CẢI THIỆN HIỆU NĂNG HỆ THỐNG FSO ĐIỂM-ĐIỂM SỬ DỤNG GIẢ

Một phần của tài liệu Luan-an-tien-si-PTTHien24.10.2016 (Trang 97 - 100)

PHÁP KẾT HỢP6

Như phân tích trong các mục 3.2 và 3.3, việc sử dụng kỹ thuật chuyển tiếp đã giúp cải thiện đáng kể hiệu năng của các hệ thống FSO. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiễu loạn mạnh và lệch hướng đồng thời khi cần truyền dẫn tốc độ cao, việc sử dụng kỹ thuật chuyển tiếp kết hợp với các kỹ thuật cải thiện hiệu năng khác là cần

thiết. Trong luận án này, nghiên cứu sinh đề xuất sử dụng kết hợp kỹ thuật chuyển tiếp với kỹ thuật phân tập không gian và điều chế M-PPM [C5]. Như đã phân tích ở Chương 1, M-PPM là phương thức điều chế đơn giản (điều chế cường độ), có hiệu quả sử dụng năng lượng cao (năng lượng được tập trung trong khe thời gian M-PPM nên công suất đỉnh cao) do đó giúp giảm công suất phát yêu cầu. phù hợp với việc điều chế nguồn laser, không yêu cầu tách sóng ngưỡng tối ưu như trong OOK. Đồng thời các hệ thống FSO sử dụng dải tần quang, có băng tần rộng do đó có thể đáp ứng được yêu cầu của M-PPM. Kỹ thuật phân tập không gian sẽ giúp cải thiện hiệu năng và dung lượng của hệ thống. Hạn chế của kỹ thuật phân tập không gian là yêu cầu đường truyền LOS. Tuy nhiên, khi kết hợp với kỹ thuật chuyển tiếp, hạn chế này sẽ được khắc phục.

Đã có một số nghiên cứu theo hướng sử dụng kết hợp các kỹ thuật cải thiện hiệu năng nhằm chống lại ảnh hưởng của nhiễu loạn mạnh và lệch hướng. Trong [143], các tác giả đề xuất sử dụng truyền dẫn MIMO và điều chế M-PPM. Việc kết hợp truyền dẫn chuyển tiếp và điều chế BPPM cũng đã được nghiên cứu trong [120]. Tuy nhiên, không giống như trong các hệ thống truyền dẫn sử dụng sóng RF, sự kết hợp giữa truyền dẫn chuyển tiếp và phân tập không gian chưa được nghiên cứu nhiều.

Việc sử dụng kỹ thuật MIMO trong các hệ thống FSO có tính thực tế không cao do hệ thống có cấu trúc phức tạp và đòi hỏi khoảng cách giữa các đầu phát phải đủ lớn để đảm bảo tính tương quan thấp giữa các tuyến truyền dẫn. Chính vì thế, trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh đề xuất sử dụng kỹ thuật SIMO hay còn gọi là kỹ thuật phân tập thu. Mỗi nút chuyển tiếp sẽ được trang bị nhiều đầu thu để tăng lượng công suất thu được trong điều kiện lệch hướng. Để kết hợp tín hiệu từ nhiều đầu thu, hai kỹ thuật kết hợp được đề xuất sử dụng là kết hợp độ lợi cân bằng (EGC) và kết hợp tỉ số cực đại (MRC). Kết quả của nghiên cứu sẽ đưa ra công thức tính BER của hệ thống đã đề xuất dưới ảnh hưởng của nhiễu loạn mạnh, lệch hướng, nhiễu nền và nhiễu nhiệt [C5].

Một phần của tài liệu Luan-an-tien-si-PTTHien24.10.2016 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w