3.2.1. Nhóm giải pháp chung
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về THADS nói chung, về giải quyết khiếu nại trong THADS nói riêng. Trước mắt cần hoàn thiện quy định về những vấn đề pháp luật về giải quyết khiếu nại chưa quy định nêu trên, gắn với hoàn thiện thể chế về công tác THADS và đổi mới quy trình giải quyết khiếu nại. Vì nếu, thể chế về công tác THADS có bất cập sẽ là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác này:
Thực tiễn hiện nay cho thấy công tác giải quyết KN gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong THADS vẫn còn khá nhiều bất cập, có những vấn đề pháp luật về giải quyết khiếu nại trong THADS chưa quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết KN. Đề xuất giải pháp đối với các trường hợp như sau:
- Quy định rõ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền KN là những người nào?
- Quy định rõ thẩm quyền xem xét lại cũng như cơ chế giải quyết khi có phát sinh KN đối với quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 142 Luật THADS, cụ thể:
+ Khi hết thời hiệu KN đối với quyết định giải quyết KN lần đầu đương sự mới KN mà người KN không đưa ra được bằng chứng chứng minh do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng nên không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn.
+ Hoặc đương sự KN tiếp đối với quyết định giải quyết KN về các biện pháp bảo đảm THA.
- Quy định rõ cơ chế giải quyết đối với trường hợp đương sự khác (không phải là người đã KN lần đầu) khiếu nại tiếp đối với quyết định giải quyết KN lần đầu.
- Quy định cơ chế giải quyết đối với trường hợp đương sự KN về trình tự, thủ tục giải quyết KN của người có thẩm quyền giải quyết KN.
+ Quy định trình tự, thủ tục ra Thông báo chấm dứt KN và Thông báo không thụ lý đối với vụ việc KN phức tạp, tồn đọng, kéo dài về THADS đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật, thấu tình, đạt lý.
+ Cần bổ sung đầy đủ biểu mẫu về giải quyết KN, sổ theo dõi công tác giải quyết KN, các biểu mẫu báo cáo; quy định thống nhất về thời hạn và định kỳ báo cáo về KN trong THADS.
Về lâu dài, do pháp luật về khiếu nại trong THADS gắn liên với pháp luật về THADS nên khi sửa đổi hoặc thay thế Luật THADS, trường hợp có thay đổi về cơ cấu, tổ chức bộ máy phù hợp với xu thế chung của thế giới về lĩnh vực THADS thì quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại theo đó cũng thay đổi theo.
Với bối cảnh pháp luật về THADS như hiện nay, thì thẩm quyền và trình tự, tủ tục giải quyết KN trong THADS cần sửa đổi, bổ sung Luật THADS quy định những vấn đề pháp luật về giải quyết KN trong THADS chưa quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Trước mắt, cần nghiên cứu chế định xử lý kiên quyết đối với những trường hợp lợi dụng quyền KN để kích động, gây rối;
trường hợp đã được người có thẩm quyền giải quyết KN giải quyết dứt điểm, đúng quy định pháp luật nhưng vẫn tiếp tục KN đến nhiều cơ quan chức năng ở trung ương, địa phương, đặc biệt là trường hợp cố tình KN nhằm kéo dài, trốn tránh nghĩa vụ THA; quy định các biện pháp chế tài đối với các trường hợp lợi dụng việc khiếu nại xúc phạm cơ quan và người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết KN, nhất là những đối tượng xúi giục công dân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết KN.
Đối với những vấn đề về giải quyết KN pháp luật đã quy định nhưng cần có hướng dẫn áp dụng thống nhất, Tổng cục THADS cần có văn bản hướng dẫn, cụ thể:
Tổ chức tập huấn hướng dẫn về áp dụng pháp luật giải quyết KN bảo đảm giải quyết KN đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục.
Nghiên cứu và thực hiện thành công các đề tài về cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả giải quyết KN trong THADS.
Thứ hai, nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của thủ trưởng và công chức các cơ quan THADS về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại trong THADS nói riêng. Thủ trưởng cơ quan THADS cần trực tiếp phụ trách công tác giải quyết khiếu nại và trực tiếp tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật. Công chức tiếp công dân kiên trì giải thích cho người khiếu nại biết quyền và nghĩa vụ của đương sự, trách nhiệm của cơ quan THADS trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Thứ ba, thực hiện thường xuyên công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp cho thủ trưởng, chấp hành viên THADS và đặc biệt là đội ngũ công chức trực tiếp tham mưu giải quyết khiếu nại.
Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, phải chú trọng ngay từ khâu tiếp công dân để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người làm công tác giải quyết khiếu nại phải thu thập đầy đủ tài
liệu, chứng cứ khách quan làm cơ sở cho việc kết luận, từ đó ra quyết định giải quyết khiếu nại phù hợp. Quá trình giải quyết khiếu nại phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục luật định, nhất là tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại. Đồng thời, cần làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại để có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh những công chức do thiếu trách nhiệm gây nên khiếu nại cũng như thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại.
Thứ năm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại trong THADS như: Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra về giải quyết khiếu nại trong THADS; chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về giải quyết khiếu nại trong THADS; thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết khiếu nại về THADS; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về giải quyết khiếu nại trong THADS; tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ trong nội bộ hệ thống THADS về công tác quản lý giải quyết khiếu nại, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giải quyết khiếu nại.
Thứ sáu, tăng cường công tác phối hợp trong giải quyết khiếu nại trong THADS: Công tác giải quyết khiếu nại trong THADS là hoạt động khó khăn, phức tạp cần phải có sự phối hợp giải quyết của nhiều ban, ngành, đoàn thể. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong THADS, vấn đề tăng cường sự phối hợp liên ngành trong quá trình giải quyết khiếu nại là một giải pháp quan trọng. Trong mối quan hệ phối hợp ấy, các cơ quan trong hệ thống THADS phải giữ vai trò chủ động. Hiện nay đã có quy chế phối hợp chung giữa các ngành trong khối nội chính, thiết nghĩ cần phải tiếp tục có những quy chế phối hợp riêng, cụ thể hơn giữa các ngành với nhau, mà trước hết là với Tòa án. Bởi hoạt động THADS là quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án; trong quá trình này rất cần sự phối hợp của cơ quan Tòa án trong việc giải thích bản án, vấn đề tạm đình chỉ thi hành án để kháng nghị theo thủ tục tố tụng… Trong quá trình ấy, nếu phát sinh khiếu nại mà sự phối hợp giữa cơ quan THADS và Tòa
án không kịp thời, chặt chẽ thì chắc chắn hiệu quả giải quyết khiếu nại sẽ không cao, hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong THADS vì thế cũng bị hạn chế.
Thứ bảy, phát huy vai trò giám sát của các cơ quan, tổ chức và vai trò kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động THADS:
- Tăng cường hơn nữa công tác giám sát của các ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp đối với công tác THADS nói chung, công tác giải quyết khiếu nại trong THADS nói riêng. Nâng cao vai trò giám sát thực hiện pháp luật về THADS, pháp luật về giải quyết khiếu nại trong THADS của Hội đồng nhân dân các cấp. Đổi mới hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân, việc giám sát không chỉ dừng lại ở việc chất vấn tại các kỳ họp mà khi cần thiết thì các ban của Hội đồng nhân dân yêu cầu các cơ quan THADS giải thích những vi phạm trong công tác giải quyết khiếu nại về THADS. Có như vậy công tác giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại trong THADS mới được thường xuyên và kịp thời.
- Viện kiểm sát các cấp cũng cần từng bước đổi mới phương thức kiểm sát hoạt động giải quyết khiếu nại trong THADS. Công tác kiểm sát không chỉ tập trung vào kiểm sát hoạt động giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan THADS các cấp mà cò cần phải chú ý nhiều đến vấn đề yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về giải quyết khiếu nại trong THADS.
Thứ tám, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại trong THADS; các cấp ủy Đảng, trước hết là cấp ủy các tổ chức Đảng trong hệ thống cơ quan THADS, tiếp đó là cấp ủy Đảng ở địa phương phải quan tâm lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại trong THADS. Coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cần thiết trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, ổn định tình hình để phát triển kinh tế - xã hội địa phương và toàn quốc. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thể hiện ở nhiều
phương diện, bao gồm công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng, công tác cán bộ; đề ra chủ trương, nghị quyết về công tác THADS nói chung, công tác giải quyết khiếu nại trong THADS nói riêng; lãnh đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan THADS và các ban, ngành, đoàn thể… Tuy nhiên, trên thực tế cần hết sức tránh xu hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đồng nghĩa với việc tổ chức Đảng làm thay vai trò của chính quyền và của các cơ quan THADS. Cần phải xác định rõ vai trò của Đảng là lãnh đạo, còn việc chỉ đạo triển khai thực hiện thuộc trách nhiệm của chính quyền và lãnh đạo cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS các cấp.
Bên cạnh đó, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở địa phương vào công tác giải quyết khiếu nại trong THADS. Sự tham gia của cả hệ thống chính trị biểu hiện cụ thể nhất là công tác giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan THADS và công tác tham gia tuyên truyền pháp luật THADS nói chung, pháp luật về giải quyết khiếu nại trong THADS nói riêng. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên vận động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình sống và làm việc theo pháp luật. Người khiếu nại thuộc tổ chức nào thì tổ chức đó phối hợp với cơ quan THADS để nắm bắt tình hình xử lý thông tin thống nhất kế hoạch hành động, lấy tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục làm chính để thành viên tổ chức mình thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại theo luật định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong THADS.
3.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho tỉnh Quảng Nam
Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự để đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo toàn diện của Đảng trong công tác thi hành án dân sự. Nhất là đối với các vụ án có giá trị lớn dẫn đến khiếu nại kéo dài, vượt cấp, đơn được gửi đến nhiều cơ quan tại Trung ương và địa phương làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại địa phương và
cũng được các phương tiện truyền thông, nhân dân quan tâm, ví dụ: Vụ Công ty cổ
phần Đồng Xanh chuyên sản xuất cồn ethanol sinh học tại huyện Đại Lộc phải có nghĩa vụ thi hành án cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam số tiền 650 tỷ đồng, Công ty cổ phần Soda Chu Lai phải trả cho Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam số tiền 2.800 tỷ đồng, Công ty cổ phần Dịch vụ hỗ trợ và phát triển đầu tư (IOC) phải trả cho Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam số tiền 680 tỷ đồng, Công ty Chí Thành phải trả chi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam số tiền 250 tỷ đồng, Công ty Nhà Vinahouse phải trả cho Ngân hàng TMCP Đại Dương số tiền 156 tỷ đồng…
Thứ hai: Cơ quan THADS, Thủ trưởng cơ quan THADS chủ động, kịp thời báo cáo, tham mưu Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp để tranh thủ sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và sự phối kết hợp của các ban ngành có liên quan trong công tác thi hành án cũng như động viên, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án nhằm làm giảm việc khiếu nại trong thi hành án dân sự.
Thứ ba: Đối với các vụ việc có vướng mắc từ bản án, quyết định của Tòa án cần chủ động có văn bản yêu cầu giải thích và tích cực bám sát kết quả giải quyết của Tòa án, trả lời của các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thi hành kịp thời vụ việc ngay khi có kết quả giải quyết; trường hợp đã có văn bản yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ, dẫn đến việc giải quyết khiếu nại kéo dài cần công khai cho công luận biết.
Thứ tư: Đối với những vụ việc khiếu nại đã được kiểm tra, rà soát giải quyết xong, đảm bảo đúng quy định của pháp luật thì cần chấm dứt giải quyết; có văn bản kết luận rõ ràng, trả lời đương sự, trả lời cơ quan đã chuyển đơn và cơ quan bao chí về việc chấm dứt khiếu nại.
Thứ năm: Chủ động, tích cực tăng cường kiểm tra, thẩm tra trực tiếp các hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên đang tổ chức thi hành án, trường hợp phát hiện sai phạm trong việc tổ chức thi hành án thì cần có biện pháp xử lý, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, hạn chế hậu quả xảy ra. Khi kiểm tra, nếu có phát hiện sai phạm thì thực hiện việc kiểm điểm, nhắc nhở nghiêm túc, nếu có xảy ra sai sót nghiêm trọng phải thực hiện xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, kể cả thực hiện việc bồi thường của nhà nước.
Thứ sáu: Có kế hoạch dài hạn, cụ thể để tăng cường kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất đối với các đơn vị mà Thủ trưởng chưa phát huy được vai trò của người
đúng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, có nhiều khiếu nại vượt cấp, trong đó tập trung kiểm tra các Chi cục có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
Thứ bảy: Thường xuyên thực hiện công tác báo cáo định kỳ, tăng cường họp giao ban để thông qua đó rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời đối với những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chỉ đạo, kết hợp vơí việc hướng dẫn, đôn đốc