1.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán tài sảncố định trong doanh nghiệp
1.2.1 Kế toán chi tiết tài sảncố định trong doanh nghiệp
Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm TSCĐ theo nơi sử dụng TSCĐ. Yêu cầu quản lý TSCĐ của doanh nghiệp đòi hỏi phải có kế toán chi tiết TSCĐ. Đây là khâu quan trọng và phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán TSCĐ. Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cũng cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ tài sản cố định theo địa điểm sử dụng cũng như tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ. Phân bổ
chính xác TSCĐ, nâng cao trách nhiệm vật chất trong bảo quản và sử dụng TSCĐ. Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm:
- Lập và thu thập các chứng từ ban đầu liên quan đến TSCĐ trong doanh nghiệp: Hóa đơn GTGT, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ,...
- Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán: Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện ở thẻ TSCĐ (Mẫu số S23-DN). Thẻ TSCĐ do phòng kế toán lập khi TSCĐ bắt đầu xuất hiện tại doanh nghiệp. Thẻ được lập cho từng loại TSCĐ và được lưu ở phòng kế toán. Căn cứ lập thẻ TSCĐ gồm: bộ hồ sơ TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ,..
- Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các đơn vị, bộ phận quản lý sử dụng: Để theo dõi địa điểm đặt TSCĐ, tình hình tăng giảm TSCĐ do từng đơn vị, bộ phận phân xưởng hoặc phòng ban mỗi đơn vị sử dụng phải mở một sổ riêng – Sổ TSCĐ trong đó ghi TSCĐ tăng, giảm của đơn vị mình theo từng chứng từ, tăng, giảm TSCĐ theo trình tự thời gian phát sinh ngược. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ.