếp công dân độc lập. Một số thủ trưởng cơ quan THADS không trực tiếp tiếp công dân định kỳ và đột xuất, chưa gắn việc tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại. Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác này, thiếu kỹ năng tiếp công dân, thái độ

tiếp công dân chưa phù hợp, ứng xử không đúng mực khi thực hiện nhiệm vụ, để công dân phản ánh, thậm chí ghi âm, ghi hình khiếu nại, tố cáo lên cấp trên về thái độ hách dịch khi làm việc, tiếp xúc với công dân đã gây bức xúc cho người khiếu nại. Kỹ năng ứng xử, thái độ giải quyết vụ việc khiếu nại của người có thẩm quyền chưa phù hợp dẫn đến tình trạng công dân bức xúc với việc giải quyết của các cơ quan THADS cấp huyện, tiếp tục khiếu nại đến Cục THADS, Tổng cục, Bộ Tư pháp…

Thứ hai, việc phân loại, thụ lý đơn khiếu nại ở một số Chi cục THADS còn có nhiều sai sót, hạn chế; kỷ năng xử lý đơn thư đầu vào của cán bộ làm công tác này còn lúng túng như: Đơn khiếu nại nhưng lại được phân loại thành đơn kiến nghị, phản ánh dẫn đến số liệu thống kê về tình hình xử lý đơn, thư khiếu nại chưa chính xác, có trường hợp đơn có nội dung tố cáo nhưng do phân loại thành khiếu nại nên giải quyết theo trình tự, thủ tục khiếu nại và ngược lại…

Thứ ba, vi phạm quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại như; Chậm thụ lý, xác định đối tượng bị khiếu nại, hành vi bị khiếu nại không chính xác; chậm giải quyết khiếu nại (đã ra thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại nhưng để kéo dài, không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại); giải quyết khiếu nại chưa đầy đủ, không đúng nội dung khiếu nại của đương sự, thực hiện không đúng, không đầy đủ về thiết lập hồ sơ giải quyết khiếu nại: Không đánh số bút lục hoặc đánh số bút lục không đầy đủ, sắp xếp tài liệu trong hồ sơ giải quyết khiếu nại không đúng thứ tự, không ghi danh mục tài liệu có trong hồ sơ…

Thứ tư, nội dung giải quyết không đúng pháp luật như: Khiếu nại của đương sự là có cơ sở nhưng khi giải quyết áp dụng pháp luật không đúng, không nghiên cứu đầy đủ, toàn diện hồ sơ thi hành án và các tài liệu có liên quan; không tổ chức đối thoại, xác minh hoặc trưng cầu giám định khi cần thiết dẫn đến kết quả giải quyết không khách quan, chưa đúng pháp luật, đương sự bức xúc nên dẫn đến khiếu nại kéo dài, vượt cấp; giải quyết khiếu nại chưa đầy đủ, không đúng nội dung khiếu nại của đương sự; một số quyết định giải quyết khiếu nại còn thiếu căn cứ, chưa chặt chẽ. Đặc biệt, có trường hợp người có thẩm quyền khi giải quyết khiếu

nại có dấu hiệu nể nang, lòng vòng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan cấp trên.

Thứ năm, một số thủ trưởng cơ quan THADS giải quyết khiếu nại lần đầu đã chưa thực hiện tốt việc hướng dẫn đương sự thực hiện quyền khiếu nại lần 2 theo quy định, cụ thể: Khoản 9 Điều 151 Luật Thi hành án dân sự quy định khi giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại phải có nội dung hướng dẫn đương sự về quyền khiếu nại lần 2. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn một số quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu không có nội dung này.

Thứ sáu, nhiều cơ quan THADS chưa thực hiện được việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại. Tồn tại này phổ biến ở tất cả các cấp và ở hầu hết địa bàn, làm cho công tác giải quyết khiếu nại chưa thực sự phát huy hiệu quả như yêu cầu tại Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Thi hành án dân sự.

Thứ bảy, chạm khắc phục sai phạm và tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực, cụ thể: Chưa chủ động, kịp thời áp dụng pháp luật để khắc phục những sai phạm, thiếu sót đã được phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại; việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm, hạn chế và đùn đẩy; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại còn nhiều hạn chế. Thậm chí, thủ trưởng một số cơ quan THADS còn có biểu hiện chưa nghiêm khắc đối với những công chức, chấp hành viên có sai phạm trong quá trình tổ chức thi hành án, giải quyết khiếu nại dẫn đến tình trạng công dân bức xúc, khiếu nại gay gắt, vượt cấp hoặc chuyển từ khiếu nại sang tố cáo, làm cho vụ việc càng phức tạp hơn.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong THADS vẫn còn khá nhiều bất cập, cụ thể như: Chưa quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các trường hợp người bị khiếu nại đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, chưa quy định cụ thể về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; chưa quy định về trình tự, thủ tục xem xét lại đối với quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; chưa quy định trình tự, thủ tục ra thông báo chấm dút khiếu nại và thông báo không thụ lý đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài về THADS đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật, thấu tình, đạt lý và chưa bổ sung đầy đủ biểu mẫu về giải quyết khiếu nại; sổ theo dõi công tác giải quyết khiếu nại, các biểu mẫu báo cáo quy định thống nhất về thời hạn và định kỳ báo cáo về khiếu nại trong THADS.

Thứ hai, một số địa phương có lượng việc thi hành án nhiều nên chấp hành viên, công chức rơi vào tình trạng quá tải công việc dẫn đến chậm trễ trong việc tổ chức thi hành án, do đó, quyền lợi của người được thi hành án không được đảm bảo, phát sinh khiếu nại. Mặc khác, cũng vì quá tải công việc nên việc xác minh theo đơn khiếu nại và nghiên cứu nội dung vụ việc khiếu nại của cán bộ thi hành án chức thấu đáo dẫn đến hạn chế trong tham mưu giải quyết khiếu nại.

Thứ ba, ở cấp huyện công chức làm công tác tiếp công dân còn kiêm nhiệm nên quá trình thụ lý, xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại chưa chuyên nghiệp. Lực lượng công chức trực tiếp tham mưu giải quyết khiếu nại trong toàn tỉnh còn mỏng.

Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại về THADS chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra, nhất là vấn đề bố trí phòng tiếp công dân ở các cơ quan thi hành án dân sự của tỉnh.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nhận thức của một số thủ trưởng cơ quan THADS, chấp hành viên, công chức THADS về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại còn chưa đầy đủ. Vì thế, chưa quan tâm bố trí những công chức có năng lực, tâm huyết, có trách nhiệm để làm công tác giải quyết khiếu nại. Một số ít thủ trưởng cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU nại TRONG THI HÀNH án dân sự từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)