CẢI THIỆN HIỆU NĂNG HỆ THỐNG FSO/CDMA SỬ DỤNG CHUYỂN

Một phần của tài liệu Luan-an-tien-si-PTTHien24.10.2016 (Trang 121 - 122)

Hiệu năng của hệ thống FSO/CDMA bị hạn chế do ảnh hưởng của nhiễu loạn khí quyển, gây ra bởi sự biến đổi chỉ số khúc xạ khí quyển do sự không đồng nhất về nhiệt độ và áp suất khí quyển [152]. Nhiễu loạn không khí cùng với nhiễu nền và nhiễu truy nhập đa người dùng (MAI) làm tăng tỉ số lỗi bit (BER) và hạn chế đáng kể cự ly truyền dẫn của hệ thống FSO/CDMA. Một số kỹ thuật đã được đề xuất để đối phó với vấn đề này bao gồm điều chế vị trí xung (PPM), mã hóa pha phổ và sửa lỗi theo hướng phát (FEC). Kỹ thuật PPM có một số ưu điểm là công suất phát thấp và tách sóng không cần ngưỡng [68], [95], [103], [105], [110]. Tuy nhiên, hệ thống FSO/CDMA dựa trên PPM yêu cầu phát xung hẹp do đó chịu ảnh hưởng đáng kể do sự dãn xung khi truyền dẫn tốc độ cao và cự ly dài như đã phân tích trong mục 4.2. Kỹ thuật CDMA quang mã hóa pha phổ giúp tăng cường hiệu quả sử dụng phổ và hiệu năng hệ thống [95], tuy nhiên kỹ thuật này tương đối phức tạp vì yêu cầu sử dụng nguồn phát và máy thu quang coherent. Các nghiên cứu trong [110] chỉ ra rằng FEC là một trong những biện pháp kỹ thuật tốt nhất để chống lại các ảnh hưởng của nhiễu loạn khí quyển, tuy nhiên sử dụng FEC trong các hệ thống truyền dẫn quang tốc độ cao sẽ làm tăng trễ và tính phức tạp do sự hiện diện của các khối mã hóa/giải mã.

Trong phần này, nghiên cứu sinh đề xuất sử dụng truyền dẫn chuyển tiếp để làm giảm ảnh hưởng của nhiễu loạn khí quyển trong các hệ thống FSO/CDMA [J5], [C6]. Bằng cách triển khai các nút chuyển tiếp, hiệu năng và khoảng cách truyền dẫn của các hệ thống FSO/CDMA sẽ được cải thiện. Ngoài ra, các nút chuyển tiếp sẽ giúp cho việc triển khai hệ thống được dễ dàng khi các bộ phát và bộ thu không có đường truyền tầm nhìn thẳng, vốn là yêu cầu bắt buộc của một tuyến truyền thông FSO. Cơ chế chuyển tiếp hay được sử dụng nhất trong các nút chuyển tiếp là cơ chế tách và chuyển tiếp mức bit (BDF). Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật BDF trong hệ thống FSO/CDMA chuyển tiếp rất phức tạp khi cần thiết phải tách sóng đa người dùng tại các nút chuyển tiếp. Do đó, nghiên cứu sinh đề xuất thay thế bằng cách sử dụng cơ chế tách và chuyển tiếp mức chip (CDF) [J5], [C6]. Trong hệ thống

FSO/CDMA sử dụng cơ chế CDF, các nút chuyển tiếp sẽ phát hiện các chip “1” hoặc “0”, dựa trên một giá trị ngưỡng và sau đó chuyển tiếp chúng tới nút tiếp theo mà không tác động đến mức bit của từng người dùng. Hơn nữa, việc sử dụng CDF có thể kết hợp dễ dàng với việc áp dụng bộ tách AND đã được sử dụng tại máy thu để chống lại ảnh hưởng của MAI [94].

Hiệu năng của hệ thống FSO/CDMA chuyển tiếp trên kênh nhiễu loạn không khí (được mô hình hóa bởi kênh pha đinh log-chuẩn) sẽ được khảo sát có tính đến các ảnh hưởng của các yếu tố lớp vật lý bao gồm MAI và nhiễu nền. Các ảnh hưởng khác của kênh truyền khí quyển bao gồm tổn hao khí quyển và suy giảm công suất do trải rộng chùm tia cũng được xét đến. Từ đó nghiên cứu sinh xây dựng công thức tính BER của hệ thống FSO/CDMA đã đề xuất; các kết quả mô phỏng số sẽ được phân tích theo các thông số khác nhau của hệ thống như công suất phát, số lượng nút chuyển tiếp, số lượng người dùng và cự ly truyền dẫn [J5], [C6].

Một phần của tài liệu Luan-an-tien-si-PTTHien24.10.2016 (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w