Bài học kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lự cở một số doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vu-Thanh-Long-QT1901N (Trang 30 - 31)

trong và ngoài nước

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong nước

Công ty Pepsico Việt Nam:

Để sử dụng và phát triển nguồn nhân lực một cách căn cơ, có chiến lược, doanh nghiệp phải có tầm nhìn và sự đầu tư đúng mức. Ông Lâm Văn Hải, Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Pepsico Việt Nam chia sẻ với Doanh Nhân kinh nghiệm quản lý nhân sự như sau: “Chúng tôi từng khảo sát suy nghĩ nhân viên và được biết có 80% nghỉ việc do môi trường chứ không phải lương thấp”

- Thứ nhất: Tạo cơ hội hoàn thiện.

Tổ chức sales của Pepsico được quản lý trên cơ sở vùng miền phù hợp với chiến lược phát triển của hệ thống phân phối. Ngoài ra, Pepsico có những công cụ để giúp từng nhân viên thiết lập mục tiêu kinh doanh, hiểu được công việc của họ từng ngày, từng tuần, từng tháng và đánh giá công việc rất rõ ràng.

Tuy nhiên, làm gì để tổ chức hoạt động hiệu quả thì đấy là một nghệ thuật. Luôn luôn phải tạo ra sự say mê, nhiệt tình cho nhân viên. Đây là yếu tố quan trọng nhất. Thứ hai là trình độ của người quản lý (manager). Nếu người quản lý không huấn luyện được nhân viên thì nhân viên làm việc không định hướng, không hiệu quả. Người quản lý không thiết lập được những mục tiêu cho từng thành viên trong nhóm thì không đánh giá được ai làm tốt, ai chưa tốt để động viên, khen thưởng, nhắc nhở.

- Thứ hai: Mất nhân sự là bình thường!

Tỉ lệ nhân viên nghỉ việc ở Pepsico rất thấp. Bản thân nhân viên thấy được đáp ứng nhu cầu nên họ kỳ vọng và phấn đấu. Mức độ đào thải thấp do được bố trí công việc phù hợp nhất. Hàng năm chúng tôi thực hiện hoán chuyển vị trí nhân sự, hoán chuyển cả địa bàn và công việc, để mỗi người đều có cơ hội phát huy tối đa năng lực. Ở Pepsico có những nhân sự cấp cao làm việc đã 15 năm. Trong 100 quản lý bán hàng, đa số có thời gian làm việc ở Pepsico là hơn 7 năm. Chúng tôi từng khảo sát suy nghĩ nhân viên và được biết có 80% nghỉ việc do môi trường chứ không phải lương thấp. Chính môi trường tạo cho nhân viên tinh thần làm việc để họ tự tin, sáng tạo, tâm huyết và tạo ra niềm đam mê. Công ty tạo mọi điều kiện để cho từng cá nhân tự nâng cấp trình độ. Tiền lương và thưởng là động lực thúc đẩy mọi người hoàn thành kế hoạch kinh doanh của

mình. Ở Pepsico chế độ tiền thưởng dành cho người ra thị trường nhiều hơn, chứ không phải là các nhà quản lý. Chúng tôi quan tâm đúng mức tới công sức từng người, năng suất của đội ngũ nhân viên của mình.

-Thứ ba: Người nào chỗ nấy.

Thực tế cho thấy nhiều ông chủ đã trở lại làm CEO. Nếu ai đó có suy nghĩ áp dụng “global lên local” là sai lầm. Mỗi cái hũ đều có cái nắp riêng, không thể đem nắp hũ lớn để đậy cái hũ nhỏ được. Cho nên, trong chính sách nhân sự, quan trọng nhất là sử dụng đúng người đúng việc.

Mặt khác, mỗi manager trong một công ty đa quốc gia được huấn luyện một cách có hệ thống, quản lý hệ thống. Khi họ chuyển qua môi trường khác (phần lớn công ty trong nước là công ty mang tính chất gia đình), ít nhiều việc quản lý sẽ không phát huy tác dụng. Mặc dù có thể nhận được hậu thuẫn rất lớn từ Chủ tịch HĐQT, nhưng chỉ cần Giám đốc tài chính mà thực tế là vợ của ông chủ không ủng hộ chẳng hạn, thì cũng khó thực hiện được kế hoạch hành động như lúc làm ở công ty đa quốc gia. Thực ra, những người này có tâm huyết, muốn góp phần để cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận kỹ năng quản trị hiện đại, nhưng mọi thứ đều phải có lộ trình, nóng vội đều có thể thất bại. Cho nên, đừng vội vàng xây dựng mới toàn bộ, không nên thay đổi quá lớn, mà trước mắt cần phải kêu gọi sự ủng hộ của đa số.

Một phần của tài liệu Vu-Thanh-Long-QT1901N (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w