Hàm toán học

Một phần của tài liệu bài giảng microsoft excel 2003 (Trang 130 - 144)

• b Hàm DATEVALUE Cú pháp: DATEVALUE(date_text)

3.3 Hàm toán học

a. Hàm ABS

Cú pháp: ABS(number)

Ý nghĩa:

Trả về giá trị tuyệt đối của số number. Ví dụ:

b. Hàm EXP

Cú pháp: EXP(number)

Trong đó:

number là số mũ của cơ số e. Hằng số

e=2.71828182845904 là cơ số của logarit tự nhiên. Ý nghĩa:

Trả về e lũy thừa number. Ví dụ:

c. Hàm INT

Cú pháp: INT(number)

Ý nghĩa:

Trả về số nguyên lớn nhất không nhỏ hơn number. Ví dụ:

d. Hàm MOD

Cú pháp: MOD(number, divisor)

Ý nghĩa:

Trả về số dư của phép chia nguyên của số number cho divisor.

Ví dụ:

e. Hàm ROUND

Cú pháp: ROUND(number, num_digits)

Ý nghĩa:

Làm tròn số number với độ chính xác đến con số thứ num_digits.

Ví dụ: Ô A1 chứa số 347645.546, khi đó: = ROUND(A1,0) cho kết quả 347646 = ROUND(A1,2) cho kết quả 347645.55 =ROUND(A1,1) cho kết quả 347645.5 =ROUND(A1,-3) cho kết quả là 348000

f. Hàm SQRT

Cú pháp: SQRT(number) Ý nghĩa:

Trả về giá trị căn bậc hai của số number Ví dụ:

g. Hàm SUM

Cú pháp: SUM(number1, [number2], …)

Ý nghĩa:

Tính tổng của dãy số number1, number2, … Ví dụ:

h. Hàm SUMIF

Cú pháp: SUMIF (range, criteria, [sum_range]) Trong đó:

range là vùng ô để so sánh với tiêu chuẩn (điều kiện) criteria.

criteria là điều kiện tính tổng, có thể là số, chữ hoặc biểu thức. Quyết định ô nào trong vùng sum_range sẽ được tính tổng.

sum_range là vùng sẽ được tính tổng. Các ô trong vùng sum_range chỉ được cộng vào nếu các ô tương ứng với nó trong range thỏa mãn điều kiện criteria.

Lưu ý: Hàm SUMIF chỉ tính tổng theo một điều kiện. Nếu cần tính tổng theo hai điều kiện trở lên phải dùng công thức mảng hoặc hàm DSUM (xem phần hàm cơ sở dữ liệu).

Ví dụ: Cho bảng tính trong ví dụ sau:

i. Hàm TRUNC

Cú pháp: TRUNC(number, [num_digits])

Ý nghĩa: Lấy phần nguyên của số number bằng cách cắt xén phần thập phân, phần phân số hoặc một phần của nó. Ví dụ:

=TRUNC(474.546,0) trả về kết quả 474.

=TRUNC(474.546,2) trả về kết quả 474.54 (trong khi đó hàm =ROUND(474.546,2) cho kết quả 474.55).

3.4 Hàm logic

a. Hàm AND

Cú pháp: AND(logical1, [logical2],…)

Ý nghĩa:

Cho kết quả TRUE (đúng) nếu tất cả các biểu thức đều là TRUE, cho kết quả là FALSE (sai) nếu có ít nhất một biểu thức logic có giá trị là FALSE.

Ví dụ:

=AND(5>3, 6>4) cho kết quả là TRUE =AND(5>3, 6<=4) cho kết quả là FALSE

b. Hàm IF

Cú pháp:

IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false])

Ý nghĩa: Trả lại giá trị ghi trong value_if_true nếu

logical_test là TRUE và giá trị ghi trong value_if_false nếu trong trường hợp ngược lại. Hàm IF có thể lồng nhau đến 7 cấp.

Ví dụ: Ô A2 có giá trị 50. Khi đó:

=IF(A2<=100, “Nằm trong kế hoạch”, “Vượt kế hoạch”) sẽ trả về giá trị là chuỗi “Nằm trong kế hoạch”.

c. Hàm NOT

Cú pháp: NOT(logical)

Ý nghĩa:

Thay đổi giá trị TRUE thành FALSE và ngược lại. Ví dụ:

=NOT(1+1>2) trả về TRUE =NOT(TRUE) trả về FALSE

d. Hàm OR

Cú pháp: OR(logical1, [logical2], …)

Ý nghĩa:

Cho kết quả là TRUE (đúng) nếu một trong các biểu thức logic có giá trị là TRUE, cho kết quả là FALSE (sai) nếu tất cả các biểu thức là FALSE.

Ví dụ:

=OR(LEFT(“Welcome”,2)=“We”, LEN(“Welcome”)<>7) trả về TRUE

Một phần của tài liệu bài giảng microsoft excel 2003 (Trang 130 - 144)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(174 trang)